Khi danh hài Charlie Chaplin lấy bản Vũ Khúc Hungary số 5 của Johannes Brahms làm cảm hứng biểu diễn trong bộ phim “Kẻ độc tài”, tác phẩm vĩ đại này đã trở thành tác phẩm không thể quên trong ký ức người Việt.
Johannes Brahms – một trong ba nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại
Johannes Brahms (7 tháng 5 năm 1833 tại Hamburg – 3 tháng 4 năm 1897 tại Viên) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm và chỉ huy dàn nhạc người Đức với các tác phẩm được xếp vào chủ nghĩa lãng mạn (romanticism).
Sinh ra trong một gia đình theo đạo Luther tại Hamburg, Brahms sống phần lớn cuộc đời sự nghiệp tại Viên, Áo. Danh tiếng và ảnh hưởng của Brahms lúc sinh thời đã được công nhận; Brahms được các nhà nghiên cứu âm nhạc trân trọng gộp chung vào nhóm thiên tài “3 B” (Bach, Beethoven và Brahms) cùng với Johann Sebastian Bach và Ludwig van Beethoven. .
Brahms sáng tác cho piano, nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, giọng hát và hợp xướng. Là một nghệ sĩ dương cầm điêu luyện, ông thực hiện các buổi diễn ra mắt nhiều tác phẩm của chính mình, ông cũng đã từng làm việc với một số nghệ sĩ hàng đầu vào thời bấy giờ, kể cả với nghệ sĩ dương cầm Clara Schumann và nghệ sĩ vĩ cầm Joseph Joachim. Nhiều tác phẩm của ông trở thành trụ cột trong tiết mục biểu diễn.
Johannes Brahms: người kiên quyết theo chủ nghĩa cầu toàn
Johannes Brahms – chàng trai có khuôn mặt thanh tú nhưng vô cùng nghiêm khắc đối với những tác phẩm nghệ thuật của mình
Âm nhạc của Brahms có vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung dị sâu sắc của tâm hồn: đầy chất triết học trữ tình đặc trưng của Bach vừa mang những hình tượng âm nhạc hoành tráng và bạo liệt theo tinh thần Beethoven…
Các sáng tác của Brahms bao hàm cả những chất liệu truyền thống lẫn sáng tạo. Âm nhạc của ông có cấu trúc và kỹ thuật bắt nguồn vững chắc từ các bậc thầy Baroque và Cổ điển. Âm nhạc của Johannes Brahms, với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung dị sâu sắc của tâm hồn.
Ông là người tiếp nối các truyền thống hiện thực cổ điển và “làm giàu” chúng bằng những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn Đức. Âm nhạc của Johannes Brahms vừa đầy chất triết học trữ tình đặc trưng của Bach vừa mang những hình tượng âm nhạc hoành tráng và bạo liệt theo tinh thần Beethoven, nhưng cũng đậm nỗi lo âu về số phận của con người hiện đại.
Brahms là một người kiên quyết theo chủ nghĩa cầu toàn, cho nên ông đã tự hủy và không công bố rất nhiều tác phẩm của mình.
Các phiên bản tuyệt vời của Hungarian Dance No 5.
Sau đây chúng ta cùng thưởng thức 3 phiên bản của tác phẩm lừng danh của Brahms: Hungarian Dance No. 5 in G minor. Phiên bản thứ nhất là phiên bản vui nhộn tuyệt vời trong bộ phim hài Kẻ độc tài của nghệ sĩ Charlie Chaplin, mà người Việt chúng ta ai cũng còn nhớ.
Phiên bản thứ 2, soạn cho đàn piano 4 tay (tức là cần 2 người cùng diễn cùng một lúc), nhưng trong video chúng tôi giới thiệu dưới đây, bản 4 tay lại được độc tấu piano “siêu khó” bởi một nghệ sĩ rất trẻ. Thông thường chỉ những nghệ sĩ vô cùng lão luyện và can đảm mới dám trình diễn độc tấu bản Vũ Khúc Hungary 4 tay vốn được soạn cho 2 người chơi cùng một lúc.
Và phiên bản cuối cùng là phiên bản hòa tấu giao hưởng chuẩn mực của dàn nhạc giao hưởng Hungary. Mời các bạn cùng thưởng thức.
Phiên bản 1: Trong một tiệm cắt tóc, chàng trai trẻ chủ tiệm mê âm nhạc của Brahms tới nỗi… cạo râu cho khách theo giai điệu Vũ Khúc Hungary. Charlie Chaplin đã có một màn trình diễn không thể quên:
Phiên bản 2: Nghệ sĩ piano trẻ Benjamin Grosvenor như múa trên những phím đàn – bản trình diễn độc tấu Vũ Khúc Hungary 4 tay mà không cần người biểu diễn thứ 2:
Phiên bản 3: Nhà hát giao hưởng Hungary biểu diễn tác phẩm của Brahms tại quê hương ông.
Kim Cương – Hà Phương