Các nhà thờ trong thời đại của đế chế La Mã chỉ hoạt động ngầm dưới lòng đất. Chỉ sau khi được sự công nhận của nhà nước, chúng mới được công khai xây dựng, từ đó các hình thức kiến trúc phù hợp với nơi tôn nghiêm này đã tự nhiên phát triển. Những nhà thờ thời Trung Cổ tuy vậy vẫn thừa hưởng kỹ thuật kiến trúc từ thời La Mã, khá nhiều còn do những người thợ La Mã xây dựng nên.

Nguồn gốc kiến trúc của nhà thờ thời Trung Cổ

Sau khi La Mã tách thành hai phần đông tây, các nhà thờ Cơ Đốc giáo cũng đi theo hai ngả do tính chất bất đồng trong tôn giáo. Nhà thờ Đông La Mã tượng trưng cho sự thống trị uy nghiêm của đế quốc, Nhà thờ Tây La Mã thì được thúc đẩy nhiều hơn bởi yếu tố đức tin, vì thế mà có ý nghĩa lớn hơn. Nhà thờ trong thời kỳ trước hầu như chỉ là một phòng khách lớn trong nhà dân, hay một ngôi miếu cổ bị bỏ hoang. Nhưng khi bắt đầu được xây dựng đàng hoàng, các nhà thờ đã có sẵn một mô hình kiến trúc truyền thống phù hợp, cũng là kiến trúc giáo đường mang lại sự gần gũi nhất, chẳng hạn cấu trúc Basilica.

Bản vẽ mặt phẳng của cấu trúc Basilica (Ảnh: marysrosaries)

Trong số những kiến trúc từ thời La Mã cổ đại, thường chỉ là một hình chữ nhật đơn giản, xung quanh có những cột trụ, đồng thời có một không gian rộng lớn ở giữa, thích hợp cho sức chứa được đông người. Đây là loại kiến trúc phổ biến, không chỉ dành cho nhà thờ, mà có thể là tòa án, hay một hội trường lớn cho nhân dân, vốn không có tác dụng giải trí hay tôn giáo. Vào thời gian sau đó, kiến trúc những tòa nhà hội nghị như vậy chịu ảnh hưởng của các miếu thờ, nên được thêm vào một nửa vòng tròn ở một đầu của toàn nhà, như dạng điện thờ.

Khi Cơ đốc giáo đã được thừa nhận công khai, những thay đổi về kiến trúc bên trong nhà thờ đã có sự thay đổi lớn, dần trở thành một kiểu kiến trúc thần thánh; những nhà thờ đều được đặt tên theo tên của thánh nhân. Nhà thờ Cơ Đốc giáo đầu tiên còn tồn tại đến nay là St. Paul (Basilica of Saint Paul Outside the Walls). Lối vào chính của nó là một khoảng không gian hình vuông được bao quanh bởi các hình cung nối bởi những chiếc cột.

Mặt tiền nhà thờ St. Paul (Ảnh: zhuanlan.zhihu)
Bên trong nhà thờ St.Paul (Ảnh: zhuanlan.zhihu)

Tiến vào chính giữa giáo đường, có thể cảm nhận một không gian lộng lẫy tráng lệ. Phần tường gồm ba tầng được trang trí tỉ mỉ, nửa phía trên là các cửa sổ. Trần nhà là những giàn gỗ được trang trí vô cùng tinh xảo.

Bên trong nhà thờ St.Paul (Ảnh: zhuanlan.zhihu)

Đối diện với cửa vào là một khu vực được tạo hình thành nửa vòng tròn, hay gọi là viên điện (Apse), bên trong được trang trí bởi bức bích họa bằng gạch men.

Kiến trúc Byzantine

Kiến trúc Byzantine lại là một phong cách kiến trúc xuất phát từ Constantinopolis, thủ đô của đế quốc Đông La Mã (hay còn gọi là đế quốc Byzantine), bắt đầu từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 15, tiêu biểu bởi các mái vòm hình tròn và các mái vòm có khoảng vượt lớn.

