Đại Kỷ Nguyên

Nhà thờ Chartres, Pháp và những thông điệp gợi ý của thần linh

La Cathédrale de Chartres nằm ở thành phố Schalter, cách thủ đô Paris khoảng 80km về phía tây nam. Nhà thờ tọa lạc trên một ngọn đồi, đã được trùng tu và xây dựng nhiều lần, kết hợp giữa kiến trúc của phong cách Romanesque và phong cách Gothic với những bức tranh kính màu cổ nhất thế giới, là nơi hội tụ kỹ nghệ tranh thủy tinh khéo léo tinh tế với những thông điệp gợi ý của thần linh.

Trong thời Trung Cổ, các tác phẩm điêu khắc của nhà thờ đều có màu đỏ, xanh dương, vàng, xanh lá cây hay những màu sắc vô cùng tươi sáng. Nhưng đến thế kỷ XVI và XVII, kiến trúc các tòa nhà không còn sử dụng các màu sắc nữa; dường như màu sắc đã bị xóa sổ. Ngày nay, tới nhà thờ vào ban ngày sẽ là màu sắc thật của trời xanh mây trắng, trang nghiêm mà yên tĩnh; khi màn đêm buông xuống, thông qua các ánh đèn màu sắc sặc sỡ quang tú, mới có thể tái hiện được dáng vẻ ban đầu của nó vào thời Trung Cổ.

Nhà thờ Chartres (Ảnh: MesSortiesCulture)

Mê cung – Con đường sinh mệnh

Khi bắt đầu bước chân vào nhà thờ, thấy sàn phía trước có một mô hình mê cung; mô hình này có cùng kích thước với cửa sổ hoa viên của nhà thờ, và được gọi là “con đường sinh mệnh”. Mê cung này do 272 khối đá trắng tạo thành, 272 là thể hiện thiên số báo tin lành trước ngày chúa Giê-su ra đời, có ý nghĩa gắn với quá trình sinh mệnh của một vị thần. Trước kia những thánh giả khi tới này này đều phải cầu khấn và dùng đầu gối đi hết toàn bộ “con đường sinh mệnh” này trước khi tiến vào bên trong.

Nội thất của nhà thờ có một mê cung gồm 272 viên đá trắng, có cùng kích thước với đường kính của cửa sổ hoa viên của nhà thờ, còn được gọi là “Con đường sinh mệnh” (Ảnh: epochtimes)

Ý nghĩa của “con đường sinh mệnh” chính là nói với mọi người rằng: đời người giống như một mê cung, mặc dù chúng ta sẽ phải trải qua một vài thời điểm khó khăn quanh co trong cuộc đời, nhưng đến cuối cùng sẽ đều kết thúc tại một điểm. Quá trình đi qua mê cung cần một sự tha thứ bao dung, đôi khi bạn sẽ cảm thấy người này đang ở trước mặt bạn, nhưng thực ra họ lại ở phía sau bạn. Trong quá trình tiến lên, bạn phải học cách tôn trọng người khác và tôn trọng nhịp điệu của người khác. Bởi lẽ, người trước mặt bạn có thể đi rất chậm, nhưng bạn luôn không thể vượt qua được họ, nhất định bạn phải nhẫn nại chờ đợi. Đây chính là mê cung, phải dùng trái tim khoan dung để đi hết quãng đường của cuộc sống. Chúng ta không biết được số phận của chính mình, nhưng chúng ta biết rằng ở điểm cuối mọi người sẽ gặp nhau.

Câu chuyện của những bức họa thủy tinh

Những bức họa bằng thủy tinh trong các nhà thờ vừa có tác dụng kể chuyện vừa có tác dụng trang trí. Vào thời Trung cổ, các cha xứ dùng các bức tranh thủy tinh để giảng giải cũng như truyền thụ kiến thức Cơ Đốc giáo. Những tín đồ từ xa xôi trên khắp thế giới đến đây, họ có thể không biết chữ nhưng nhìn hình vẽ sẽ cho họ sự liễu giải dễ dàng.

