Khi bạn nghĩ đến việc thêm một chút kịch tính hoặc sự tinh tế vào nhiếp ảnh của mình, kết hợp bầu trời vào ảnh có thể không phải là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí nhưng có lẽ đây là một lựa chọn hay! Một số mẹo gợi ý cho bạn làm chủ loại hình nhiếp ảnh này.

Tìm cách kết hợp nhiều bầu trời hơn vào hình ảnh phong cảnh của bạn có thể là một cách tuyệt vời để tăng thêm cảm giác kịch tính, phấn khích và vẻ đẹp cho hình ảnh của bạn. Chúng ta đều biết rằng một hình ảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp có thể tạo ra một đặc trưng quang học, nhưng sự thật là có rất nhiều cơ hội thú vị khác để ghi lại những hình ảnh tuyệt vời của bầu trời, không chỉ vào lúc hoàng hôn. Ví như chụp ảnh ngay trước hoặc sau cơn bão, hoặc tìm cách tạo ra những bức ảnh phơi sáng dài tuyệt đẹp với những đám mây chuyển động chậm – cũng chỉ là hai ví dụ về chụp bầu trời ngoạn mục trong số tất cả vẻ đẹp của nó.

Ảnh: RÜŞTÜ BOZKUŞ _ CC0.

Khác xa với vai trò đơn giản chỉ là một phông nền, bầu trời có thể chứng tỏ là một sự bổ sung quan trọng cho hình ảnh của bạn, vì vậy làm tăng thêm cảm giác phấn khích hoặc thậm chí là phối cảnh cho hình ảnh của bạn. Nếu bạn đang tìm cách tạo ra những bức ảnh phong cảnh ngoạn mục thì dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể bắt đầu.

Chọn đúng lúc

Khi nói đến việc chụp bầu trời, thời gian là tất cả yếu lĩnh. Trong khi đó, không có cách nào mà bạn có thể thực sự dự đoán được một điều gì đó như hoàng hôn tuyệt đẹp hay một cơn mưa ướt đẫm với ánh sáng ngoạn mục, bạn chỉ có thể dự đoán để tăng cơ hội đến địa điểm vào thời điểm lý tưởng. Hãy chú ý đến thời gian mặt trời mọc và mặt trời lặn, cũng như dự báo thời tiết và tìm hiểu những mô hình có xu hướng tạo hoàng hôn rực rỡ, đầy màu sắc. Đó là một điểm tuyệt vời để bạn bắt đầu. Và khi đã làm quen với những thay đổi xảy ra trên bầu trời, bạn sẽ sớm khám phá ra những điều kiện nào có xu hướng tạo ra kết quả quang học và sống động nhất. Bầu trời có khả năng thay đổi nhanh chóng, vì vậy bạn sẽ muốn đến sớm và di chuyển xung quanh địa điểm một chút khi bầu không khí chuyển đổi.

Ảnh: Adam Buzzo / CC BY 2.0.

Chụp ảnh bình minh và hoàng hôn

Bình minh và hoàng hôn là một trong những cảnh chụp ảnh phong cảnh phổ biến nhất vì một lý do – những khung cảnh đó rất ngoạn mục! Chúng ta đều biết rằng hình ảnh đầy màu sắc của một mặt trời đang mọc ngoạn mục không tồn tại mãi mãi, và nếu bạn muốn chụp một số cảnh bình minh hoặc hoàng hôn thực sự tuyệt đẹp, bạn phải ở sẵn nơi đó khi hiện tượng diễn ra. Bạn cũng cần tìm cách chụp ảnh trong giờ vàng, là thời điểm trong ngày ngay sau khi mặt trời mọc và lần thứ hai, ngay trước khi mặt trời lặn – khi đó bầu trời bừng sáng trong ánh vàng rực rỡ.

Ảnh: Jakub Gorajek.

Tìm cách chụp những đám mây

Chúng ta thường đợi cho đến khi trời quang mây để lấy máy ảnh ra, mà không chú ý rằng những đám mây có thể giúp thêm chi tiết thú vị vào hình ảnh của bạn. Không giống như bầu trời không có mây tràn ngập màu xanh, những đám mây với hình dáng khác nhau có thể giúp phá vỡ sự đơn điệu của một dải màu phẳng và tạo cân bằng cho các chi tiết trên mặt đất.

Ảnh: Daniel Páscoa.

Chụp ảnh những cơn bão

Một cơn bão có thể là cơ hội tuyệt vời để chụp những bức ảnh bầu trời đầy kịch tính. Ngay trước một cơn bão khi những đám mây đen đang cuộn và một lần nữa sau cơn bão khi những tia sáng đang lướt qua những đám mây là một số thời điểm ngoạn mục nhất để tạo ra hình ảnh phong cảnh với bầu trời.

Ảnh: BELIEVEinTHEluck.

Định vị bầu trời

Khi tạo hình ảnh phong cảnh có bầu trời, hãy xem xét liệu bầu trời có phải là tiêu điểm chính của hay không, hay chỉ đơn giản là một chi tiết hỗ trợ. Điều này sẽ giúp bạn xác định nơi đặt đường chân trời khi lập bố cục ảnh. Nếu bầu trời ở mức trung bình và bạn không muốn đưa phần lớn nó vào hình ảnh của mình, thì hãy đặt đường chân trời lên cao hơn trong kính ngắm của bạn và chụp nhiều vùng đất hơn bầu trời. Nhưng nếu bạn đang tìm cách chụp một bầu trời kịch tính và lấy đó làm điểm quan tâm chính, thì hãy hạ thấp đường chân trời để có nhiều bầu trời hơn trong hình ảnh của bạn.

