Đại Kỷ Nguyên

‘Nhạc giao hưởng’ đã xuất hiện từ thời Trung Hoa cổ đại?

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn luôn cho rằng giao hưởng xuất hiện sớm nhất ở phương Tây, là loại hình âm nhạc độc đáo mang bản sắc riêng. Còn ở phương Đông nói chung và ở Trung Hoa nói riêng thì chưa từng xuất hiện loại phối hợp nhiều nhạc cụ với nhau như thế này. Tuy nhiên theo nhiều tranh vẽ cổ khai quật được thì lại chỉ ra sự thật hoàn toàn khác.

Đôi nét về nhạc giao hưởng

Từ “Giao hưởng” (symphony) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “symphonia”, chỉ “sự đồng điệu hoặc phối hợp của âm thanh” hoặc còn mang nghĩa “buổi hòa nhạc với giọng hát hoặc nhạc cụ”. Theo các tài liệu ghi lại, giao hưởng bắt đầu xuất hiện từ cuối thời kỳ âm nhạc Opera Italy thời kỳ Baroque.

Âm nhạc thời đại Baroque nối tiếp thời kỳ Phục Hưng, vì vậy vừa hấp thu những văn hóa nghệ thuật cổ xưa Tây phương, vừa kế thừa những tinh hoa âm nhạc truyền thống thời kỳ Phục Hưng. Âm nhạc Baroque kết hợp với âm nhạc cổ điển và lãng mạn, từng bước phát triển trở thành loại hình nghệ thuật kiệt tác của Tây phương, nhạc giao hưởng. Tính đến nay đã gần 200 năm hình thành, phát triển và hoàn thiện.

Dàn nhạc giao hưởng được kết hợp từ rất nhiều các bè nhạc cụ kết hợp với hòa thanh phối khí, làm nổi bật lên sự ưu mỹ của giọng ca chính, giọng hát ca sĩ cùng với quy mô các loại nhạc cụ mang đến một khí thế hào hùng, mãnh liệt, làm cảm động lòng người.

“Nhạc giao hưởng” ở Trung Hoa cổ xưa

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn luôn cho rằng giao hưởng xuất hiện sớm nhất ở phương Tây, là loại hình âm nhạc độc đáo mang bản sắc riêng. Còn ở phương Đông nói chung và ở Trung Hoa nói riêng thì chưa từng xuất hiện loại phối hợp nhiều nhạc cụ với nhau như thế này. Tuy nhiên theo nhiều tranh vẽ cổ khai quật được thì lại chỉ ra sự thật hoàn toàn khác.

Một bức tranh tường được tìm thấy, có khắc họa hình ảnh các vũ công thời Bắc triều đang biểu diễn với các loại nhạc cụ như trống tay, sáo trúc, đàn v.v.

Một phần tranh tường “Nhạc kỹ dữ bách hí đồ” được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Cam Túc, Trung Quốc, kích thước 70cm x 78cm. Ảnh: Zhihu.com

Bức tranh tường được tìm thấy trong hang Đôn Hoàng được xác nhận là tồn tại từ thời Đường, miêu tả hình ảnh một nhóm vũ công đang biểu diễn, sử dụng các loại nhạc cụ, thuộc các bộ gảy, bộ kéo, bộ đồng và bộ gõ.

Một phần bức tranh tường được tìm thấy trong hang Đôn Hoàng. Ảnh: Secretchina.com
Phần dưới bức tranh tường. Ảnh: The Reader Wiki

Bắc triều bắt đầu từ năm 420 đến 589, còn triều Đường tính đến nay cũng gần 1120 năm, bên Châu Âu thời gian này vẫn còn là thời kỳ Trung Cổ. Vì thế dựa các văn vật khai quật được, thì trên thực tế, nhạc giao hưởng đã xuất hiện ở Trung Hoa từ rất sớm.

Trong nền âm nhạc truyền thống Trung Hoa, có thể nói là âm nhạc cung đình có ảnh hưởng bậc nhất, đặc biệt dưới thời Đường, nghệ thuật ca vũ, múa hát cung đình đạt tới thời kỳ đỉnh cao nhất trong văn hóa nhân loại. Nghệ thuật văn hóa thời Đường được ví như “Biển lớn dung nạp trăm sông” nhưng vẫn không đánh mất sự tinh tế.

