Màu nước là một chất liệu dùng phổ biến trong hội họa, nhưng lại là chất liệu hội họa vô cùng khó kiểm soát. Nhưng với Hoàng Quốc Ký nó lại là một chất liệu mà ông vô cùng yêu thích sử dụng trong các tác phẩm của mình. Cũng có đôi lần ông nghĩ đến việc từ bỏ việc dùng màu nước mà chuyển qua tranh sơn dầu. Tuy nhiên, bất cứ khi nào anh nhìn thấy sự quyến rũ vô tận của màu nước và sắc tố của nó trên giấy, ông lại một lần nữa bị cuốn hút và đắm mình trong đó.
Do các mối quan hệ và tính chất của công việc mà Hoàng Quốc Ký gần như không có thời gian cho môn nghệ thuật yêu thích này. Ông gần như bỏ bê việc vẽ tranh trong 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm. Trong tâm luôn có một nỗi buồn và hối tiếc mà không thể nói ra;, niềm vui của sáng tạo và cảm giác hoàn thành tác phẩm là thứ mà con người không dễ quên! Sau đó, với sự khuyến khích và ủng hộ của vợ, Hoàng Quốc Ký đã từ bỏ công việc kiếm tiền của mình, cầm cây bút lên và một lần nữa bắt tay vào con đường sáng tạo cùng màu nước.
May mắn thay, 10 năm trước đó không phải là vô ích; sự trưởng thành và tôi luyện bản thân trong cuộc sống làm cho Hoàng Quốc Ký có một sự hiểu biết rất sâu sắc về thế giới xung quanh, quan hệ con người cũng như mọi thứ xảy đến với ông đều có tác dụng cho việc sáng tạo nghệ thuật. Là người Đài Bắc, ông rất thích đi du lịch và thăm thú những vùng đất lạ, thích liên hệ với các địa phương dân tộc vùng miền khác nhau để tìm hiểu về lối sống cũng như tính cách con người từng vùng. Trong vòng hai năm trở lại với nghệ thuật, những sáng tạo của Hoàng Quốc Ký bị hút vào những nhân vật và sự vật tinh tế và thực tế, đặc biệt chú ý đến những khuôn mặt giản dị của những người dân tộc thiểu số. Ông sử dụng những cảm xúc và câu chuyện về mảnh đời và cuộc sống của họ. Thông qua đặc điểm biểu hiện của nhân vật, cử chỉ và chi tiết in hằn những năm tháng mưu sinh của họ được thực sự truyền đạt lại.
Ông rất vui khi có thể một lần nữa cầm lại cây bút họa, cũng hy vọng có thể bước tiếp trên đoạn đường này mà không bị gián đoạn.; cố gắng duy trì tinh thần cuộc sống và kể những câu chuyện đời cảm động hơn qua cây cọ của mình.
Thưởng thức các tác phẩm cùng lời giải thích của họa sĩ
Bức “Kiên nghị”: Ở một ngọn núi lớn miền Bắc Việt Nam có một bà lão, bà là một người dân tộc thiểu số có tính cách và phẩm chất rất kiên cường và nghị lực. Mỗi ngày bà đều phải đi bộ từ trên khu vực mình ở đến chợ trung tâm của thành phố để bán và trao đổi các loại hàng hóa khác nhau, cuộc sống cực kì gian khổ. Mặc dù khó khăn như vậy nhưng nhìn qua ánh mắt kia chúng ta có thể thấy được một nghị lực sống rất mạnh mẽ của bà lão.
Bức “Hồi ức ngọt ngào” – Bác gái sinh ra và lớn lên dưới chân của một ngọn núi xinh đẹp tại Nghi Lan. Thời kì trước với truyền thống trọng nam khinh nữ, con gái không được đi học, từ nhỏ bác đã bị bắt ở nhà phụ giúp trồng trọt cho gia đình. Khi 27 tuổi bác gái đến Đài Bắc lấy chồng. Mỗi năm tết đến bác đều về nhà thăm mẹ, khoảng thời đó luôn vui vẻ và tràn ngập tiếng cười. Một trong những điều phải làm là hái những quả táo vàng trong vườn cây ăn quả, mẹ bác thường cười tình yêu của bác với những quả táo, và bác nói có thể tự mình ăn cả túi! Nhìn vào ngày hạnh phúc và nụ cười trên khóe miệng, tôi nghĩ bác ấy không phải thích ăn táo đến thế mà chỉ là nó thuộc về hồi ức của những năm tháng ấu thơ.
Bức “Gian khó” – Vùng đồng bằng Lan Dương là vùng đất bằng phẳng và rộng, lượng mưa dồi dào và khí hậu ẩm. Đất nông nghiệp A Bạch làm việc gần chỗ nhà tôi. Tôi có thể thấy anh ta làm việc tại đây, vùng đất là tình yêu và sự hy sinh của anh cho nó. Con người chăm chỉ và những giọt mồ hôi chảy qua khuôn mặt sương gió đã tạo nên một bức tranh có hồn, dường như đang chuyển động.
Bức “Trò chơi trên núi” – Tôi thích đi du lịch, và tôi thường thấy sự ngây thơ và đơn giản của người dân ở một số nước lạc hậu. Tôi thấy cảnh trẻ em thuộc một nhóm dân tộc thiểu số ở vùng núi phía bắc Trung Quốc, được hằn sâu trong tâm trí. Sau khi trở về, sử dụng các màu sắc của màu nước để thuật lại cảnh này. Chúng không có cuộc sống vật chất giàu có, nhưng có thể thấy sự hài lòng từ khuôn mặt của chúng. Trong đời sống hiện tại, đôi khi chúng ta đã quên mất ý nghĩa của một “cuộc sống” thực sự?
Bức “Đông dương” – Một bà lão, một người dân tộc Thái Nha sống một mình ở thị trấn Thạch Gia Trang, có con gái do mải mê kiếm sống nên không thể ở cạnh chăm sóc bà; bà sống một mình trên núi và sống một cuộc sống đơn giản, chỉ có người cùng dân tộc Thái Nha thường thỉnh thoảng đến thăm bà, chăm sóc nhu cầu của cuộc sống và bổ sung nhu yếu phẩm hàng ngày, tình yêu vị tha này giống như mùa tại đông đó, vẫn có ánh mặt trời ấm áp, phản chiếu trên khuôn mặt bà, những ấm áp cho trái tim.
Bức “Người Mẹ H’Mông Đen” – Người mẹ dân tộc H’Mong Đen trẻ tuổi có khí chất với đôi mắt của tràn đầy tình yêu và sự kiên định. Dưới tác động của văn hóa sống hiện đại, người dân tộc H’Mong Đen ở trên dãy núi thuộc Sa Pa, Việt Nam vẫn duy trì lối sống truyền thống của họ và trang phục truyền thống. Trong ngọn núi sâu này, như một thiên đường, có vô số khách du lịch, những người H’Mong Đen từ ngôi làng của mình đi bộ 20 km qua lại đến khu vực đô thị mỗi ngày, để bán hàng hóa cho khách du lịch, ngõ hầu cân bằng giữa cuộc sống hiện đại và truyền thống.
Bức “Sự chờ đợi của Agra Dawn”: Trong chuyến đi trợ giúp ở Ấn Độ, tôi đi cả đêm mới đến được Agra. Vừa kịp lúc bình minh, ánh nắng đầu tiên vào buổi sáng chiếu rọi và ánh lên trong hình ảnh một cụ già đang chờ đợi một điều gì đó. Con người của đất nước bí ẩn và hỗn tạp này đã bắt đầu một ngày như thế.
Theo Epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch