Sau khi kiến trúc nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa cổ đại được truyền vào Thái Lan, nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới kiến trúc cung điện cùng chùa chiền nơi đây. Những tòa cung điện lộng lẫy xinh đẹp hay những ngôi đền ngôi chùa Phật giáo trang nghiêm của Thái Lan có mang hơi thở phong cách Trung Hoa cổ.

Những bức chạm khắc đá cao lớn tuyệt đẹp, những mái ngói lưu li lóe lên tia sáng chói, mái cong của điện đường v.v. giống như một thiên cung xuất hiện nơi nhân gian. Ngoài lối kiến trúc quy mô lớn theo phong cách Trung Hoa, nơi đây còn xuất hiện các cuốn cổ thư, văn tịch được tìm thấy ở hoàng cung Thái Lan.

1. Những cung điện mang phong cách Trung Hoa

Đại hoàng cung Grand Palace

Đại hoàng cung Grand Palace (Ảnh: Andy Marchand/Wikimedia Commons)

Đại hoàng cung Grand Palace, nằm ở quận Bangnao, Bangkok, Thái Lan, là một trong những báu vật của kiến trúc nghệ thuật cung đình phương Đông, được xây dựng trong vương triều Chakri. Triều đại Chakri được kiến lập năm 1782 bởi “Rama I”. “Rama I” là tên của một hoàng tử trong thần thoại Ấn Độ, mang theo ý nghĩa của thiên mệnh. Sau khi Rama I (1737 – 1809) lên ngôi, ông chuyển thủ đô đến Bangkok và ra lệnh xây dựng đại hoàng cung Grand Palace.

Rama I là vị vua đầu tiên của triều đại Chakri ở Thái Lan, trị vì từ năm 1782 đến năm 1809 (Ảnh: epochtimes)

Đại hoàng cung Grand Palace hàm chứa rất nhiều yếu tố Trung Hoa, bốn phía được bao quanh bởi những bức tường rào màu trắng, cao đến 5 mét, được mô phỏng theo Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh. Phía trước tẩm cung của vua Rama IV (1804 ─ 1868) và vua Rama VI (1880 ─ 1925 năm), đều có một câu đối tiếng Hán, bên trong câu đối là tám bức phú, ví dụ như “Long phi phượng vũ đồ”, “Bát tiên quá hải”, “Quan Âm tống tử đồ” v.v. Những cánh cửa sổ trong cung đình không chỉ phỏng theo hình dáng cửa sổ Trung Hoa, mà ngay cả hoa văn dạng cũng có thể nhận thấy có nguồn gốc Trung Hoa, ví như uyên ương, hoa sen, hoặc chim hỉ thước đùa giỡn trên cây mai.

Cả bên trong lẫn bên ngoài hoàng cung có rất nhiều pho tượng điêu khắc, trông rất giống những văn thần võ tướng cổ đại Trung Hoa, có bức được khắc y phục giống như y phục thời nhà Thanh, đang trấn thủ kho báu nghệ thuật này.

Đại hoàng cung Grand Palace (Ảnh: Ninara/flickr)
Tương tại Hoàng cung mang hình thức dáng dấp Trung Hoa(Ảnh: epochtimes)

Liên quan đến lai lịch của những pho tượng này, có một truyền thuyết cho rằng: các thương nhân Thái Lan ở trong nước sau khi mua hàng hóa, sẽ thông qua đường thủy chở đến nước Thái. Vì trên biển sóng gió quá lớn, vì để trấn giữ hàng hóa hay xua đuổi tà ma, mà những thương nhân đã mua các pho tượng lớn để đặt thuyền. Bởi những pho tượng này được tạo tác thủ công tinh mỹ, trông vô cùng sống động nên quốc vương Thái Lan mua lại loại tượng đá này để trưng bày trong hoàng cung.

Cung điện mùa hè Bang Pa-In

Đình nghỉ mát của Cung điện Bang Pa-In (Ảnh: J Harrison/Wikimedia Commons)

Cung điện mùa hè Bang Pa-In (hay còn gọi là Hành cung Bang Pa-In, Bang Pa-In Royal Palace), nằm ở xã Ban Len, huyện Bang Pa-In, cách thành phố Ayutthaya 18km, Thái Lan. Trong cung điện Bang Pa-In có một tòa điện Thiên Minh (Wehart Chamrunt), là một tòa điện mang kiến trúc Trung Hoa. Toàn điện này được xây cất năm 1889, được xây dựng theo kiến trúc gỗ truyền thống và do một nhà quý tộc người Hoa bỏ vốn xây dựng. Trên nóc nhà có các hình ảnh song long hí châu (hai rồng đùa với hạt châu), đan phượng triều dương (phượng hoàng hướng về phía mặt trời) v.v với ý nghĩa trấn thủ cung đình, xua đuổi tà linh. Sau khi điện Thiên Minh được xây dựng xong, nhà quý tộc đã hiến tặng cho vua Rama V (1853 – 1910).