Ảnh: Dmitry Sovyak.

Nằm lòng các chi tiết bố cục

Khi tạo hình ảnh, hãy luôn ghi nhớ các yếu tố bố cục. Hãy bao gồm một số chi tiết thú vị vào tiền cảnh như một khúc cây đổ hoặc thậm chí những bông hoa dại hoặc tảng đá có thể giúp neo hình ảnh của bạn và dẫn người xem vào hình ảnh, đặc biệt là nếu bạn sử dụng ống kính góc rộng. Mặt khác, thay vào đó, bạn có thể tạo một hình ảnh có các yếu tố xa xôi trong bố cục của bạn, chẳng hạn như một cái cây ở xa hoặc một ngọn núi đơn độc ở đường chân trời. Trong những trường hợp này, bạn có thể cần phải sử dụng ống kính tele để giúp kéo các phần tử ở xa lại gần hơn.

Ảnh: oldskool photography.

Chọn lựa ống kính của bạn

Mặc dù đây không phải là một quy tắc cứng nhắc, nhưng trong nhiều trường hợp, sử dụng ống kính góc rộng có thể giúp bạn chụp được những bức ảnh ngoạn mục trên bầu trời. Ống kính góc rộng có thể giúp làm nổi bật cảm giác về khoảng cách trong ảnh, khiến những ngọn núi ở xa còn có vẻ xa hơn. Nó cũng tăng cường cảm giác về tỷ lệ ở chỗ khiến các đối tượng ở tiền cảnh trở nên lớn hơn và nổi bật hơn. Một ống kính góc rộng cũng có thể cho phép bạn chụp được nhiều biến thể nhất của ánh sáng và màu sắc, đặc biệt là trong một buổi hoàng hôn hoặc bình minh.

Ảnh: jbwilder75 / CCo.

Sử dụng phơi sáng lâu

Mặc dù phơi sáng lâu thường được sử dụng khi chụp sông hoặc dòng nước chảy ào ạt, chúng cũng có thể đặc biệt tốt cho các đám mây di chuyển. Khi một cơn bão đang tiến vào hoặc những đám mây đang di chuyển trên bầu trời, sử dụng phơi sáng lâu sẽ làm mờ chuyển động của những đám mây đó, cho phép bạn tạo ra những hình ảnh có những đám mây mềm mại như dải lụa. Chỉ cần nhớ sử dụng chân máy để ổn định máy ảnh của bạn trong thời gian chụp với phơi sáng lâu hơn.

Ảnh: Hougaard Malan.

Xem xét dùng kỹ thuật “Bracketing”

Khi chụp ảnh bầu trời, việc phơi sáng có thể rất khó để đặt cho đúng. Vì lý do này, bạn có thể cần dùng tới kỹ thuật “bracketing”. Với tính năng này, bạn có thể chụp một bức ảnh với các cài đặt mặc định của mình, đồng thời tự động chụp thêm hai ảnh nữa – thứ nhất là đặt quá phơi sáng đi một nửa điểm dừng và thứ hai là đặt thiếu phơi sáng một nửa điểm dừng. Tuy nhiên cần kiểm tra xem máy ảnh của bạn có tùy chọn “bracketing” tự động mà bạn có thể sử dụng không.

Ảnh: Todd Quackenbush.

Sử dụng kính lọc

Nếu bạn có một kính lọc, bây giờ đúng là thời điểm để mang nó ra sử dụng! Một kính lọc phân cực (Polarizer) hoặc kính lọc mật độ trung tính có chia độ (GND) thường có thể giúp bầu trời trông đẹp nhất. Hãy sử dụng bộ lọc GND nếu bạn đang muốn tìm cách cân bằng các mức phơi sáng khác nhau mà cần thiết cho bầu trời sáng và tiền cảnh tối hơn. Và hãy sử dụng kính lọc phân cực nếu bạn hy vọng sẽ làm nổi bật những đám mây hậu cảnh và tạo cho bầu trời một màu xanh thẳm rực rỡ.

Ảnh: Ganapathy Kumar.

Tạo những hình ảnh bầu trời ngoạn mục có thể mất một thời gian thực hành, nhưng trên hết nó đòi hỏi sự kiên nhẫn. Khi bạn đang theo dõi một cơn bão, đừng rời đi ngay lập tức sau khi cơn bão chấm dứt mà nên nán lại một chút để quan sát khi ánh sáng thay đổi. Tương tự như vậy khi chụp hoàng hôn, hãy chú ý đến sự khác biệt trên bầu trời từ phút này sang phút khác và để máy ảnh của bạn sẵn sàng để ghi lại những thay đổi đó. Chẳng cần lâu, bạn sẽ thành thạo trong việc “đọc” bầu trời và có thể cảm nhận được khi có một cơ hội tốt sắp tới để có được những hình ảnh tuyệt vời cho mọi người thưởng thức. Chúc bạn luôn may mắn trong cuộc phiêu lưu nhiếp ảnh bầu trời!

Theo Christina Harman / Loaded Landscapes

Clip hay: Bạn lựa chọn cúi đầu làm bông lúa hay ngẩng đầu làm cỏ dại?

videoinfo__video3.dkn.tv||386848dcc__