Đại Kỷ Nguyên

Nghệ sĩ sinh nhầm nhà Đế Vương, để mất giang sơn nhưng lại đưa Trung Hoa dẫn đầu thế giới về mỹ thuật trong 1.000 năm

Tại sao mỹ thuật Trung Hoa triều đại nhà Tống lại dẫn đầu thế giới trong suốt một nghìn năm? Tống Huy Tông (Triệu Cát) chính là vị vua đã biến Trung Hoa thành một đế chế “văn học và nghệ thuật”, do nhận ra những mục đích nghệ thuật tối cao của mình, làm cho mỹ thuật của Trung Quốc vượt xa phương Tây, ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ sau này.

Năm hoàng đế thứ hai Tống Chính Hòa, khi Huy Tông giữ chức Yến Phụ Thần tại cung Diên Phúc, đột nhiên vào hôm ông nhìn thấy cảnh “tường vân phất uất, quần hạc phi minh, cao tường vi không trung, nhị hạc lập vi xi vĩ chi đoan, pha thậm nhàn thích” (mây trên trời bồng bềnh trôi, bầy hạc tách làm đôi bay đối xứng nhau trên trời, điểm lên nền trời cảnh tượng tuyệt đẹp). Ý chỉ bầy hạc bay về phương bắc, một điềm lành sắp tới, Huy Tông cao hứng mà họa lên bức “Thúy Hạc đồ”. Bức họa này hiện nay đang được nằm trong viện bảo tàng Liêu Ninh.

”Thúy Hạc Đồ” – Tống Huy Tông

Hạc vũ cửu thiên, phóng khoáng linh động” (Hạc múa trên trời cao, phóng khoáng sống động). Nguyên ban đầu bức họa “Thúy hạc đồ” được khởi động, chủ yếu là nhờ vào tính mỹ học đậm chất triều Tống lại thêm vào đó một chút tâm linh của cảnh hạc múa.

Trong thần thoại Trung Quốc có những điển cố về thần tiên cưỡi hạc, người xưa tưởng tượng rằng “Tiên hạc tùy vân, trực khứ thiên chi hậu(Hạc tiên theo mây bay lên, một mạch hướng lên trên trời cao). Đơn đỉnh hạc, hựu xứng tiên hạc, chu quan xích mộc, hắc cảnh bái vũ” (ý nói bầy hạc tiên bay lên cao xếp thành những xích độ nhất định tạo nên một cảnh sắc trắng một vùng trời) ngụ ý điềm lành, tự do mà siêu nhiên. Trong “Quần phương phổ” có nhắc đến hạc như sau: “Thể thượng khiết, cố sắc bạch; thanh văn thiên, cố đầu xích.” Ý nói trong quan hệ phu thê, đôi hạc đỏ quấn quýt bay lượn bên nhau tượng trưng cho một lòng trung thành son sắt, không bị thế tục điều khiển.

Trong cuốn “Tống sử” của nhà Nguyên có viết: “Tống Huy Tông chư sự giai năng, độc bất năng vi quân nhĩ!” (nghĩa là Tống Huy Tông có nhiều năng lực, chỉ thiếu năng lực làm Vua). Từ đây có thể thấy được sự thất bại về chính trị dưới triều Tống của ông nhưng đổi lại ông lại thúc đẩy được sự phát triển tuyệt vời của nghệ thuật hội họa. Trong thời gian trị vì của ông ông đã thu gom được rất nhiều cổ vật và rất nhiều bức họa thư, ngoài ra ông còn mở rộng học viện Hàn Lâm, biên soạn một số tác phẩm mỹ thuật như “Tuyên Hòa thư phổ”, “Tuyên Hòa hoa phổ”, “Tuyên Hòa bác cổ đồ”..v..v…Đối với nghệ thuật mà nói là sự khích lệ và ưu tiên rất lớn.

Tương Truyền tác phẩm của Tống Huy Tông (Triệu Cát) – “Phù Dung Cẩm Kê Đồ” (Tranh vẽ hoa phù dung và gà lôi)

Tống Huy Tông đã đưa mỹ học triều Tống lên một mức độ cao như thế nào? Mỹ học cổ đại, đến triều Tống là đạt đến trình độ cao nhất, yêu cầu tuyệt đối đơn thuần, chỉ là tròn, vuông, tố sắc, khuynh hướng theo những cảm xúc đơn thuần. Người triều Tống dùng mực để họa, nung đơn sắc men gốm sứ. Hiện tại nói về chủ nghĩa tối giản, Triều Tống cũng là thời sớm nhất áp dụng chủ nghĩa này.

Danh từ mỹ học đã được nhắc đi nhắc lại ở trên, vậy thì mỹ học là gì? Mỹ học là từ việc cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, từ việc phản ánh đời sống nghệ thuật của cộng động vào trong những tác phẩm nghệ thuật, công trình nghệ thuật, công trình kiến trúc.v.v. Chân, thiện, mỹ là những giá trị cao quý mà con người luôn mong muốn đạt tới, nội dung cốt lõi của “mỹ” là cái đẹp. Cái đẹp tưởng chừng là cái dễ nhận thức nhưng trên thực tế thì các thi sĩ văn nhân hay những nhà triết học lỗi lạc mới có thể nhận thức ra được nhiều khía cạnh của cái đẹp cũng như có một tình yêu mãnh liệt đối với cái đẹp. Trong đó có hoàng đế Tống Huy Tông. Ông từng có câu: “Bản lai thị bại bút khước chuyển nhi biến thành mỹ” – “Ban đầu là sự thất bại nhưng sau lại hóa thành tác phẩm tuyệt mỹ”.

Triều đại nhà Tống là đỉnh cao của một nền văn minh, ví như Tống Nhữ Dao là điển hình nhất, thời của nhà Đường, Đường Tam Thái đều là theo phong cách hoa nhường nguyệt thẹn màu sắc sặc sỡ, nhưng nhà Tống dám chỉ ra những điểm hạn chế của phong cách ấy và đưa ra một phong cách đơn giản trong màu sắc mà lại mỹ diệu hơn. Gốm sứ Nhữ Dao được tráng men bên trong sản phẩm trước, tráng men bên ngoài sau. Dùng gáo dừa múc men rót vào bên trong sản phẩm, lắc sao cho đều, tráng men bên ngoài thì cầm sản phẩm nhúng vào thùng đựng men cho men lỏng kín bề mặt sản phẩm, mặt ngoài hơi mờ cũng không sáng nhưng lại rất bắt mắt, không có một chút vân gợn, hoàn toàn không biểu lộ ra. Nguyên ban đầu phương pháp đó là trong quá trình họ làm sai công đoạn, người nhà Tống thấy rằng bên trong những đồ gốm đó lại trở nên một vẻ đẹp rất khác lạ. Dần dần theo thời gian sau này họ liên tục áp dụng phương thức đó và sử dụng nung với nhiều nhiệt độ khác nhau nâng nó lên với một trình độ cao hơn. Ban đầu là thất bại nhưng trong khi hư hại nó lại trở thành tuyệt phẩm.Thật là một điểm rất khác biệt rất nhà Tống, cả thế giới hiện nay vẫn làm theo những tinh hoa của triều Tống.

“Bát sứ thời Tống”

Các bản thư sách của nhà Tống là một nghệ thuật văn hóa trân quý nhất trên toàn thế giới. Từ cách sắp xếp con chữ cho đến việc in ấn có thể nói là tuyệt mỹ trên thế giới. Trên thị trường đấu giá, Tống bản thư luôn được đặt ở trang nhất doanh mục bán chạy. Vào thế kỉ thứ 11 thời đại nhà Tống mà nói về việc in ấn và sắp xếp chữ linh hoạt trở thành một kỹ thuật phổ thông và được đưa vào giáo dục, thời điểm đó nghệ thuật thậm chí đã trở thành một văn hóa của người dân. Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến Kinh Thánh Gutenberg của Đức thế kỷ 15 (là kinh thánh đầu tiên được in theo kiểu hoạt tự).