Lối vào chính của tòa điện có treo một tấm biển, được viết bằng hai thứ tiếng Trung và Thái, gồm ba chữ lớn “Thiên Minh điện”. Phía trong điện có rường cột chạm trổ, tất cả đều mang đậm phong cách Trung Hoa. Những bức vẽ trong điện mang ý nghĩa bảo vệ vua Thái Lan đều mang trang phục triều đình nhà Thanh, cùng với những đồ gốm sứ từ thời nhà Minh, Thanh được bày trí xung quanh. Bình hoa, bàn ghế, dụng cụ pha trà, gạch lát đều là phong cách Trung Hoa. Năm 1919, vua Rama VI đã ra lệnh chế tạo 17 tấm bình phong, tất cả cao đến 5 thước, mỗi bình phong đều được viết 9 bài thơ cổ Trung Quốc.

Theo “Trung ngoại văn hóa giao lưu sử ” có ghi, trong hội trường chính của Thiên Minh điện treo câu đối khắc gỗ tiếng Hán, được viết bởi các danh gia cổ đại Những đồ gốm cổ nổi tiếng của Trung Quốc. Các ký tự Trung Quốc hay chữ viết tay của Hoàng đế Thái Lan vẫn còn đó. Tủ sách trong điện này còn lưu giữ các cuốn “Tam Quốc diễn nghĩa”, “Liệt quốc chí” v.v.

Họa tượng vua Rama IV mặc trang phục nhà Thanh (Ảnh: epochtimes)
Nội điện Thiên Minh (Ảnh: Balou46/Wikimedia Commons)
Nội điện với những bình phong và đồ sứ (Ảnh: Gisling/Wikimedia Commons)
Nội điện với bàn ghế Trung Hoa (Ảnh: Gisling/Wikimedia Commons)

2. Yếu tố Trung Hoa trong các chùa chiền Thái Lan

Vua Thái Rama III (1788 – 1851) vô cùng yêu thích văn hóa và nghệ thuật Trung Hoa, ông mạnh dạn tiến cử các kỹ thuật kiến trúc Trung Hoa để xây dựng đền thờ, chùa miếu. Vì được thúc đẩy nên các chùa chiềnThái Lan đã mang nhiều yếu tố Hoa Hán. Dưới đây là một số ví dụ.

Vương Tử tự (Wat Ratcha Orasaram)

Wat Ratcha Orasaram nằm ở quận Chom Thong, thủ đô Bangkok, là ngôi chùa dành riêng cho vua Rama III. Khi vua Rama II trị vì, ông là vương tử thứ 3, đảm nhiệm chức bộ trưởng tài vụ kiêm quản ngoại giao. Có một lần, ông được lệnh dẫn đầu quân đội để ngăn chặn quân đội Miến Điện có thể xâm chiếm, ông đã ngủ bên ngoài điện Chom Thong và dựa theo cuốn binh pháp Thái Lan “Tamra Pichai Songkhram” để cử hành một lễ vẩy nước. Sau đó quân Miến Điện không thấy tới xâm phạm nước Thái nữa. Vì để báo đáp sự che chở của thần linh, vương tử (cũng là vua Rama thứ III) chủ trì tu sửa điện Chom Thong; sau đó khi lên ngôi, ông đổi tên thành “Vương Tử tự”.

Lối vào “Vương Tử tự” là một cổng tò vò kiểu dáng Trung Hoa, được trấn thủ bởi một đôi sư tử đá. Mái nhà của Đại hùng bảo điện trong ngôi tự được bao phủ bởi những miếng ngói vòng cung của Trung Hoa, mái nhà được trang trí bằng văn dạng song long hí châu và những bức bích họa trong tự đều mang phong cách Trung Hoa cổ đại.

Cổng chào với phong cách Trung Hoa (Ảnh: Heinrich Damm /Wikimedia Commons)
Cổng chào với phong cách Trung Hoa (Ảnh: epochtimes)

Chùa Phật Ngọc

Chùa Phật Ngọc, còn được gọi là chùa Hộ Quốc, được xây dựng vào năm 1784, thuộc về Tu viện Hoàng gia, nằm trong phạm vi Đại hoàng cung Bangkok. Quốc bảo của chùa là là một pho tượng Phật bằng ngọc bích. Theo lịch sử của Thái Lan ghi chép lại, năm 1434, một bức tượng thạch cao lớn ở Chiang Rai, miền bắc Thái Lan, đột nhiên vỡ nứt, mọi người phát hiện bên trong chưa một pho tượng Phật bằng ngọc, chính là pho tượng được cất giữ tại đây. Tượng Phật ngọc bích cao 66cm, rộng 48cm và được mài từ ngọc nguyên khối mà thành.

Chùa Phật Ngọc ở Bangkok, Thái Lan (Ninara / Wikimedia Commons)

Bên ngoài chùa Phật Ngọc có một bức tượng Kim Cương hộ pháp uy nghiêm hùng vĩ. Trong đại điện, trưng bày hai bình sứ lớn, là bình sứ Cảnh Thái Lam, được chở từ trong nước Trung Hoa Thanh triều tới nước Thái, hiện nay vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.

