Đại Kỷ Nguyên

Lắng nghe bản Fantaisie của Silvius Leopold Weiss: Đâu là điểm cuối của hành trình tình yêu?

Những giai điệu đẹp không ngờ của nghệ sĩ đàn luýt vĩ đại như rót mật, rót hương hoa và đôi tai thính giả để tràn đầy một cảm xúc khó tả, người nghe như tìm thấy ngọc quý ẩn giấu sâu trong trái tim mình bấy lâu nay không tìm thấy.

Bản nhạc là hành trình tình yêu bởi hai chữ vô tình, gặp gỡ, giận hờn, chia tay và nuối tiếc.

Đừng vô tình rời xa để rồi hối tiếc…

Những nét guitar gợi cảm đầy trầm tĩnh nội lực, tao nhã và sắc bén, ẩn sâu dưới sự lãng mạn huyền ảo như đang muốn nói với trái tim ngây ngô của bạn rằng hãy ngừng đập để thưởng thức những hương vị ngọt ngào của tình yêu chan chứa hữu tình. Đừng vô tình rời xa để rồi hối tiếc. Vị ngọt thanh âm ấy ta chỉ có thể thấy trên những cây đàn lute huyền thoại một thời.

Bản Fantaisie tuyệt vời của Silvius Leopold Weiss do Asya Selyutina thể hiện:

Vô tình

(Puskin)
Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau

Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Vô tình anh không nói
Nên đôi mình xa nhau

Vô tình anh không nói. Nên đôi mình xa nhau

Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngả
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi

Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau mải miết
Vô tình em không biết,
Hay vô tình em quên?
Anh buồn đau mải miết,
Cả cuộc đời không quên!

Anh buồn đau mải miết. Cả cuộc đời không quên.

Chỉ vô tình mà thôi,
Chẳng ai có lỗi cả;
Đường đời chia hai ngả,
Chẳng ai hiểu vì đâu

Vô tình anh không nói,
Vô tình nói một câu,
Thế là em hờn dỗi,
Thế là mình xa nhau.

Giá như mình yêu nhau,
Đời chắc không nghiệt ngã,
Trời cũng thương, cũng nhớ,
Cho mình gặp lại nhau.

Trời cũng thương cũng nhớ. Cho mình gặp lại nhau.

Vài nét chấm phá về tác giả:

Sivius Leopold Weiss (1687-1750) là một trong những nhà soạn nhạc cho đàn luýt quan trọng nhất và sung mãn nhất trong lịch sử âm nhạc và là một trong những nghệ sĩ đàn luýt nổi tiếng nhất và kỹ thuật nhất đương thời. Ông đã viết khoảng 600 bản nhạc cho đàn luýt, hầu hết trong số đó được chia thành các nhóm “Sonata” (khác với hình thức sonata về sau) hay tổ khúc (suite), trong đó bao gồm chủ yếu là các vở múa baroque. Những bản nhạc của ông đầy nội lực, đem lại cho khán thính giả ý chí mạnh mẽ và niềm tin vào cuộc sống.

Kim Cương – Hà Phương Linh

 

 

Exit mobile version