Hàn thực thiếp” (Thơ viết về Tết Hàn thực) của Tô Đông Pha cũng là một trong những thư pháp tiêu biểu trong triều đại nhà Tống. Năm 43 tuổi ông bị một kẻ tiểu nhân hãm hại, phải vào đại lao, thậm chí suýt chút nữa mất đi mạng sống. Ông ở trong ngục đã viết một bức thư tuyệt mệnh nhờ cai ngục mang đưa cho em trai, sau đó Âu Dương Tu cùng vài người cố gắng tìm cách giải cứu cho ông, về sau ông bị trục xuất ra khỏi Hoàng Châu. Thời gian ở Hoàng Châu, Tô Đông Pha đã viết Xích Bích Phú và Hàn Thực Thiếp, duy chỉ có thể lưu lại trong tay được Hàn Thực Thiếp. Mới đầu khi xem tác phẩm, có thể cảm thấy thứ tự hơi đảo lộn, không có gì hay trong này. Nhưng thực chất, trong cách viết như vậy là đều có lí do và ngụ ý sâu xa mà ông muốn đưa vào.

Khi Tô Đông Pha còn trẻ, chữ ông viết rất đẹp, bài Hàn Thực Thiếp xuất hiện sau một bước ngoặt lớn trong cuộc đời ông. Lúc viết ông không quá để ý đến chữ nghĩa phải đẹp mà ông chỉ viết theo mạch cảm xúc tự nhiên. Người ngoài nói những chữ này thật xấu, Tô Đông Phác chỉ coi đó là “thạch áp cáp mô thể” (ý chỉ những áp lực người ta gây cho mình đều vô dụng). Đây là vấn đề của mỗi người, người khác cười chế có quan hệ gì? Chỉ có tự Tô Đông Pha ông mới có thể hiểu được hết những ý nghĩa tồn tại trong đó. Có nhiều điều khi đến những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, người ta mới có thể cảm thấu được sâu sắc, ngộ được sâu sắc, cũng như Hàn Thực Thiếp kia vậy.

“Hàn thực thiếp” – Tô Đông Pha

Tế nhu như thủy hựu kiến như bàn thạch” (Niềm đam mê nghệ thuật vững chắc như bàn thạch), mặc dù bại nhưng mà thành

Tống Huy Tông thất bại trong trị quốc, nhưng thắng lợi trong cái đẹp, ông đã tạo ra hình ảnh khác biệt của một người cai trị thiên hạ, không bị những thứ như quyền lực, vàng bạc, quân đội trói buộc. So sánh thời gian lụi tàn của nhà Tống với nhà Đường thì nhà Tống vẫn giữ được giang sơn lâu hơn là 300 năm; nhà Đường chỉ là 260 năm.

Những câu thơ của Tống Huy Tông khiến người đời phải kinh ngạc trước một vị hoàng đế cực kì yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật:

Ngọc kinh tằng ức cựu phồn hoa,
Vạn lý đế vương gia.
Quỳnh thụ ngọc điện,
Triêu huyên huyền quản,
Mộ liệt sinh bà.
Hoa thành nhân khứ kim tiêu tác,
Xuân mộng nhiễu Hồ sa.
Gia sơn hà xứ?
Nhẫn thính Khương địch,
Xuy triệt “Mai hoa”

Dịch nghĩa:

Nhớ cảnh phồn hoa nơi kinh đô xưa kia,
Ngàn dặm sông núi của đế vương.
Cây quỳnh, điện ngọc,
Buổi sáng rộn rã đàn sáo,
Buổi chiều la liệt nào sênh nào đàn tỳ bà.
Trong thành đẹp, người đi rồi, nay tiêu điều tan tác,
Trong giấc mộng xuân nhuốm cát bụi người Hồ,
Núi sông của mình ở nơi nao?
Nén lòng nghe tiếng sáo người Khương,
Thổi hết bài “Mai hoa lạc”.

(Thư pháp của Tống Huy Tông)

Những bức họa miêu tả núi đá đẹp nhất trong thời kỳ này phải kể đến: “Khê sơn hành lữ đồ” – tác giả Phạm Khoan, “Tảo xuân đồ”- tác giả Quách Hy, và “Vạn Hác Tùng Phong” – tác giả Lý Đường. Người ta nói, nếu như đem cả ba bức họa này mà treo lên cạnh nhau thì quả là lãng phí, vì chỉ từng bức nói riêng đều đã quá đẹp, quá trân quý.

“Khê sơn hành lữ đồ” (Đường qua ngọn núi dòng suối) – Phạm Khoan

Bức phú là một ngọn núi lớn; nhân thế quá nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ; bên kia núi còn một dòng suối thác nước. Đây là một cái nhìn tuyệt vời giữa thiên đường trong trần thế.

“Tảo Xuân đồ” (Sớm mùa xuân) – Quách Hy

Người triều Tống họ đều biết rằng con người không thể kiêu ngạo nghĩ rằng mình có thể chinh phục được vũ trụ, con người chỉ là những sinh mệnh “làm khách” ở vũ trụ này. Vì thế phải dùng từ “hành du” chứ không phải là “du hành”. Con người cần tôn trọng tự nhiên, phải bảo tồn những thứ nguyên sơ mà những vị thần ban cho.

“Vạn Hác Tùng Phong” (Rừng cây tùng trong gió) – Lý Đường

Văn hệ sơn thủy truy tâm sinh mệnh đệ mỹ hảo” (Cách sống hòa hợp với núi sông của con người cũng tạo nên nghệ thuật độc đáo)

“Hán Giang Độc Điếu Đồ’ (Một con thuyền trên sông Hán) – Mã Viễn

Văn nhân của triều Tống cũng có những “hương vị độc đáo” riêng về cuộc sống. Có rất nhiều các văn nhân như Vương An Thạch, Tư Mã Quang, Tô Đông Pha… Họ không chỉ giỏi về thơ ca mà còn tinh thông hội họa, âm nhạc, thư pháp, đã có nhiều thành tựu và được thế giới công nhận. Họ đối diện với quyền lực tài phú không hề có chút dao động, trong tâm có núi có sông, biến đổi thăng hoa từ trong tâm, hiểu rằng quyền lực tài phú kia chỉ là lớp vỏ bên ngoài; đó mới là đáng giá hơn hết thảy.

“Liễn Trà Đồ” (Chế biến trà)- Lưu Tông Niên

Văn nhần thời Tống cũng rất thích thưởng trà, bản thân trà cũng là một thứ mỹ vị thích hợp với sự đơn thanh giản dị của triều Tống. Nước cộng thêm sự thanh tươi của cây cỏ, thêm lên đó là vẻ đẹp thanh nhã tuyệt vời của men sứ đã đủ làm tròn đầy phong cách thưởng thức trà của họ.

“Thính Cầm Đồ” (Nghe đàn)- Triệu Cát

Trong thời đại hoàng đế Bắc Tống, Tống Huy Tông Triệu Cát mới chỉ 18 tuổi, lúc đó ông chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành hoàng đế. Vì thế, ông dành cả ngày luyện thư pháp, vẽ tranh, cưỡi ngựa, tụng kinh và làm vài sở thích khác. Thay vì nói rằng ông là một Hoàng đế, tốt hơn nên nói rằng ông là một nghệ sĩ đã sinh nhầm vào nhà của Hoàng đế.

Có lẽ Triệu Cát cũng không thể ngờ rằng ông là người chấm dứt Triều đại Bắc Tống, cuộc đời ông chỉ sử dụng sự ngây thơ, lãng mạn và thẩm mỹ của mình như một nghệ sĩ để bồi đắp cho vương quốc của mình. Hơn nữa, có lẽ ông không thể đoán được rằng việc theo đuổi nghệ thuật tối thượng của ông đã làm cho danh tiếng thẩm mỹ Trung Hoa vượt xa phương Tây, khi nó lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới trong hàng ngàn năm sau đó.

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version