Tượng Kim Cương hộ pháp tại chùa Phật Ngọc (Ảnh: Saad Akhtar/Wikimedia Commons)

Những bức bích họa của chùa Phật Ngọc miêu tả những câu chuyện Phật giáo. Đặc biệt, những bức tranh đầy màu sắc trên bức bình phong của sảnh chính miêu tả câu chuyện “Tam quốc diễn nghĩa”. Nếu như hoàng gia không phải đặc biệt yêu thích văn hóa Trung Hoa, phong cách này khó có thể xuất hiện tại nơi đây.

Trong Đền Phật Ngọc, có không ít những tượng thần được chạm khắc bằng đá. Ở đây chúng ta cũng có thể nhìn thấy nghệ thuật sứ khảm của Trung Hoa, được trang trí bằng sứ màu, tạo hình thành hoa mai, hoa cúc, hoa mẫu đơn hay các loài chim để tạo thành một bức tường sống động tràn ngập hoa điểu.

Long Liên thiện tự

Chùa Long Liên được dựng lên trong thời kỳ Quang Tự của triều đại nhà Thanh. Chùa Long Liên còn được gọi là “Long Liên thiện tự” nằm ở quận Pom Prap, thủ đô của Thái Lan, là Phật tự của Đại thừa Phật giáo (Ảnh: epochtimes)

Tọa lạc tại Bangkok, Wat Mangkon Kamalawat còn được gọi là “Long Liên thiện tự”, là ngôi chùa Phật giáo kiểu Trung Quốc lớn nhất ở Thái Lan, được xây dựng vào năm 1871. Trong năm đầu tiên Đồng Trị, triều đại nhà Thanh (1862), ông được pháp sư dẫn tới phía nam tới nước Thái. Để thực hiện mong muốn của pháp sư và cũng cảm kích trước tấm lòng của vua Rama V mà ông đã cho xây dựng ngôi đền này.

Tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc sản xuất rất nhiều hạt sen rồng. Hạt sen rồng thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, có chức năng làm thanh tâm dưỡng tâm, sáng mắt v.v .. Chúng cũng có thể được dùng làm thức uống giải khát. Vào thế kỷ 19, hạt sen rồng được những người nhập cư Trung Quốc đưa vào nước Thái và trở thành một mặt hàng được ưa chuộng tại địa phương. Long Liên tự được đặt theo tên của nó, vua Thái Lan đã tự mình đặt tên cho ngôi chùa.

Ngôi chùa được trang trí theo phong cách Trung Hoa, bước vào là sơn môn, bên trái bên phải gồm có tứ đại thiên vương, điển hình là tượng thần Kim Cương hộ pháp trợn mắt, chính giữa chùa có tượng Phật Di Lặc ngồi, miệng cười. Ngôi chùa còn có một gian thuốc bắc, trên trong thờ phụng thần y Hoa Đà.

Lê Minh tự

Tháp chính Wat Arun, Thái Lan (Ảnh: epochtimes)

Ngoài ra, ở quận Bangkok Yai, thủ đô Bangkok còn nổi tiếng với “Lê Minh tự” (Wat Arun), bởi việc bảo tồn nguyên vẹn được hơn 300 bức tượng đá chạm khắc nguồn gốc Trung Quốc. Ở trong đền thờ, mọi người có thể nhìn thấy tượng đá bát tiên, hay ba pho tượng phúc lộc thọ. Người ta cho rằng, hoàng thất Thái quốc cùng các thương gia đã đưa một một số lượng lớn các bức tượng chạm khắc đá từ Trung Quốc về để trang trí cho cung điện và đền chùa ở Thái.

Vào thời điểm đó, khi thế giới liên tục biến đổi, nghệ thuật kiến trúc đã di cư trong im lặng, với ngôn ngữ độc đáo của nó, đã nói với thế giới về nền văn hóa vang dội từ hàng trăm hàng ngàn năm trước của một Trung Hoa trác tuyệt. Từ nghệ thuật khảm sứ đến nghệ thuật chạm khắc được hiện hữu trên khắp cung đình và đền chùa Thái Lan.

Kỳ lân, rồng, sư tử v.v. cùng những muông thú được khắc trên đá, đứng trên mảnh đất xa lạ nhưng vẫn thể hiện được hơi thở của quê hương. Hoa cúc, hoa mai, mẫu đơn cùng những đồ án hoa cỏ cổ kính, cũng ở đây mà nở rộ. Khí thế hiên ngang của tượng đá văn thần võ tướng Trung Hoa. Phật Di Lặc, bát Tiên, Phúc Lộc Thọ như để bảo vệ tín ngưỡng và là nơi che chở cho con dân. Tại thời điểm văn hóa truyền thống Trung Quốc đang hồi sinh này, chúng ta hãy phủi đi lớp bụi phong trần để đi về quá khứ, cùng làm nó tái xuất một lần nữa.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch