Nếu phương Tây có nhiều nhà thờ đẹp tới choáng ngợp, thì phương Đông cũng tự hào với nhiều đền, chùa, cung điện kiến trúc độc đáo. Thậm chí, một số ngôi chùa còn được dát vàng. Thế nên, người châu Âu từng đặt cho châu Á với cái tên: “Phương Đông vàng”. Dưới đây là những ngôi chùa được coi là viên ngọc quý của Châu Á.
Chùa Thiên Mụ (Huế,Việt Nam) được Lonely Planet bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Châu Á
Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô bề thế, ngay từ thời các chúa Nguyễn, chùa Thiên Mụ đã được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong.
Được xây dựng trên một ngọn đồi cao, nhìn xuống dòng sông Hương thơ mộng. Cách 4km về phía tây nam của thành phố Huế. Ngôi chùa này không chỉ là biểu tượng của cố đô Huế mà còn của Việt Nam.
Sau đây là những ngôi đền, chùa nằm trong Top đẹp nhất châu Á:
Đền Tiger’s Nest Monastery (Bhutan) nằm cheo leo trên mỏm đá phía trên thung lũng Paro
Tên đầy đủ của tu viện này là Taktsang Palphug, còn được biết đến với cái tên Hang Hổ (tên tiếng anh là Tiger’s Nest Monastery). Nơi này được tín đồ Phật Giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính.
Nơi này được tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sinh).
Đàn thờ Trời (Thiên Đàn) ngôi đền thờ tự của các hoàng đế
Thiên Đàn được xây dựng vào thời đại nhà Minh năm 1420 bởi hoàng đế Chu Hi tại khu vườn của hoàng gia.
Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa được xem như Thiên Tử – con Trời, người thay mặt Trời cai trị thiên hạ.
Việc cúng Trời được coi là cực kỳ quan trọng. Cứ một năm một lần vào dịp đông chí, hoàng đế lại đến đây làm lễ tế trời vô cùng long trọng.
Chùa Chureito sở hữu góc nhìn tới núi Phú Sĩ
Chùa Chureito (忠 霊 塔, Chūreitō) là một ngôi chùa năm tầng trên sườn núi nhìn ra khu vực giữa thành phố Fujiyoshida và Núi Phú Sỹ.
Chùa là một trong những điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng nhất và là nơi bạn có thể ngắm nhìn được những khung cảnh đẹp của núi Phú Sĩ nổi bật trên nền một rừng hoa anh đào
Đền Vàng (Ấn Độ)
Đây là đền thiêng liêng nhất của đạo Sikh. Nằm ở thành phố Amritsar do Giáo trưởng Ram Das (Guru Ram Das) thành lập – vị giáo trưởng thứ tư của đạo Sikh, và người ta còn gọi thành phố là “Guru di Nagri” có nghĩa là “Thành phố của các giáo trưởng Sikh”.
Đền Prambanan (Indonesia): Ngôi đền dành cho những người theo đạo Hindu
Kiến trúc đền Prambanan được chia thành ba khu vực khác nhau phân chia bởi những tường thành, phần ngoài cùng là cụm đền Bhurloka, tượng trưng cho con người và cuộc sống trần tục.
Kế đến là Bhurvaloka tượng trưng cho giới tu hành, phần trọng tâm nơi các tháp chính là Svarloka tượng trưng cho đấng tối cao. Nơi đây chứa đựng trong mình lịch sử hàng nghìn năm của đất nước và con người Indonesia.
Chùa Vàng Shwedagon Paya (Myanmar)
Theo ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, nghĩa là có cách đây 2.500 năm. Từ lâu chùa Shwedagon trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanma.
Theo quy định, khi vào chùa phải cởi giày dép. Người Myanmar thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay của kim đồng hồ.
Đền nước Ulun Danu (Bali, Indonesia)
Ulun Danu trong tiếng Indo có nghĩa là “nơi bắt đầu của hồ” hay còn gọi là “đền nước” do nổi trên mặt hồ thiêng Bratan, vốn là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động.
Ngôi đền được thiết kế theo lối tín ngưỡng tôn giáo của đạo Hindu, vào năm 1633 để thờ nữ thần nước Dewi Danu, vua Mengwi đã cho xây dựng đền Ulun Danu .
Động Batu ở Kuala Lumpur, Malaysia
Batu được biết tới là một trong những khu điện thờ Hindu nổi tiếng nhất ở Malaysia. Cách trung tâm Kuala Lumpur 13 km về phía bắc, động Batu nổi tiếng là thánh địa của các tín đồ đạo Hindu.
Batu còn một động tên là Ramayana. Câu chuyện về thần Rama – một vị vua trong kinh Hindu, được khắc họa và ghi chép kín trên những bức vách của động này.
Đền Borobudur (Indonesia)
Tên gọi Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là “Ngôi Phật tự trên ngọn đồi”
Borobudur khiến người ta trầm trồ vì vẻ ngoài uy nghi, đồ sộ nhưng rất cổ kính và tôn nghiêm. Được xây dựng theo mô hình một Mạn đà la (Madala), tức là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo theo quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa hay Kim Cương Thừa (tương tự Phật Giáo Mật Tông ở Tây Tạng)
Pura Besakih “Đền Mẹ của Bali” (Bali, Indonesia)
Hầu hết các ngôi đền của Indonesia đều có quy định khi vào đền phải quấn sarong, Pura Besakih cũng không ngoại lệ. Pura Besakih nằm trên núi Agung gồm 21 ngôi đền và nhiều những điện thờ nhỏ khác nhau.
Điểm nổi bật ở đền Pura Besakih Bali là Miếu Trinity thờ bộ ba thần Brahma, Shiva và Visnu luôn đượng trang hoàng rực rỡ.
Đền Wat Rong Khun (Thái Lan): Ngôi đền nằm ở Chiang Mai có kiến trúc rất lạ mắt.
Ngôi đền này xây dựng vào năm 1997, đền thờ trắng Wat Rong Khun là một trong những ngôi đền dễ nhận biết nhất ở Thái Lan. Với lối kiến trúc cổ điển pha lẫn phong cách siêu thực, đền Wat Rong Khun nhanh chóng trở thành một trong những ngôi đền có một không hai ở Thái Lan.
Hoàng Lâm
Xem thêm:
- Kiệt tác thế giới: Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới ở Indonesia ẩn chứa kết cấu của vũ trụ
- 5 bí ẩn vẫn còn nằm trong bóng tối ở Trung Quốc
- Bất ngờ phát hiện “địa đạo Củ Chi”- hệ thống truyền tin bí mật dưới lòng thành phố cổ Puebla, Mexico