Đại Kỷ Nguyên

Những bức họa về ngày sinh của Chúa Giê-su: sự thành kính vô hạn trong nét vẽ của người họa sĩ

“Ngày Giê-su ra đời” là một trong những chủ đề quan trọng của những bức tranh tôn giáo phương Tây. Họa sĩ đem những gì trong truyền thuyết họa lên bức vẽ của mình, tương truyền Giê-su được sinh ra trong chuồng cừu của một lữ quán, những tình tiết thiên sứ báo tin lành, lấy những sự tưởng tượng phong phú để mô tả lên một kiệt tác mỹ thần.

Dưới đây là một số họa sĩ tiêu biểu:

Jacques-Daret (1404 – 1470)

Jacques-Daretlà một họa sĩ thời kỳ Phục Hưng Nederland, ông là người đầu tiên sáng tác bức “Ngày Chúa Giê-su ra đời”, bức tranh được bắt đầu vẽ vào năm 1434.

Tại thời điểm này, Daret vẫn chưa thoát khỏi phong cách Gothic quốc tế, một phong cách nghiêm ngặt, yêu cầu sự mô tả chi tiết và sự bố trí, biểu hiện nét đặc sắc hội họa phương Bắc. Màu sắc tự nhiên và bão hòa, hiển hiện trên bức tranh là một sự tích lũy về kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu của người nghệ sĩ, nhưng kết cấu của thân thể con người về tỷ lệ chưa thành thục.

Trong bức tranh, ngoài những người họ hàng gia tộc của Thánh Giê-su, có một Thánh mẫu với trang phục hoa lệ quỳ xuống, nàng không giống như một vị tiên tri phương Đông, cũng không phải là một thiên sứ. Rõ ràng không phải là một nhân vật xuất hiện trong câu chuyện. Người ta suy đoán rằng là một chủ ý của người đặt mua tác phẩm, vì thế mà người họa sĩ mới đem vị Thánh mẫu này vẽ vào trong tác phẩm, cùng với sự tồn tại của Thiên Chúa.

Bức họa “Ngày Chúa Giê-su ra đời” của Jacques-Daret (1404 – 1470)

Lorenzo Costa (1460 – 1535)

Lorenzo Costa là một họa sĩ người Ý thời kỳ Phục hưng, cùng thời kỳ với Leonardo da Vinci. Tác phẩm “Ngày Chúa Giê-su ra đời” này thuộc về trường phái địa khu, tức phong cách đặc trưng của vùng miền nơi tác giả sống. Trong bức tranh có Mary và Joseph đứng hai bên chăm sóc và ngắm nhìn vị Thánh bé nhỏ nằm ở giữa, đằng sau là ô cửa sổ tạo thành một tượng trưng về kim tự tháp của Thiên Chúa. Nhân vật được khắc họa khá trang trọng, tinh khiết, khiến người nhìn cảm nhận được sự thành kính từ nét vẽ của người nghệ sĩ. Tác phẩm hiện nay đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Lyon, Pháp.

Bức tranh “Ngày Chúa Giê-su ra đời” của Lorenzo Costa, (1460 – 1535)

Piero della Francesca (1412? – 1492 )

Piero della Francesca là họa gia thế hệ thứ 2 của thời kỳ Phục Hưng, là người đẩy mạnh phong trào hội họa ở trung bộ nước Ý. Ông là người có sở trường đặc biệt về tranh bích họa, cũng có con mắt nhìn lập thể, ông là một trong số những học giả nổi tiếng thời bấy giờ.

Tác phẩm của ông mang chủ nghĩa nhân văn cùng tư tưởng về thần học và triết học. “Ngày Chúa Giê-su ra đời” của ông có cấu trúc rất cân đối, chất phác, uyên thâm mà có lực. Thánh Mẫu từ phía sau cùng một dàn hợp ca thiên sứ có những biểu cảm khác nhau, hết sức sinh động. Mặc dù vẽ trong giai đoạn văn nghệ Phục Hưng, nhưng hình ảnh kết cấu trong bức tranh khá lý tính và thành thục dựa trên những cơ sở sẵn có của phong cách thời đó.

Bức tranh “Ngày Chúa Giê-su ra đời” của Piero della Francesca (1412? – 1492 )

Domenico Ghirlandaio hay còn gọi là Domenico Bigordi (1449-1494)

Ông là một họa sĩ tuyệt vời của vùng Florence, Toscana, Ý. ông cùng lớp với Leonardo da Vinci. Ông có một văn phòng khổng lồ, nơi mà Michelangelo và Granacci đã từng đến làm việc. Tác phẩm “Ngày Giê-su ra đời” của ông khá điển hình cho các tác phẩm tại Florence thế kỷ XV. Cảnh vật cùng địa hình của không gian từ xa đến gần được xây dựng mạch lạc, nhưng hơi phức tạp và nhiều chi tiết.

Bức tranh “Ngày Chúa Giê-su ra đời” của Domenico Ghirlandaio

Lorenzo di Credi (1458-1537)

Ông là sư đệ đồng môn của Da Vinci ở Andrea del Verrocchio và là một họa sĩ, nhà điêu khắc xuất sắc. “Ngày Giê-su ra đời” sử dụng một cấu đồ hình tròn, kích thước này được sử dụng chủ yếu trong đề tài sự ấm áp của gia tộc Thánh, bình thường dùng để chúc mừng chuyện vui của gia đình như kết hôn,v.v. Hình tròn biểu hiện sự viên mãn, to lớn, mang đầy đủ những ý nghĩa mà bức tranh muốn mang lại.

