Thế giới đang đứng trước khủng hoảng nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Có một nơi mà mọi thứ dừng lại như hóa đá ở thời điểm cách đây 31 năm, ngày 26/04/1986, và vĩnh viễn trở thành một vùng đất chết. Nơi ấy có thể làm chúng ta chấn động, đó là những gì mà thảm họa hạt nhân mang tới….
Ngày 12 tháng 2 năm 2017, tôi đã đi Ukraine. Để tới Chernobyl.
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ.
Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân của thế kỷ XX, xếp hạng 7, mức cao nhất về quy mô quốc tế các sự kiện hạt nhân (INES).
Vụ tai nạn làm dấy lên những lo ngại về sự an toàn trong ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân Xô viết, làm đình trệ sự phát triển của ngành này trong nhiều năm.
Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93.000 nhưng đã ghi trong bản báo cáo của họ rằng “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraina vụ tại nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ 1990 đến 2004.”
Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người.
Máy test độ phóng xạ ở vùng đất chết đã 31 năm rồi…
“Khi tôi nhìn thấy một đồ chơi thú nhồi bông, búp bê cũ hỏng trên giường, bản vẽ hoặc sách giáo khoa, bị thời gian, phóng xạ và bụi bặm hủy hoại, trái tim tôi đau nhói, nhớ lại những lời hứa dối trá của chính phủ khi đó rằng ngày mai mọi thứ sẽ tốt hơn…”
Tôi không viết ra đây để được người khác ngưỡng mộ. Tôi chỉ đơn giản viết để cho các bạn có thể trải nghiệm về thảm họa hạt nhân… Nhưng trên hết tôi viết cho chính mình. Để không quên. Để suy ngẫm về thời điểm hiện tại của thế giới chúng ta. Tôi như một ông già đang nhìn về quá khứ đau thương vẫn hiện diện ở đó, nhưng, tôi đang ở chính trong ngôi nhà của mình…
Những lời này có trọng lượng bởi vì tôi chính là người đã sống sót qua thảm họa đó.
Những người đã chứng kiến thảm họa, tôi nghĩ rằng bức xạ hạt nhân đã giết tất cả họ rồi. Tất cả. Những người mà người ta đã đẩy họ vào mà không hề thông báo, như lính cứu hộ Pripiat, hay là hàng trăm nghìn những người được kêu gọi để thu dọn thanh lý hiện trường mà không hề được bảo vệ. Tất cả đều đã chết.
Tất cả đều phải hy sinh vì một lý do. Để thảm họa không kéo theo 1 thảm họa khác.
Ở đây, người ta cảm nhận thấy mọi nơi, mọi thứ đều là một sự trống rỗng. Như một sự sống bị đột ngột dứt đứt một cách phũ phàng.
Ở đây, người ta chỉ nói về tai nạn và sự ngu muội của con người. Yếu kém, ngạo mạn, và ngu muội trong chuẩn bị, quản lý, hay thông tin về thảm họa. Nó đã từng là một kỳ quan của hành chính Xô Viết. Sự quan liêu vô lý ở mức đỉnh điểm thời đó. Và sự độc ác.
Để người dân không hoảng sợ, chính quyền đã tổ chức cho 900 em nhỏ chạy thi marathon xung quanh Nhà máy điện hạt nhân đã xảy ra vụ nổ, chỉ để chứng minh rằng không có chuyện gì quá nguy hiểm.
Toàn bộ những em bé đó, đã sống như không có chuyện gì xảy ra trong vòng…30 tiếng đầu. Còn bao nhiêu điều để nói về thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất thời đại chúng ta.
Đằng sau những chiếc ghế to ghế nhỏ im lặng tan nát của trường đại học, người ta vẫn còn tiếp tục tính đếm số người chết. Làm sao tính nổi thống kê nổi những cái chết từ thảm họa Tchernobyl?