Đế quốc Byzantine đã mang di sản kiến trúc quy mô lớn từ La Mã cổ đại để xây dựng không gian cho các hoạt động tập thể của tín đồ tôn giáo, do đó tự nhiên mà tạo thành các nhà thờ tôn giáo của họ. Áp dụng tương tự với kiến trúc La Mã cổ đại, cấu trúc nửa hình tròn chồng lên nhau, cộng với biểu tượng của Pantheon, làm thành là kiến trúc tôn giáo của Hagia Sophia. Cũng có thể nói rằng nhà thờ có kiến trúc Byzantine là một nhà thờ thực sự thừa hưởng tinh thần của La Mã cổ đại.

Mái vòm của Pantheon (Ảnh: zhualan.zhihu)

Vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6 sau Công nguyên, Đế chế La Mã Đông và Tây được tách ra, nhưng cả hai bên đều tin vào Kitô giáo, Tây La Mã sử dụng đại hội đường hình chữ nhật, còn Đông La Mã thì bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Đông. Văn hóa Trung Đông không có khái niệm về một tòa nhà hình chữ nhật, vì vậy khi văn hóa Trung Đông từ từ xâm nhập vào kiến trúc Đông La Mã, việc xây dựng mái vòm cho nhà thờ bắt đầu xuất hiện. Ban đầu Tây La Mã cũng có loại kiến trúc nóc tròn, nhưng là nóc tròn trên khung nhà tròn, hoặc hình bát giác trên khung nhà hình bát giác, trong khi Đông La Mã là lấy nóc tròn đặt lên khung nhà vuông. Vì vậy kiến trúc của hai bên đã có sự khác biệt cơ bản.

Đông La Mã ồ ạt áp dụng kiến trúc mái vòm với hầu như các công trình lớn, những tòa nhà lớn có bố trí mái vòm giao nhau tại trung tâm, cộng thêm một số bề mặt cong, được thiết kế thêm cửa sổ theo dạng vòm hay trên các mái. Đây là một phương pháp bố trí khá hợp lý, có thể đưa ánh nắng xuyên vào chính điện cũng như thoát hơi nóng từ trong phòng. Tuy nhiên, người La Mã cảm thấy thiết kế như vậy với một nhà thờ vẫn là chưa đủ, vì thể nhà thờ Pantheon của họ đã được thiết kế có một lỗ sáng ở chính giữa mái vòm, tượng trưng cho sự câu thông của các tín đồ với bầu trời và các vị thần.

(Ảnh: zhuanlan.zhihu)

Khái niệm về không gian được tập trung trên mái vòm, phát triển thành một dạng kiến trúc độc đáo, có tác động to lớn đến lịch sử kiến trúc của thế giới, trải rộng trên vòng tròn văn hóa của các chính giáo, Chẳng hạn như kiệt tác nhà thờ Hagia Sophia được xây dựng trong 552-557.

“Hagia Sophia” có nghĩa là “trí huệ thần thánh”. Vào thời điểm đó, cần tới 10.000 công nhân và thời gian sáu năm để hoàn thành nhà thờ này. Nó đã đặt thành công một mái vòm lớn vào cấu trúc hình vuông (đường kính 32,6 mét và cách mặt đất gần 55 mét). Thách thức ở đây chính là làm thế nào để phù hợp vòng tròn của mái vòm với cấu trúc hình vuông phía dưới mà nó bao phủ.

Bản vẽ nhà thờ Hagia Sophia (Ảnh: zhuanlan.zhihu)
Nhà thờ Hagia Sophia (Ảnh: zhuanlan.zhihu)

Các kiến trúc sư đã thiết kế bốn vòm hình bán nguyệt trên các cột trụ ở bốn góc của hội trường trung tâm, điều đáng chú ý là có nhiều cửa sổ quanh mái vòm, để khi nhìn từ bên trong nhà thờ, mái vòm dường như trôi nổi trên không trung mà không cần bất kỳ sự chống đỡ nào, đặc biệt là có ánh sáng dồi dào, tạo ra một bầu không khí linh thiêng cho nhà thờ.

