Đại Kỷ Nguyên

“Lịch triêu hiền hậu cố sự đồ”: phẩm hạnh và đức độ của các thái hậu và hoàng hậu thuở xưa

(Ảnh: sns911ddcc)

Các nhân vật trong 12 bức tranh của Tiêu Bỉnh Trinh được khắc họa với tư thế trang nghiêm và hoa lệ, thần thái an tường nhàn tĩnh, nét mặt ngay ngắn nhã trí, sử dụng bút pháp nhẵn nhụi tinh xảo, màu sắc hài hòa, vừa có thể chuyển tải câu chuyện lại vừa thể hiện một nét hội họa cung đình cao quý.

Tiêu Bỉnh Trinh – một họa gia đời Thanh, tự là Nhĩ Chính, là người Tế Ninh, Sơn Đông, Trung Quốc. Ông giữ chức Khâm Thiên giám, ngũ quan trong thời Khang Hy, một lòng cung phụng cho triều đình. Tiêu Bỉnh Trinh là một người giỏi vẽ những bức tranh về nhân vật, ông học hỏi cả phương pháp vẽ của Tây phương, chú ý vào các yếu tố ánh sáng và bóng tối. Ông thường xuyên vẽ những chủ đề về cung đình, khắc họa rất tinh tế, trong đó có các bức vẽ trở nên nổi tiếng như “Nữ sĩ đồ”, “Canh chức đồ”.

Tập tranh “Lịch triều hiền hậu cố sự đồ” sắp giới thiệu dưới đây cũng là những bức vẽ rất nổi tiếng của Tiêu Bỉnh Trinh, là một tập tranh lụa, gồm có 12 tấm, mỗi tấm dài 30,8cm, rộng 37,4cm. Những câu chuyện trong lịch sử triều đại nhà Thanh là một trong những đề tài trọng yếu của những họa gia. Tập tranh này lấy đề tài về sự tích của Hoàng Hậu và Thái Hậu, trong đó bao gồm 12 nữ sĩ yếu đuối, màu sắc diễm lệ, bố cục hài hòa. Tập tranh được vẽ kết hợp phương pháp vẽ tranh của Tây phương nên có sự khác biệt khá lớn so với những bức tranh truyền thống. Mỗi tấm là một câu chuyện được viết cùng những bài thơ khi Hoằng Lịch (vua Càn Long) còn là thái tử, ghi chép lại những sự tích cùng các đánh giá về hoàng hậu và thái hậu.

1. Cát đàm thân thải (Bắt sâu trên dây sắn)

Nhân vật trong bức tranh là thái mẫu của Văn Vương nước Tây Chu, bà là một người cần kiệm, nhân hậu. Họa gia lấy hình ảnh và đức tính tốt đẹp của bà để truyền đến những phi tần trong cung, tạo một khuôn mẫu mô phạm chuẩn mực của một người phụ nữ cung đình trong xã hội xưa.

Bắt sâu trên dây sắn. (Ảnh: sns911ddcc)

2. Hàm di lộng tôn (Ngậm kẹo đùa cháu)

Nhân vật được khắc họa trên bức tranh này là hoàng hậu của Minh Đế nước Đông Hán hay còn gọi là Mã hậu, con gái của đại tướng Mã Viên, là một người đức hạnh của hậu cung; bà không bao giờ can thiệp vào việc triều chính. Sau khi Minh đế chết, Chư đế lên ngôi, Mã hậu có nói: “Ta sau này chỉ muốn vui đùa với con trẻ, không màng chính sự”.

Ngậm kẹo đùa cháu (Ảnh: epochtimes)

3. Giáo huấn Chư vương (Dạy bảo Chư vương)

Hình ảnh trong bức tranh này vẫn là Mã hậu dạy dỗ Chư vương từ khi còn nhỏ, mãi cho đến khi Chư vương lên làm vua.

Dạy bảo Chư vương. (Ảnh: epochtimes)

4. Giới sức Tông tộc (Dạy dỗ gia tộc)

Trong cuốn thứ 10 của “Hậu Hán thư” có ghi: “Đông Hán Hòa đế kết hôn với Hy Đặng hoàng hậu, cháu gái của Thái Phó Đặng Vũ. Dung mạo bà đoan trang xinh đẹp, tính cách khiêm tốn giản dị, có tài có đức. Khi Thương đế còn trên ngai vàng, đã từng hạ chiếu để các con cháu hoàng thất cùng con em Đặng thị cùng nhau học tập, Thương đế đích thân giám sát, giảng dạy Thánh thư, dạy dỗ các con cung thuận thanh đạm (phải tiết kiệm), làm một nhà hiền tài của đất nước.

Dạy dỗ gia tộc. (Ảnh: epochtimes)

5. Cấm uyển chủng cốc (Trồng ngũ cốc trong vườn thượng uyển)

Nhân vật trong tranh là Tào hoàng hậu của Nhân Tông thời Bắc tống, hay còn được gọi là Thái Hậu Từ Thánh, cháu gái của đại tướng Tào Bân. Thái Hậu Từ Thánh nhân từ tiết kiệm, quan tâm đến cây trồng, thường cùng với Nhân Tông hoàng đế trồng ngũ cốc, nuôi tằm, luôn luôn nhắc nhở thần dân trăm họ phải làm việc chăm chỉ, không màng gian khổ.

Trồng ngũ cốc trong vườn thượng uyển. (Ảnh: epochtimes)

6. Lân chỉ di hưu (Chân lân tặng tốt lành)

Người phụ nữ mặc áo màu xanh lam trong bức hình là chính phi của Văn Vương nước Tây Chu, là thái mẫu của Võ Vương. Bà luôn luôn ân cần hầu phụng mẹ chồng, chăm chỉ quan sát và xử lí những công việc trong gia đình, tận tâm tận lực dạy dỗ con cái với mong muốn sau này khi lớn lên chúng sẽ trở thành những người có phẩm đức cao thượng.

Chân lân tặng tốt lành. (Ảnh: epochtimes)

7. Nữ trung Nghiêu Thuấn

Cao hoàng hậu Anh Tông Tuyên Nhân thời Bắc Tống, là mẫu hậu của Thần Tông, là cháu gái của Nhân Tông Tào hoàng hậu. Từ nhỏ bà đã sống trong cung cùng với phụ mẫu, sau khi lớn lên lại mưu trí tậm tâm hơn người, cuộc sống rất giản dị, tôn trọng chủ nghĩa tiết kiệm, làm người liêm khiết công chính. Sau khi cháu trai 10 tuổi Tống Triết Tông lên ngôi, toàn bộ triều chính đều do bà năm quyền, đầu tiên là việc bãi bỏ “luật mới”, triệu hồi Tư Mã Quang, Tô Thức là những đại thần đã từng bị cách chức. Bà chủ trương đưa việc học tập triết học về quan niệm đạo đức của Nho gia, chưa bao giờ lấy quyền để mưu cầu tư lợi, diệt sạch những kẻ quan liêu nịnh bợ, bất kể cống vật to hay nhỏ dâng lên đều không nhận, vì thế mà mọi người cho là Nữ trung Nghiêu Thuấn. Thời kỳ Cao thái hậu nhiếp chính, chính trị thanh minh, xã hội Bắc Tống hết sức ôn hòa, trăm họ có cuộc sống êm đẹp.

Nữ trung Nghiêu Thuấn. (Ảnh: epochtimes)

8. Thân dịch loan dư (Long xa)

Trong tranh hiện lên chiếc xe long xa của Hoàng thái hậu Minh Tuyên Tông, thái hậu ngao du Tây uyển, từ hoàng hậu, hoàng phi đến thị hầu đều quỳ xuống cung kính thánh giá.

