Đại Kỷ Nguyên

Những tác phẩm nghệ thuật Trung Hoa cổ đại gắn liền với tiết Đông chí

Tiết Đông chí, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Tiết đông chí được trải qua như thế nào? Chúng ta hãy cùng xem qua những bức tranh của một vài danh họa cổ đại, cùng một số vật phẩm, để có thể lĩnh hội được đúng hàm nghĩa tục lệ trong tiết đông chí.

Theo lịch sử Trung Quốc ghi lại, sớm nhất vào Tam Đại có Ngu Thị, lúc ấy vào tiết đông chí tiến hành lễ tế trời. Đến triều Chu, “lấy ngày đông chí, dồn thiên thần nhân quỷ” – theo “Chu lễ – Xuân quan”. Từ kinh thành nhà Chu tới các địa phương khác, tất cả đều cúng tế thiên địa thần linh, nhà nhà tế thần, giỗ tổ… 

Sau này đến thời Hán Vũ Đế có một sự thay đổi lịch: ngày đông chí trở thành một ngày lễ lớn. Trong “Hán thư – chí lễ nghi trung” có ghi: “Đông chí trước sau, quân nhân an thân tĩnh thể, bách quan dừng việc, không nghe chính sự, còn phải chọn ngày lành giờ thần tiến hành cúng tế“. Chính là muốn nói, trước và sau ngày đông chí, các quan quân được nghỉ ngơi, triều đình dừng làm việc chính trị. Triều đại Đông Hán thì nhà nhà cử hành đại tế, giống như ăn tết, đoàn tụ, tiệc tùng và lễ hội ăn mừng.

“Thập nhị nguyệt lệnh đồ”, nhà Thanh (Ảnh: sohu)

Vậy trong hoàn cảnh mỗi một cá nhân đều “an thân tĩnh thể” trong những ngày lễ này, thì cổ nhân còn làm được những việc gì? Tiết đông chí được trải qua như thế nào? Dưới đây chúng ta hãy cùng xem qua những bức tranh của một vài danh họa, để có thể lĩnh hội được đúng hàm nghĩa tục lệ trong tiết đông chí nhé.

“Cửu Dương tiêu hàn đồ”

Phần ngự đề thơ của Càn Long trên “Cửu Dương tiêu hàn đồ” (Ảnh: epochtimes)

Bắt đầu ngày đầu tiên trong tiết đông chí, cổ nhân có phong tục “sổ cửu quá đông nghênh xuân” (đếm chín qua đông đón xuân). Trong các triều đại Ngụy, Tấn, Bắc Lương có ghi lại: “Đông chí nhật sổ cập cửu cửu bát thập nhất nhật, vi hàn tẫn” (từ ngày đông chí, đếm chín chín 81 ngày, thì qua mùa đông lạnh giá).

Vì ngày trong tiết đông chí sẽ trở nên dài hơn, nên sẽ mất khoảng vài tuần để ánh sáng mặt trời bao phủ khắp bắc bán cầu, trải qua 81 ngày, từ đông chí qua tiểu hàn, đại hàn, sau đó là lập xuân, tiết khí mưa phùn sẽ thông báo rằng mùa xuân sắp tới.

Đến thời Thanh, “sổ cửu” lại được diễn sinh thành “họa cửu”, “tả cửu” (vẽ chín, viết chín), đem vẽ lên những đồ dùng để thể hiện ý nghĩa này. Nhưng bất luận là “sổ chín” hay “họa chín”, mọi người đều ghi nhớ tiết khí, sự biến hóa của thời tiết, cùng những trò chơi thú vị lúc đó. Lúc ấy bất kể là vẽ hay viết, đều được gọi chung là “Chín chín tiêu hàn đồ”. Sau khi vẽ hoặc viết 81 mốt ngày, nếu không còn dấu vết của băng, thì lúc đó mặt trời đã trở lại.