Trong nhà thờ có 2.600 mét vuông tranh thủy tinh, 172 cửa sổ thủy tinh, với ba trong số đó là những bức tranh thủy tinh lâu đời nhất thế giới, được làm từ thế kỉ 12. Màu xanh da trời trong bức tranh này hoàn toàn khác với những bức tranh thủy tinh khác, thời kỳ ấy sử dụng thủy tinh Cô-ban (Co) trong suốt. Đến thời kỳ nghệ thuật Gothic thế kỷ thứ 13, đa số các cửa kính trong tòa nhà đều được dùng bằng thủy tinh Man-gan (Mn) vì thủy tinh Cô-ban quá đắt đỏ.

Cửa sổ hoa hồng đã được thực hiện vào năm 1233, trung tâm là Đức Trinh Nữ Maria. (Ảnh: pinterest)

Thiết kế màu sắc sặc sỡ của cửa sổ là để đề cao cảnh giới tinh thần của người xem, do đó thứ tự quan sát sẽ là từ dưới đi lên. Hình vuông đại biểu cho thế giới mặt đất, vòng tròn đại biểu cho thiên đàng. Trong văn hóa Cơ Đốc giáo, màu xanh thường biểu hiện cho sự tinh khiết, áo choàng của thánh Maria có màu đỏ đại diện cho sự chịu đựng khổ nạn; còn màu xanh lá tượng trưng cho hy vọng.

Có một bức mô tả toàn bộ câu chuyện về Chúa Giê-su. Bên phải là nguồn gốc của Chúa Giê-su, tổ tiên của ông nằm ở nơi đó, từ trên bụng mọc lên một cái cây. mỗi nhánh cây là một vị tổ tiên của Chúa, chỗ cao nhất là của tự thân ông. Ở giữa bức tranh có tên là “Hạ thế”, kể về câu chuyện Giê-su xuống thế gian với sự khắc họa của một khung hình vuông và hình tròn, vì ông được cho là con của Thượng đế, nên ông tồn tại đồng thời trên cả thế giới mặt đất và thế giới thiên quốc.

Cây phả hệ của gia đình Giê-su (l’arbre de Jessé ) (Ảnh: pinterest)

Ở phía bên trái phía dưới của một bức tranh thủy tinh khác có một bức họa màu đỏ, một thiên sứ có đôi cánh màu xanh nói với Maria rằng: “Người sẽ có một đứa con”. Maria đi gặp người em họ Isabella và nói rằng: “Ta đang đợi một đứa trẻ hạ xuống”. Isabella nói: “Ta cũng vậy”. Cả hai cùng mang thai. Tiếp đến là bức “Sự ra đời của Chúa Giê-su”. Tầng thứ hai là bức “Bữa ăn tối cuối cùng”. Tầng thứ tư là hình ảnh Chúa Giê-su bị đóng trên thập tự giá. Thập tự giá có màu xanh lá, báo hiệu sự hồi sinh của Chúa Giê-su, mang một sự kỳ vọng của mọi người về sự trở lại của ông. Ở tầng cao nhất chính là bức “Chúa Giê-su phục sinh”.

Bên trái: Thiên sứ báo giai âm. Bên phải: Sự ra đời của Chúa Giê-su (Ảnh: epochtimes)

Nhìn vào những bức tranh thủy tinh kể về câu chuyện của Thiên Chúa, chúng ta có thể cảm nhận được lòng kính ngưỡng tôn giáo của những người thợ thủ công; họ ca ngợi thần linh bằng những vật liệu cùng kỹ nghệ màu sắc tốt nhất. Khi ấy mọi người đều tin vào thần linh, họ vô cùng thành kính, rất nhiều người đã quyên góp cho nhà thờ. Tất cả phía dưới những bức tranh thủy tình đều có một phần miêu tả những người quyên góp. Có một bức họa miêu tả một đôi ủng màu trắng dưới những người thợ đang làm việc, thể hiện rằng bức tranh này được quyên góp bởi những người thợ sửa giày. Thời ấy, nghề sửa giày là một nghề làm ra tiền; họ rất giàu có, vì thế có thể quyên góp rất nhiều tiền trong việc làm những bức tranh thủy tinh cho nhà thờ. Ngoài thợ sửa giày còn có thợ mộc, thương nhân, công nhân vận chuyển nước v.v. đều đã quyên tặng tiền cho nhà thờ.

Đây là bức họa thủy tinh về những người thương nhân buôn rượu (Ảnh: epochtimes)

Điêu khắc trên vòm cửa

Ở trung tâm vòm cửa phía tây của nhà thờ (hay còn được gọi là cửa Vương Giả) là bức điêu khắc Chúa Giê-su nghênh tiếp mọi người, xung quanh là bốn biểu tượng gợi ý trong kinh thánh: con người, sư tử, bò và đại bàng.

Tác phẩm điêu khắc Chúa Giê-su bay lên không trung, chung quanh là kiến trúc hình vòng cung và các chòm sao theo các tháng. Mỗi vì sao đều có những câu chuyện liên quan tới thời gian. Tỷ như ở dưới tác phẩm điêu khắc chòm sao Scorpio (Thiên Yết) là cảnh mọi người giết lợn làm chân giò hun khói và giăm bông chuẩn bị cho mùa đông. Phía dưới chòm sao Capricorn (Ma Kết) là một người với hai đầu, một đầu là thanh niên, còn đầu kia là ông già; chòm sao này vào tháng một, vì thế mà nó có ý nghĩa năm cũ trôi qua, năm mới bắt đầu.

Vòm cửa phía tây của nhà thờ (hay còn được gọi là cửa Vương Giả) (Ảnh: epochtimes)

Các tác phẩm điêu khắc trên cổng phía nam của nhà thờ mô tả câu chuyện của Tân Ước. Cánh cửa ở giữa có hình ảnh Chúa Giê-su đang truyền giáo. Các tác phẩm điêu khắc trên đỉnh của xà ngang là phán quyết cuối cùng: Thánh chúa Saint Michel đứng ở chính giữa đang sử dụng sự chiếc cân để đo lường linh hồn; những người tốt ở một bên, những kẻ xấu ở bên kia. Người bên trái có một nụ cười hạnh phúc và đang cầu nguyện, được dẫn dắt bởi các thiên sứ để đến thiên đàng. Những người bên phải có biểu hiện bất hạnh, họ đang bị quỷ kéo xuống địa ngục. Có một con quỷ nhỏ đang gánh một người phụ nữ trần truồng; một người đàn ông phạm tội ăn cắp tiền bị con quỷ nhỏ kéo đi và thậm chí bị lấy túi tiền. Hiện nay, chiếc cân trên tác phẩm điêu khắc đã bị hư hỏng và đang được sửa chữa tu bổ.

Pho tượng điêu khắc vòm cửa phía nam nhà thờ, chiếc cân trên tay thiên sứ đã bị hủy hoại (Ảnh: epochtimes)

Trong thời kỳ Trung Cổ, mỗi khi có một cuộc hành hương lớn, nhà thờ sẽ mở cửa suốt ngày đêm; một số người hành hương ngủ trong nhà thờ, ăn uống và sinh sống ở đây; nơi này vừa là nơi sinh hoạt vừa là nơi cúng tế địa phương. Ở bên ngoài tường rào nhà thờ có một dãy cửa hàng, để tạo thuận tiện cho khách hành hương ở lại.

Bởi vì những người hành hương đã trải qua một cuộc hành trình dài để đến đây, nên điều đầu tiên cần làm trước khi vào nhà thờ là sửa chữa giày. Gần nhà thờ có hẳn một “phố sửa chữa giày”. Ngoài ra, các thành phố khác nhau trong vương quốc tại thời điểm đó đều có các loại tiền tệ khác nhau, là cần thiết để đổi tiền địa phương ở những nơi khác nhau. Đường phố nơi có các cửa hàng đổi tiền hay được đặt tên là “phố đổi tiền”.

Đi bộ dọc theo những con phố quanh nơi này, dù là nhà thờ hay nhà dân, kiến trúc bên ngoài đều mang theo những triết lý sâu sắc, cho mọi người hiểu về thiện ác báo ứng, giải thích quan hệ giữa con người và trời đất. Mọi người dường như luôn được Thiên Chúa chăm sóc mọi lúc mọi nơi, chỉ cần chú ý xung quanh một chút, sẽ có thể khám phá được những gợi ý sâu sắc của các vị thần.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version