Đường triều kế thừa tinh hoa “bảy bộ nhạc” nổi tiếng của Tùy triều (581-618), sau phát triển tiếp lên chín bộ, mười bộ. Cho nên nghệ thuật cung đình còn chia ra làm hai loại, “tọa bộ kỹ” (quy mô biểu diễn nhỏ, chỉ từ 3 đến 12 người biểu diễn) và “lập bộ kỹ” (quy mô biểu diễn lớn hơn, ít thì 64 người, nhiều thì lên đến 180 người biểu diễn).

Khúc “Nghê thường nhất khúc thiên phong thượng” tuyển chọn ra 180 người để biểu diễn với các loại nhạc cụ khác nhau. Mức độ quy mô này đã vượt xa dàn nhạc giao hưởng ngày nay.

Bức tranh đá khắc họa một buổi biểu diễn âm nhạc với quy mô rộng lớn thời đại Đông Hán (25-220), được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Sơn Đông. Ảnh: Zhihu.com

Một trong những đại danh khúc nổi tiếng bậc nhất Trung Hoa như “Tần vương phá trận” hay “Nghê thường vũ y khúc” danh tiếng vang xa sang cả những nước bên cạnh như Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Tây Á. Tương truyền, khi Đường Tăng sang Ấn Độ, đã từng được một vị cao tăng gọi hỏi về khúc “Tần vương phá trận”.

Chỉ tiếc đến ngày nay các cuốn phổ nhạc cổ đều bị hủy mất, cùng với các nguyên nhân lịch sử, nên chúng ta ngày hôm nay, đã không còn cơ hội được thưởng thức lại những cổ khúc Hoa Hạ với quy mô cự đại như ngày xưa được nữa.

Thậm chí còn xa hơn Đường triều, thời Xuân Thu (722-481 TCN) tương truyền để biểu diễn ca khúc huyền thoại “Tam nguyệt bất tri nhục vị”, Khổng Tử đã sử rất nhiều nhạc cụ, từ số lượng đến chủng loại, như chuông, khánh (một loại nhạc cụ cổ), huyên bằng đất (nhạc khí cổ bằng đất hình qủa trứng có sáu lỗ), sáo, tiêu, cổ cầm , đàn tranh, mõ, trống… những loại nhạc cụ cổ truyền thống đều được ông đem phối hợp với nhau. Các loại nhạc cụ trên khác nhau từ nguyên liệu làm ra, đến âm thanh, nhưng lại thích hợp khôn cùng.

Nếu các nhạc cụ phương Tây được phân loại theo cách chơi – bộ dây, bộ gõ, kèn đồng, nhạc khí cụ làm bằng gỗ. Các nhạc cụ Trung Hoa được phân loại theo âm và nguyên liệu làm ra chúng.

Thời Trung Quốc cổ đại, các nhạc cụ được phân thành tám nhóm: kim khí, đá, đất, da, tơ, gỗ, bầu, và trúc. Những nhóm này được biết đến như là “bát âm”, và đây là một trong những hệ thống phân loại nhạc cụ sớm nhất.

Những điều này đều được ghi chép lại một cách rõ ràng. Như vậy so với phương Tây, dàn nhạc giao hưởng xuất hiện ở vùng đất Hoa Hạ sớm hơn lên đến 1000 năm.

“Đường nhân cung nhạc đồ”, kích thước 48cm x 69cm, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc. Ảnh: Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc

Nét đặc sắc trong nền âm nhạc Trung Hoa truyền thống

Âm nhạc phương Tây bao gồm những yếu tố cơ bản như tiết tấu, nhịp điệu, hòa âm phối khí và âm sắc.

Các khái niệm về tiết tấu, nhịp điệu và âm sắc ở nền nền âm nhạc hai phương đều có sự tương đồng. Chỉ duy hòa thanh, phối khí là có những nét đặc thù khác biệt.

Trong lịch sử âm nhạc, hòa âm xuất hiện từ thế kỷ 9, từ các nhà thờ Tây phương, trong các bài thánh ca. Khi đó, các tu sĩ đã bắt đầu thử nghiệm với việc thêm một phần vào bài nhạc để tụng, thường là một tiếng nói trong lúc ca hát, chủ yếu ở một phần tư hoàn hảo hoặc phần năm trên giai điệu ban đầu (khoảng thời gian), được gọi là “organum”.

Organum khiến cho trình độ ngâm hát các khúc thánh ca thêm nâng cao hơn, thanh âm cũng thêm hoàn thiện và dễ nghe hơn, kỳ thực như này cũng được coi là một bè trầm.