Năm 1453, khi người Thổ chiếm được vùng đất này, nhà thờ Hagia Sophia đã được biến đổi thành nhà thờ Hồi giáo, với bốn tháp canh được thêm vào.  Ngày nay Hagia Sophia đã trở thành một bảo tàng nổi tiếng thế giới.

Kiến trúc Romanesque

Khoảng cuối thế kỷ thứ 10, khi nghệ thuật Byzantine đã được lan truyền khắp châu Âu, một nghệ thuật khác cũng dần được hình thành tại Tây Âu và tiếp tục phát triển tới thế kỷ thứ 12. Đây là nghệ thuật Romanesque. Nó cũng liên quan đến sự phát triển của tôn giáo. Trong một ý nghĩa nào đó, nghệ thuật La Mã vẫn là một đỉnh cao trong phong cách phi thực tế của toàn bộ thời Trung Cổ.

Lễ đường rửa tội San Giovanni Baptistry (Ảnh: zhuanlan.zhihu)

Nghệ thuật Romanesque kết hợp nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, bao gồm nghệ thuật cận Đông, nghệ thuật La Mã và nghệ thuật Byzantine. Nó không phải là sự phục hồi hoặc hồi sinh của nghệ thuật La Mã cổ đại. Nói chung, theo một số quan điểm nó là tiền thân của nghệ thuật Gothic. Phong cách Romanesque nhằm mục đích thể hiện sự vinh quang của thượng đế qua việc xây dựng nhà thờ, nó được nhấn mạnh rằng tất cả các chi tiết kiến trúc thuộc về một mô hình thống nhất. Do đó, kiến trúc Romanesque là loại kiến trúc vô cùng nghiêm túc. Nó giống như một bài thánh ca không được phép sửa lại. Các đặc điểm kiến trúc cụ thể của nó gồm: hầm tròn, tường đá dày, cột góc lớn, cửa sổ hẹp và đường thủy bình.

Mài vòm phía trong Lễ đường rửa tội San Giovanni Baptistry (Ảnh: zhuanlan.zhihu)

Lễ đường rửa tội San Giovanni Baptistry đối diện với Giáo hội Công giáo Florence là kiến trúc Romanesque nổi bật nhất của Ý; với thiết kế cổ điển đơn giản và thanh lịch của nó đã tạo ra một khái niệm kiến trúc cho Florence. Bên ngoài của lễ đường là một mái gồm tám hình tam giác, mỗi mặt đều có thiết kế ba hình vòng cung, một lối vào ở phía đông, một ở phía nam và một ở phía bắc, với thánh đường hình bầu dục ở phía tây.

Các hình dạng hình học đơn giản không chỉ phân biệt giữa cửa ra vào, cửa sổ và mặt tường, mà còn nhấn mạnh kết cấu cao thẳng đứng và trang trọng của tòa nhà.

Cổng Trời, Cổng Rửa tội San Giovanni, Gilbertti (Ảnh: zhuanlan.zhihu)

Kiến trúc Romanesque thực sự là một nền tảng mới về chạm khắc những mẫu hình mới; những loại tranh khảm và tranh tường của kiến trúc Byzantine đều đã được thay thế.

Mài vòm phía trong Lễ đường rửa tội San Giovanni Baptistry (Ảnh: zhuanlan.zhihu)

Nhìn vào bên trong tòa nhà, Chúa Kitô trên đỉnh cao là hình ảnh lớn nhất và nổi bật nhất, cùng với nhiều hình ảnh khác, tỏa sáng trong màu vàng lấp lánh, như thể có thể vươn lên bầu trời cao nhất, trung tâm của đỉnh cao vẫn là lỗ tròn đóng vai trò cung cấp ánh sáng, quan trọng hơn là nó tăng cường sức mạnh tượng trưng cho bầu trời của lễ đường. Các cửa sổ xung quanh giúp làm tăng ánh sáng, giảm sức nặng gây ra bởi các kiến trúc khảm nạm xung quanh và cũng truyền tải một bầu không khí thiêng liêng phi thường đến tận đỉnh cao; khi có hiệu ứng ánh sáng sẽ rất nổi bật.

Theo zhuanlan.zhihu.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

videoinfo__video3.dkn.tv||4e9cbeafb__