Long xa. (Ảnh: epochtimes)

9. Thân y luyện phục

Bức thứ 9 lại một lần nữa khắc họa Mã hoàng hậu của Minh đế, có trí thức hiểu lễ nghĩa, khiêm tốn nhân từ, lại vô cùng hiếu thuận. Sau khi quy vị hoàng hậu, bà vẫn giữ thói quen ăn mặc thường ngày cùng những trang sức vô cùng giản dị, thường mặc những y phục có chất liệu dễ nhuộm màu, những người hầu hạ hoàng hậu cũng vậy. Những đồ dùng thường ngày bà cũng rất tiết chế, không dùng bất kỳ một vật phẩm xa xỉ nào, là một tấm gương sáng để thiên hạ noi theo.

Thân y luyện phục. (Ảnh: epochtimes)

10. Hiếu sự Chu Khương

Thái mẫu của Văn Vương, Tây Chu, con gái của Chi Nhâm thị, là người chú trọng tu dưỡng đức hạnh của bản thân, đối với mẹ chồng Chu Khương cũng hết mực hiếu thuận, luôn phụng dưỡng một cách chu đáo.

Hiếu sự Chu Khương. (Ảnh: blog.sina.com)

11. Ước thúc ngoại gia (Ràng buộc từ bên ngoài)

Mã hoàng hậu một lần đứng bên ngoài nhìn vào trong long viên của nhà mẹ đẻ, thấy rất nhiều người đến bái hầu Mã thị (mẹ của Mã hoàng hậu), xe ngựa giống như nước chảy lui tới không dứt. Những người ở trong nhà đều mặc y phục màu xanh lục kết hợp với cổ áo và ống tay màu trắng như tuyết, đến người giúp việc còn mặc những y phục xa xỉ, thậm chí còn nổi bật hơn cả Mã hoàng hậu. Lúc bấy giờ, Mã hoàng hậu hết sức kiềm chế mà không vào trách cứ bọn họ. Sau đó Chương đế mấy lần muốn phong thưởng người nhà Mã thị, nhưng Mã hoàng hậu kiên quyết không đồng ý, bà cho là những người đó chỉ biết bản thân hưởng lạc, căn bản càng không thể vì quốc gia mà ưu sầu.

Ràng buộc từ bên ngoài. (Ảnh: epochtimes)

12. Trạc long tàm chức (Bắt rồng dệt tằm)

Mã hoàng hậu chưa bao giờ vì tư tình mà phong thưởng cho gia đình mình, nhưng đối với những người thân có đức hạnh khiêm tốn, thì bà thường có những ban thưởng khích lệ. Đối với những người có phẩm đức không đứng đắn sẽ bị nghiêm khắc phê bình. Còn đối với những người ỷ thế cậy quyền, bà liền đưa ra khỏi kinh thành, đưa vào xưởng dệt nuôi tằm. Bà cũng thường xuyên đến thăm nom và xem xét cuộc sống của những người trong gia tộc. Dụng ý của bà muốn khuyên răn Mã thị tộc rằng phải sống chân chính, sống cuộc sống cần giản dị và có những đức hạnh tốt đẹp.

Bắt rồng dệt tằm. (Ảnh: epochtimes)

Hình tượng những nhân vật trong 12 bức tranh được khắc họa với tư thế trang nghiêm và hoa lệ, thần thái an tường nhàn tĩnh, nét mặt ngay ngắn nhã trí, sử dụng bút pháp nhẵn nhụi tinh xảo, thiết lập màu sắc hài hòa, vừa có thể chuyển tải câu chuyện lại vừa thể hiện một nét hội họa cung đình cao quý.

Các tòa lầu trang trí trong hình đều được sử dụng phương pháp đánh bóng ánh sáng và bóng tối, kết hợp với phương pháp tạo hình ảnh xa gần lập thể, mang theo phong cách hội họa không gian ba chiều của phương Tây.

Theo epochtimes.com

Clip ý nghĩa: Tính khí càng ôn hòa thì phúc báo càng dày sâu

Exit mobile version