Bức tranh “Ngày Chúa Giê-su ra đời” của Lorenzo di Credi (1458-1537)

Venice Giovanni (1477 / 8–1510) 

Bức tranh “Sự tôn thờ của những người chăn cừu” của ông hiện đang nằm tại Phòng trưng bày Quốc gia Washington DC. Giovanni chỉ sống được đến độ tuổi 30, may mắn thay vẫn đuổi kịp được sự hưng thịnh huy hoàng của văn nghệ Phục Hưng, ông cũng trở thành một trong những thành viên trọng yếu trong đó.

Sau khi bức tranh được truyền đến Venice, nó phản ánh được sắc nét bầu không khí bấy giờ cùng hiệu suất ánh sáng cùng màu sắc độc đáo. Người ta có nhưng suy đoán rằng Da Vinci có thể đã từng quen biết với Giovanni trong một đoạn thời gian, vì đường nét mềm mại khi vẽ người của Giovanni khá giống với một phương pháp vẽ của Da Vinci. “Sự tôn thờ của những người chăn cừu” với một địa điểm xinh đẹp cùng phong cảnh tự nhiên. Bốn thành viên thuộc gia tộc Thánh vây quanh vị Thánh bé nhỏ, phía bên trái với đường chân trời trải dài tự nhiên, kết hợp với khung cảnh 4 người vây quanh là một bố cục bằng phẳng. Bức họa đẹp và tinh tế, khác với sự đối xứng trang nghiêm của Florence hay Rome.

Bức tranh “Sự tôn thờ của những người chăn cừu” của Venice Giovanni (1477 / 8–1510)

Họa sĩ người Đức Jera. Fan. Gerard van Honthorst (1590 –1656),

Khi vẽ bức tranh với chủ đề “Ngày Giê-su ra đời”, ông đã đem ánh sáng tập trung vào vị Thánh bé nhỏ, thể hiện sự thiêng liêng phi phàm, cũng là để mọi người chú ý vào tiêu điểm. Trong bóng tối, ánh sáng của vị thần là ánh đèn soi lối, cùng với những dự đoán của con đường truyền đạo cứu rỗi của Giê-su tương lai là gian khổ.

Bức họa “Ngày Giê-su ra đời” của Jera. Fan. Gerard van Honthorst (1590 –1656)

Họa sĩ vùng Lorraine của Pháp – Georges de la Tour (1593 – 1652)

Georges de la Tour chịu ảnh hưởng bởi họa sĩ người Ý Caravaggio, người thích sử dụng nền tối và làm nổi bật đối tượng với độ tương phản mạnh. “Những lời cầu nguyện của người chăn cừu” được ông thực hiện vào năm 1644, được cất giữ tại bảo tàng Louvre ở Pháp.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của họa sĩ Caravaggio, nhưng tác phẩm của ông có xu hướng trang trọng và yên tĩnh hơn, như thể thời gian như lắng lại. Các nhân vật là chân thực mà chất phác, hiệu ứng tổng thể là mạnh mẽ mà không bỏ qua các chi tiết, và tạo ra một bầu không khí yên tĩnh và vượt thời gian độc đáo.

Bức họa “Những lời cầu nguyện của người chăn cừu” của De. Georges de la Tour (1593 – 1652)
“Những lời cầu nguyện của người chăn cừu” của De. Georges de la Tour (1593 – 1652)

Bậc thầy cổ điển Bouguereau

Mặc dù ông đã bị các nhà sử học bỏ quên trong một thế kỷ, nhưng ngày nay mọi người vẫn tìm thấy và chiêm ngưỡng được những kỹ năng vẽ tranh cổ điển phi thường của ông. Ông rất giỏi vẽ tranh về phụ nữ và trẻ em, thể hiện được thần thái tinh khiết ngây thơ, xinh đẹp động lòng người. Bên dưới là bức “Thánh Mẫu tử”: Thánh Mẫu ôm trong lòng một đứa trẻ, hơi cúi đầu, tựa như vừa thương yêu, lại lộ ra một vẻ ưu buồn nhàn nhạt, rơi vào trầm tư đối với sự hy sinh trong tương lai của Chúa Giê-su.

Bức họa “Thánh Mẫu tử” của Bouguereau

Khi ngày Chúa Giê-su ra đời hiện nay đã trở thành một hoạt động văn hóa toàn thế giới, cho dù những người không theo tín ngưỡng tôn giáo, nhưng họ cũng vẫn tổ chức những kỳ nghỉ hay cuộc hội ngộ đoàn tụ vào ngày này mà không nhất định phải đi tra cứu ý nghĩa ngày sinh của Chúa Giê-su. Dĩ nhiên, chúng ta cho dù không đứng trên góc độ tôn giáo, cũng vẫn có thể cảm nhận được câu chuyện mà người nghệ sĩ muốn truyền đạt thông qua bức tranh của mình, chúng ta cũng có thể cảm thấy được thứ nghệ thuật mà họ thành kính, một sự theo đuổi tốt đẹp và thăng hoa của nghệ thuật.

Theo epochtimes

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version