“Cửu Dương tiêu hàn đồ” – Càn Long ngự đề, Thanh (Ảnh: epochtimes)

Trong thời kỳ của hoàng đế Càn Long triều đại nhà Thanh, những người thợ dệt lụa ở Tô Châu bắt chước bức tranh “Cửu Dương tiêu hàn đồ” của nhà Tống thêu dệt lên sản phẩm cực kỳ tinh mỹ, bố cục hoàn thiện, màu sắc rõ nét, ý nghĩa sâu sắc; con cháu đời sau nếu có bắt chước sáng tác cũng không cách nào so sánh. Phía trên bức thêu, còn có ngự đề một bài thơ của Càn Long.

Bức tranh thêu được từ tơ lụa mà chế thành, nền bằng lụa, hình ảnh con người, động vật cây hoa được thêu trên lụa. Bầu trời trong bức tranh có màu xanh lam, có mây ngũ sắc và hoa màu hồng cát tường, cây cối giăng đầy, còn có những rạn đá nhấp nhô. Trên con dốc bên bờ sông, giữa những bông hoa và cây cối là ba tiểu đồng và chín con dê, đang chơi đùa với nhau rất vui vẻ.

Chín con dê tượng trưng cho “cửu dương tiêu hàn“, tiểu đồng thuần phục dê, với ngụ ý “tam dương khai thái“. Động tác và vóc dáng người đều có biến hóa đa dạng phong phú, dáng vẻ đầy hưng phấn của trẻ em được thêu rất tinh xảo. Màu sắc được bố trí vô cùng tươi đẹp, đỏ trắng xanh tương phản mạnh mẽ. Tổng thể mà nói, chủ đề này rất phù hợp trong tiết đông chí, tràn đầy khí thế sung mãn cùng niềm vui.

Giày, tất làm quà tặng

Người xưa có tập tục tặng giày, tất để chào đón các phước lành. Hình ảnh cho thấy hình dáng đôi giày mà phu tử cổ xưa đi (Ảnh: epochtimes)

Trong lễ hội đông chí, mọi người cũng có phong tục tặng quà cho nhau. Giày và tất được xuất hiện từ nội thành đến từng gia đình. Hình dạng của tất và vẻ đẹp của hoa văn phía trên cùng với màu sắc đẹp là một bức tranh thêu có giá trị nghệ thuật vượt xa giá trị thực tế của nó.

Vua của một quốc gia cũng sẽ được nhận quà từ bách quan của đất nước và từ các quan quân của chính quyền địa phương. Đồng thời, cũng có một nghi thức dâng tặng giày, tất để cầu cho hạnh phúc, sống lâu trăm tuổi.

Giày thiên duyên mệnh trường (Ảnh: epochtimes)

Các nàng dâu trong thời cổ đại vào tiết đông chí sẽ tặng bố mẹ chồng những đôi giày và tất, chúc song thân phụ mẫu trường thọ. Phong tục tặng giày tất trong dân gian rất phổ biến; trong xã hội thượng lưu cũng vậy, họ thường tặng cho nhau những đôi giày, từ chất liệu cho đến người thợ đóng giầy, cho đến những đường thêu đều vô cùng tinh xảo. Những đôi giày này thậm chí còn được cất giữ như một tác phẩm nghệ thuật.

“Hòa phong hiệp tượng”

“Hòa phong hiệp tượng: Lý Lư quỹ tuế” – Hoàng Việt, nhà Thanh (Ảnh: epochtimes)

Một loạt bức “Hòa phong hiệp tượng” được Hoàng Việt vẽ trong đời nhà Thanh; tổng cộng gồm 12 tác phẩm, mô tả hoạt động của dân chúng trong những ngày lễ tiết khác nhau.

Trong đó, “Lý Lư quỹ tuế” là bức tranh miêu tả cảnh các bằng hữu hay những người hàng xóm tặng quà cho nhau. Những vị khách trong bức tranh mang thỏ rừng, hươu hoang, gà lôi từ núi, rượu tự ủ tới tặng; đám con nít trong phòng nhỏ nghe thấy khách tới cũng cao hứng tham gia náo nhiệt, ùa ra đón khách. Họa gia đã sắp xếp linh hoạt sự tương tác giữa các nhân vật, khiến cho bức tranh tràn đầy nhân tình ý vị, cũng thể hiện một sự nhiệt tình chất phác của người dân nông thôn.

Tác giả của bức tranh này đã sử dụng kỹ thuật vẽ tranh giới hạn. Đây là một hộ gia đình sống ở vùng núi, nên bố cục bức tranh đơn giản và rõ ràng, tông màu đạm nhã nhẹ nhàng, thể hiện sự yên tĩnh và thanh thản của cuộc sống nơi miền núi. Những phòng  ở phía bên phải của ngôi nhà, các nhân vật trên đường là chủ thể chính, không gian ở phía bên trái dường như chìm trong màn sương. Hoàn cảnh đó tạo ra tâm cảnh an nhàn, một cuộc sống gia đình như vậy có thể nói là không tranh giành với đời.

“Tỳ ba sơn điểu đồ”  – Đông chí thuyết sơn trà

Đông chí là thời điểm âm dương xoay chuyển, thời điểm chờ đợi ánh sáng mặt trời quay trở lại. Trong triều đại nhà Đường, trong “Chính nghĩa” của Khổng Dĩnh Đạt đã nói: “Đông chí nhất dương sinh.” Cảm ứng với sự thay đổi âm dương của thiên địa, hoa sơn trà ở thời điểm này mà “khai nở”, thành hoa minh chủ của tiết trời này.

Hoa sơn trà không lạnh thì không nở hoa, do đó người xưa thường gọi là “nghênh hàn hoa“. Sau một mùa đông lạnh giá, những bông hoa lạnh lẽo được khoe mình với những trái quả vàng ngọt. Vào thời Nam Tống, tại Tiền Đường (nay là Hàng Châu, Chiết Giang) có một bức tranh của Lâm Xuân vẽ về loài hoa này, đó là bức “Tỳ ba sơn điểu đồ”.

Lâm Xuân từng nhậm chức trong họa viện thời Hiếu Tông Thuần Hy. Hội họa của ông học từ Triệu Xương, bút pháp tinh xảo, màu sắc được nghiên cứu kỹ lưỡng mới đem điểm tô. “Tỳ ba sơn điểu đồ” miêu tả một chuỗi quả sơn trà chín mọng xinh đẹp, như một ánh mặt trời chiếu xuống, tản mát mùi thơm làm mê đắm lòng người. Một chú chim xanh bị hấp dẫn bởi chùm quả, đứng trên cành sơn trà, như đang muốn ăn ngấu nghiến một phen, nhưng trong lúc lơ đãng lại phát hiện ra một con kiến đang bò trên quả, vì thế mà dừng lại rướn cổ ra xa, vẻ mặt hết sức sinh động thú vị. Trong lúc ấy, cành sơn trà như theo động tác của chú chim xanh, dường như có chuyển động lên xuống, ở trong yên tĩnh mà lộ ra chút lay động.

“Tỳ ba sơn điểu đồ” – Lâm Xuân, Tống đại (Ảnh: epochtimes)

Màu lông của chú chim được tạo hai lớp, phần nền dưới có màu vàng của cây mây, phía trên thêm một lớp màu xanh lục, phía trên màu xanh lục cũng được phân ra làm nhiều lớp màu. Họa gia đã sử dụng bút pháp tỉ mỉ, với những nét gọn gàng và tinh tế, sau đó làm nhòe một phần mực trên thân, tạo ra một thứ tự cổ, cánh, đuôi nối liền một thể. Phần bụng lấy màu trắng làm nền, sau đó lấy những nét mảnh khắc họa sợi lông màu vàng, tạo nên một cảm giác mềm mịn.

Quả sơn trà vàng được vẽ sử dụng màu mực nhạt, trước khi vẽ đã được phác thảo trước, nhưng khi phối màu vào khiến người xem khó có thể phát hiện ra dấu vết, Những trái sơn trà tròn tròn đầy đặn, hơn nữa cũng tạo được một cảm giác phân tầng, từ trước ra sau. Loại kỹ năng tưởng tượng và hiện thực này phản ánh đầy đủ tính chân thực của các bức tranh hoa điểu thời nhà Tống, qua đó làm nổi bật trình độ nghệ thuật cao cấp tuyệt vời của cổ nhân.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version