Tuy nhiên về sau này, khi xuất hiện thêm nhiều bè nhạc, trong âm nhạc ở hai phương Tây và Đông bắt đầu đều có những con đường phát triển khác nhau.

Bên phương Tây dựa trên căn bản về các bè nhạc đã dần dần làm chủ được các lý luận về hòa thanh, từng bước hoàn thiện các phương pháp hòa âm, phối khí.

Âm nhạc Trung Hoa lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa truyền thống. Văn hóa Trung Hoa nhấn mạnh rằng vạn vật đều có linh hồn. Điều này được phản ánh vào trong âm nhạc, có nghĩa là mỗi nốt nhạc đều có sức sống, mỗi nhạc cụ đều mang những phẩm chất riêng.

Do đó, mỗi một nhạc cụ lại cho ra những âm sắc và âm vực riêng. Nếu đem so sánh với các nhạc cụ phương Tây thì các nhạc cụ Trung Hoa đều mang âm sắc cao, rất thích hợp với độc tấu. Âm vực cũng thường rất cao nên không thích hợp cho hợp tấu.

Sự bất đồng trong các loại nhạc cụ cũng có liên quan mật thiết đến văn hóa Trung Hoa qua từng triều đại. Văn hóa Hoa Hạ là “Một triều thiên tử, một triều thần dân. Một triều dân, một triều văn hóa”, các triều đại khác nhau cũng mang đến những nền văn hóa Thần truyền khác nhau. Cho nên văn hóa mỗi một triều đại đều mang những đặc điểm riêng biệt. Đều lấy “độc tấu” làm chủ đạo, trên phương diện âm nhạc và nhạc khí đều có những sự khác nhau.

Từ nhạc cổ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, đến dùng biên chuông (một bộ chuông chùm bằng đồng) thời kỳ Tiên Tần (Trung Quốc trước khi nhà Tần thống nhất); từ “Kinh Thi” (tổng tập thơ ca, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo) thời Xuân Thu (722-481 TCN) cho đến “Nhạc phủ” (tập thơ ca dân gian và âm nhạc) thời nhà Hán (206 TCN-220 SCN). Từ ca múa thời Tùy Đường, hát hí khúc diễn hài kịch thời Nguyên cho đến phát triển các làn điệu dân ca, địa phương, tiểu khúc, khai sinh ra kinh kịch thời Minh, Thanh.

Mỗi một triều đại lại có những hình thức âm nhạc hoàn toàn khác nhau. Nhìn từ một góc độ khác, đó là nguyên nhân vì sao nghệ thuật truyền thống Trung Hoa qua thời gian lịch sử lâu dài vẫn giữ được những bản sắc riêng mà không bị hòa trộn lại thành một.

Kinh kịch, loại hình nghệ thuật truyền thống, di sản quý của thế giới. Ảnh: aoaod.com

Shen Yun, khi hai nền âm nhạc kết hợp lại làm một

Kỳ thực, phối khí âm nhạc ở Trung Hoa cổ đại là không được chú trọng lắm, về cơ bản là thuộc về một loại hình thức hợp tấu, nhiều nhất là một loại hình thức phân đoạn thành những đoạn có nhạc cụ khác nhau lĩnh tấu hoặc là độc tấu; chứ không giảng về hợp thành của phối khí. Còn “phối khí âm nhạc” mà hiện nay nói đến, rất được Tây phương coi trọng.

Hai nền âm nhạc nhìn có vẻ khác nhau như vậy, nhưng lại được Shen Yun mang lên sân khấu, kết hợp lại làm một, rất được những người yêu thích âm nhạc cổ điển Trung Tây yêu thích.

Âm nhạc Trung Hoa chú trọng đến nội hàm, ý vị, cổ nhân thường mượn các loại nhạc cụ, như tiếng sáo trúc, tiếng đàn làm phương tiện giãi bày tâm tình. Còn âm nhạc Tây phương chú trọng đến hình ảnh tổng thể âm nhạc. Khi kết hợp được tinh túy hai nền âm nhạc, phối khi kết hợp với hòa thanh, Shen Yun liền mang đến những tác phẩm hay chấn động lòng người.

Ba đàn nhị biểu diễn cùng với dàn nhạc giao hưởng Shen Yun. Ảnh: Shen Yun Performing Arts

Cùng nghe “Ancient Melody” – Shen Yun Symphony Orchestra:

Theo Secretchina.com

Exit mobile version