La Romanesca là tác phẩm đẹp kinh điển thế giới của nghệ sĩ guitar tài danh Fernado Sor, có cấu trúc giàu kịch tính và tương phản, khiến thính giả liên tưởng mạnh mẽ đến những tác phẩm Polonaise của Ogiński. Tác phẩm tuyệt đẹp này được đạo diễn Vườn Sao Băng khai thác làm nhạc chủ đề của phim…
Với giai điệu chính vang lên tha thiết, tác phẩm đã lột tả thành công sự cô đơn, nỗi nhớ, và tình yêu, những yếu tố đã thổi bùng lên sự lãng mạn tuyệt vời của âm nhạc, và ngược lại, âm nhạc có làm vơi đi nỗi nhớ hay sự cô đơn ấy không? Đó là câu hỏi dành cho thính giả.
La Romanesca – Fernando Sor
Clip là bản tam tấu với 3 loại nhạc cụ: Violon, Chitarra, Violon cello, với sự thể hiện của:
- Violino: Alberto Poli
- Chitarra: Marco Corsi
- Violoncello: Paola Trapè
Vườn sao băng
Bộ phim bắt đầu với sự may mắn của cô nàng JanDi khi tình cờ được trở thành học sinh của trường trung học danh tiếng Shinhwa, và tại đây cô đã đụng độ với nhóm F4.
F4 là nhóm 4 chàng trai nhà giàu và có thế lực nhất trường, gồm có: Goo Jun Pyo – người thừa kế của tập đoàn lớn nhất hàn quốc Shinhwa,Yoon ji hoo- cháu của cựu tổng thống hàn quốc, nghệ nhân gốm nổi tiếng – So Yi Yung, và con trai gia đình xã hội đen Song Woo Bin.
Trong 1 lần bảo vệ bạn của mình, Jandi đã chọc giật thủ lĩnh của F4 – Junpyo, vì thế cô trở thành mục tiêu trêu chọc của học sinh trong trường.
Tuy nhiên, jandi đã vượt qua tất cả khó khăn đó để tiếp tục đi học. không những vậy, cô còn chiếm được tình cảm của Jun Pyo.
Tuy nhiên chuyện tình cảm của hai người không được gia đình Jun Pyo ủg hộ. nhưng cuối cùng, họ đã vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau.
Tác giả
Josep Ferran Sorts i Muntades (1778-1839), thường được biết đến là Fernando Sor, là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ guitar lừng danh người Tây Ban Nha.
Có một thực tế trong thời của Sor là Tây Ban Nha và Ý là hai quốc gia duy nhất ở châu Âu cảm thấy quen thuộc với guitar. Các tác phẩm của nhà soạn nhạc Tây Ban Nha lại có những kỹ thuật khó. Chính hai điều này đã khiến ít ai có thể biểu diễn các tác phẩm của ông.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi ông than phiền rằng ông không có cảm hứng sáng tác vì có quá ít tài năng guitar. Chính vì vậy, sau khi rời khỏi Nga cùng Hullin, đặt chân đến Paris, Sor cho xuất bản các tác phẩm nói về kiến thức chơi guitar.
Thêm vào đó, ông còn viết các bản song tấu trong các năm 1828-1839. Ông làm tất cả để phổ biến guitar. Nhờ vậy, các tác phẩm của ông đã được công diễn rộng rãi trong các buổi hòa nhạc.
Fernando Sor có lẽ là người có công nhất trong việc đưa guitar từ nhạc cụ của những người hát rong lên tầm nhạc cụ chính thống.
Trên con đường phát triển của mình, guitar và âm nhạc Tây Ban Nha không thể quên tên tuổi của ông.
Trong một bài phê bình về Sor trên Revue Musicale trong khoảng năm 1833 hay 1834, nhà phê bình François-Joseph Fétis đã viết như thế nàyː
“Mọi người đều công nhận rằng Sor đã nâng tầm ảnh hưởng của cây guitar và đưa nó đến cái đích là một nhạc cụ thật hài hòa” và “Một nhạc sĩ sâu sắc, cùng cả kinh nghiệm và sự kiên nhẫn cần thiết. Sor đóng góp cho guitar nhiều hơn bất kì ai trước đây.”
Âm nhạc của Sor là thứ âm nhạc thiên về hướng cổ điển. Ông chịu ảnh hưởng lớn từ Joseph Haydn và Wolfgang Amadeus Mozart.
Đối với ông, sự ảnh hưởng này lớn hơn cả sự táo bạo rất đáng chú ý của nhà soạn nhạc cùng thời với ông, Ludwig van Beethoven.
Nhưng âm nhạc của Sor cũng cho thấy sự đổi mới, thoát khỏi xu hướng đương thời với tiếng nói và sự đối âm riêng.
Có một đặc điểm ở âm nhạc này là tuy chủ nghĩa dân tộc là điều có thể thấy rõ trong âm nhạc đương thời, Sor lại không cho thấy nhiều tính chất Tây Ban Nha.
Bằng chứng rõ nhất là ở Sor, rất ít khi người ta thấy sự xuất hiện của các điệu flamenco vốn là vũ điệu “đặc sản” của xứ đấu bò, dù người ta thấy kỹ thuật trong các tác phẩm của ông là đỉnh cao, sự hấp dẫn trong chúng là không thể bàn cãi.
Chỉ khi không còn cơ hội hồi hương thì ông mới cho thấy cái chất Tây Ban Nha trong các tác phẩm của bản thân.
Có thể nói các tác phẩm của Sor có một quãng đi khá trắc trở. Đầu thế kỷ 20, nhiều tác phẩm của Sor đã bị quên lãng, nhưng cuối thế kỷ 20, chúng lại được nhớ đến bởi xu hướng guitar cổ điển trỗi dậy. Các tác phẩm khác ngoài các tác phẩm cho guitar, gồm hai bản giao hưởng, ba bản tứ tấu đàn dây và các tác phẩm nhỏ thất lạc sau khi ông qua đời đều không được những nghệ sĩ biểu diễn quan tâm đến.
Kim Cương