Tôi vẫn còn nhớ trong đầu những lời phi lý của các nhà khoa học và chính trị Pháp, để trấn an chúng tôi, với sự chân thành giả tạo, rằng các đám mây phóng xạ sẽ dừng lại ở biên giới. Ồ những đám mây vô hình độc hại đó thật ngoan ngoãn vậy sao, lại phục tùng những nghị quyết của nghị viện?
Trong suốt 15 năm, cảnh sát địa phương khẳng định như đúng rồi rằng 2+2=5, rằng tổng cộng chỉ có 56 người chết. 56 !
Ở đó có những bóng ma của một thế giới đã không còn tồn tại nữa. Bóng ma của nguyên tử đầy quyền lực, nguyên tử chinh phục, nguyên tử bất khả chiến bại. Một thế giới không còn nữa nhưng những lời nói dối ngày hôm qua vẫn còn để lại hậu quả chua xót cho tới ngày hôm nay.
Cảm giác khi tôi ở đó thật kỳ lạ và chua xót. Đối diện với những tòa nhà và những vật dụng gia đình thường nhật bị bỏ rơi lăn lóc, cô đơn.
Trên mái của lò phản ứng số 4 nơi phát nổ, liều phóng xạ ước tính là “10.000 đến 12.000 rontgen mỗi giờ; khi chúng ta biết rằng liều gây tử vong là khoảng 400 röntgens trong một năm. Chỉ trong 2 phút thôi bạn sẽ nhận được một liều phóng xạ gây chết người”
Các cư dân của Pripyat, gần 50.000 người, đã sơ tán hơn một ngày sau vụ việc và vào ngày xảy ra vụ việc, còn hơn 900 trẻ em vẫn phải tham gia, như thể không có chuyện gì xảy ra, vào cuộc chạy đua hòa bình chạy quanh của nhà máy để chụp hình và đưa tin.
Giờ đây, các bạn gặp một dàn radar chống tên lửa khổng lồ bị bỏ rơi, những phòng nội trú vắng vẻ, nơi đồ chơi và búp bê bụi bậm vung vãi khắp nơi, trường học vắng bóng học sinh, các lớp học trống không, kính vỡ tan nát trong giá lạnh, sắt rỉ, và những căn phòng làm tổ cho cáo:
Vùng loại trừ và cách ly có diện tích tổng cộng 300.000 ha tức là 3000km2.
Trong số hơn 600.000 người tham gia dọn dẹp hiện trường bao gồm người Ukcraina, người Nga và người Belarus, có khoảng 60.000 người chết và 100.000 người tàn tật vĩnh viễn.
250.000 người ở Ucraina, Nga và Belarus đã phải di tản sau vụ việc
Chernobyl chào đón bạn với một khung cảnh xanh xám, sự tĩnh lặng lạnh lẽo, u tịch, thê lương, như trong một tập phim The Walking Dead (đi bộ tới cái chết). Chernobyl chào đón bạn với một lính canh kiểm soát khu vực.
3 giờ chạy xe từ Kiev, hướng Chernobyl
Đây cũng là một cơ hội để chứng kiến và tìm hiểu những ảnh hưởng của phóng xạ hạt nhân đã khiến hơn 200.000 dân được yêu cầu di tản ngay lập tức: nhà cửa, hồi ức, dấu mốc, kỷ niệm…để lại tất cả..
Chào mừng bạn đến vùng đất hậu – tận thế, chào mừng đến Ukraine, chào mừng đến Chernobyl.
Dành vài giây nghỉ ngơi và cố gắng hình dung thành phố, từ hình dáng trên bản đồ đến hình ành hiện thực: Nơi đây trông như thế nào? Mùi vị, màu sắc, động vật, thực vật nơi đây đều khiến tôi cảm thấy nỗi sợ hãi phủ kín bầu trời.
Tôi đang đối mặt với một dân tộc, một đất nước trải qua một trong những thảm hoạ tồi tệ nhất trong lịch sử của chúng ta.
Trách nhiệm phải ghi nhớ
Tôi không ở đây để thỏa mãn một sự tò mò không đúng chỗ và nó cũng không phải là chủ ý của các nhà tổ chức. Tôi ở đây để hiểu về sự quý giá của sự sống
Tôi ở đây để hiểu, để cảm nhận, để đặt chân lên quê hương mình một lần nữa, để tận mắt thấy được quy mô khổng lồ về sự ngu dốt và ngạo mạn của con người và về những gì hiện hữu trước mắt:
Tất cả phải bỏ đi, một vùng đất thánh không người.
Đây là dàn radar chống tên lửa khổng lồ bị bỏ rơi:
Một khu vực hoang vu
Đu quay khổng lồ không người:
Mùa lạnh không giúp được gì, phong cảnh trắng toát, đông cứng, mặt đất cũng khô cứng thù địch. Câu hỏi tôi tự đặt ra rất đơn giản: những vẻ bề ngoài này có nhầm lẫn không? Vào cuối chuyến đi chúng ta sẽ biết.
Phòng nội trú bỏ hoang:
Tác động của phóng xạ hạt nhân vẫn còn đó, nhưng các loài động vật và hệ thực vật đã biết thích ứng. Ta không thể chạm vào bất cứ thứ gì để tránh bị nhiễm xạ, nhưng bối cảnh rất đáng ngạc nhiên: Thiên nhiên tươi đẹp đã chống chọi để khôi phục. Gấu, sói, ngựa hoang.. là những chủ nhân của nơi này.
Một khu công viên cho trẻ nhỏ xưa kia, giờ chiếc xe vẫn còn nằm đó:
Trong khi chờ đợi, với đôi mắt mở to, sự nhỏ nhoi chưa từng có khi đối mặt với sự vĩ đại của thiên nhiên và lịch sử:
Tôi có thể tưởng tượng những âm thanh chói tai của tiếng còi báo động, các bạn biết cái tiếng đó được nghe vào mỗi thứ Tư đầu tiên của tháng, những tiếng gào thét của dân chúng, hốc hác và bị sốc vào thời khi thông tin còn rất hiếm hoi, còn TV thì không có sẵn.
Tôi vẫn không thể tưởng tượng được những hậu quả của một sự kiện tương tự. 31 năm sau, chúng tôi đang ở nơi mà thế giới và thời gian đã dừng lại. Cảm giác này khó mà tả nổi.
Giới truyền thông thế giới và các chính phủ đều đã nói dối người dân.
Trên thực tế, một thế giới bị dừng lại vào ngày 26 tháng 4 năm 1986.
Hãy tưởng tượng mức độ thông tin sai lệch ở mọi nơi. Ở Pháp, trong một bản tin thời tiết, người ta làm chúng ta thực sự tin rằng đám mây phóng xạ không bay vào biên giới nước Pháp.
Một chuyến đi khác thường thu hút ngày càng nhiều người
Năm 2015 có 5000 du khách, năm 2016 là 36.000 người, gồm kỹ sư, nhiếp ảnh gia và nhà quay phim, những người không ngần ngại đi đến khu vực cách ly của Chernobyl.
Tại sao họ đến đây?
- Để thấy thiên nhiên chống chọi hồi phục trước thảm họa như thế nào. Chúng ta biết rằng thiên nhiên luôn mạnh mẽ, nhưng nhìn thiên nhiên trong một bối cảnh như thế này rất ấn tượng.
- Trách nhiệm phải nhớ: Đây là một phần quan trọng trong lịch sử của chúng ta và đến đó sẽ cho ta cảm giác không thể giải thích được. Khi thế giới ngày nay đang đứng trước bờ vực của chiến tranh hạt nhân, khi Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6, khi những lời dọa dẫm chiến tranh hạt nhân là việc của các chính phủ, thì ai sẽ là người gánh chịu? Sẽ là tất cả chúng ta.
Hãy truyền đi thông điệp này, để mọi người mọi nơi đều thức tỉnh và trân quý sự sống.
Xuân Hà – Hà Phương Linh (Theo voyagerloin.com)
Xem thêm: