Đại Kỷ Nguyên

Nicolas Poussin – bậc thầy hội họa cổ điển Pháp và những bức vẽ về thần (P.2)

Nicolas Poussin (1594 – 1665) là một họa sĩ người Pháp thuộc trường phái cổ điển. Các tác phẩm hội họa của ông thường có nét vẽ trong sáng, cấu trúc và trật tự khoáng đạt, thường có màu sắc phong phú và đa dạng. 

Xem thêm: Nicolas Poussin – bậc thầy hội họa cổ điển Pháp và những bức vẽ về Thần (P.1)

Sự tương đồng của Poussin và Raphael

Năm 1638, François Sublet de Noyers được bổ nhiệm làm tổng thanh tra kiến ​​trúc của vua Louis XIII, đã mời Poussin tham gia làm cố vấn. Sau cuộc hẹn với Poussin, François Sublet lập tức đặt mua một bản sao bức “La Manne“, mô tả cảnh thần linh trợ giúp người Do Thái băng qua sa mạc; phép màu hiện ra khi thức ăn được hạ xuống từ trên bầu trời. Poussin cũng vẽ lại một bộ “Bảy Thánh lễ” cho François Sublet. Từ quan điểm chính trị, tầm quan trọng của François Sublet với tư cách là người thay mặt cho quốc gia để thu thập các tác phẩm của Poussin, cũng là đưa Poussin trở thành một đại diện tái tạo hội họa Pháp.

François Sublet đã lên kế hoạch chia những tác phẩm ông cất giữ thành hai phần chính, một liên quan tới Đức Trinh Nữ Maria, tác phẩm trung tâm là bức “Thánh gia tộc” của Poussin, kết hợp với 6 bức tranh Thánh Mẫu đến từ Ý (chủ yếu là bản gốc của Raphael); phần còn lại là những bức chân dung tự họa cùng với bộ “Bảy Thánh Lễ” của Poussin, đặc biệt là hai bức được để trong hộp bảo vệ: “Tầm nhìn của Ezekiel” của Raphael và “Thánh Paul thăng thiên” của Poussin.

Kích thước, bố cục và thủ pháp thể hiện của hai bức tranh này khá tương đồng. Mục đích của sự so sánh song song này là: bức tranh của Poussin, dẫn đầu bởi phong cách cổ điển theo chính sách của hoàng gia Pháp, giống như Raphael, người đã thiết lập nghệ thuật cổ điển dưới quyền của Giáo hoàng trong thời Phục Hưng. Nói tóm lại, có thể coi “Poussin là Raphael của Pháp.”

La Manne” – Nicolas Poussin. Năm 1638, 149 x 200 cm, Bảo tàng Louvre. (Ảnh: Wikimedia)
Tầm nhìn của Ezekiel” – Raphael, Năm 1518, 40,7 × 29,5 cm, bộ sưu tập tại Phòng trưng bày Palatine trong Cung điện Pitti, Florence. (Ảnh: Wikimedia)
Thánh Paul thăng thiên” của Poussin. (La Ravissement de Saint Paul), 1649-1650, 41,5 × 30,2 cm, lưu tại bảo tàng Louvre. (Ảnh: Wikimedia)

Họa phúc, số mệnh, thiên ý

Những thay đổi trong cuộc sống, những thay đổi trong thế giới, sự vô thường của cuộc sống và những bất hạnh đáng tiếc cũng là những chủ đề thường xuất hiện trong tranh của Poussin. Ví dụ, tướng quân Hy Lạp cổ đại Pyrrhus đã được giải cứu khi đang bị kẻ thù đuổi bắt và cha ông bị giết; hay Orpheus đang say mê hát trong đám cưới, thì cô dâu của anh là Eurydice, bị rắn độc cướp đi sinh mạng; Mọi thứ trên thế gian này luôn luôn biến hóa, vô thường.

Những bức tranh của Poussin như khiến cho khán giả phải suy ngẫm về những hạn chế của con người, bất luận việc xảy đến là phúc hay họa, nó cũng đều được thực hiện theo ý chỉ của một vị thần cao hơn, hay nói một cách dễ hiểu là “thiên ý”!

Cùng với đó, những bức vẽ theo đề tài tôn giáo của Poussin cũng có ý nghĩa tương tự. Trong một câu chuyện trong Kinh Cựu Ước, với bức vẽ “Rebecca bên cạnh giếng“, Abraham đã phái người hầu Eliezer đi tìm con dâu cho con trai của mình là Isaac và đã gặp một cô gái tốt bụng là Rebecca ở giếng nước. Trong bức tranh Poussin đã sắp đặt một cột đá với một quả bóng bên trên ở đằng sau cô gái, tượng trưng cho định mệnh, ngụ ý rằng không phải vì sự trùng hợp hay lòng tốt đã khiến Rebecca trở thành vợ của Isaac, mà là thiên mệnh – là sự lựa chọn của thần.

Le Jeune Pyrrhus sauvé” – Poussin, 1634, 116 x 160 cm, Bảo tàng Louvre. (Ảnh: Wikimedia)
Orpheus et Eurydice” – Poussin, 1650-1653, 124 x 200 cm, Bảo tàng Louvre. (Ảnh: Wikimedia)
Eliézer et Rebecca” – Poussin, 1645, 118 x 1 99 cm, Bảo tàng Louvre. (Ảnh: Wikimedia)

Poussin với Moses

Chủ đề Moses cũng nổi bật trong các tác phẩm của Poussin. Moses được coi trọng vào thế kỷ 17 vì hai lý do chính. Một là trong cuộc đời của ông có nhiều sự tương tự với cuộc đời của Chúa Giêsu; thứ hai, ông được coi là vị giác giả mang trí huệ của thần tới bảo vệ người Do Thái. Moses lớn lên và được hoàng tộc Ai Cập dạy dỗ, kế thừa trí tuệ cổ xưa của Ai Cập. Ông cũng được coi là hậu duệ bí ẩn của các vị thần ở Hy Lạp, nắm giữ trí khôn của những vị thần hoặc nhà tiên tri như Hermès Trismégiste v.v..

Poussin đặc biệt quan tâm đến việc thể hiện khuôn mặt của Moses và ông thường đưa các biểu tượng của các vị thần Ai Cập vào trong các tác phẩm của mình.

Moïse devant le buisson ardent” – Poussin, 1641, 203,7 × 170,8 cm, Lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Copenhagen. (Ảnh: Wikimedia)

Poussin với Chúa Giê-su

Kể từ những năm 1650, hình ảnh của Chúa Giêsu đã xuất hiện thường xuyên hơn trong các tác phẩm của Poussin. Tuy nhiên, tư liệu của ông rõ ràng bị ảnh hưởng bởi cảm ứng bí ẩn từ Thánh Augustinô. Trong hai tác phẩm “Le Christ et la femme adultère” và “Les Aveugles de Jéricho” đều xuất hiện một phụ nữ trẻ ôm chặt một đứa bé trong lòng, thường được đặt giữa đám đông, theo truyền thống đây là một biểu tượng của “tình yêu“, nhân vật này là một phép ẩn dụ cho sự dịu dàng và rộng lượng của Chúa Giêsu.

Le Christ et la femme adultère” – Poussin, năm 1653, 121×195 cm, Bảo tàng Louvre. (Ảnh: Wikimedia)
Les Aveugles de Jéricho” – Poussin, năm 1650, 119 x 176 cm, Bảo tàng Louvre. (Ảnh: Wikimedia)

Đối với chủ đề “Giê-su chịu nạn“, Poussin chỉ khi tới tuổi 52 mới vẽ duy nhất một bức “Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá“. Lý do là vì Muffsin không thể chịu nổi việc thể hiện hình ảnh thống khổ và nỗi đau mà chúa Giê-su phải chịu đựng. Có người đã yêu cầu Poussin thể hiện thêm nội dung liên quan đến Giê-su và thập tự giá. nhưng Poussin đã từ chối: “Ta không có hứng thú hay sức mạnh thể chất để vẽ một chủ đề bi thương như vậy. Hình ‘thập tự giá’ khiến ta bị bệnh, khi vẽ vô cùng thống khổ, cảm giác nếu ta vẽ thêm có thể sẽ lấy mạng ta mất. Ta không chịu đựng được nỗi đau và sự nghiêm trọng khi vẽ chủ đề này. Thật u ám“.

Cảnh tượng thần thánh

Poussin có sở thích đặc biệt với phong cảnh thiên nhiên. Từ những năm 1640 cho đến cuối đời ông năm 1665, người nghệ sĩ tài hoa này vẫn không ngừng sáng tạo những bối cảnh, phong cảnh rộng lớn. Trong các tác phẩm này, thiên nhiên đã trở thành một kho báu để thu thập và hiển thị hành vi của con người, đồng thời nó giống như một tấm gương phản chiếu trật tự thế giới.

Paysage orageux avec Pyrame et Thisbé” – Poussin, 1651, 192 x 273 cm, Stade Gallery, Frankfurt, Đức. (Ảnh: Wikimedia)

Trước đó, chưa một họa sĩ nào có thể xây dựng được sức mạnh của thiên nhiên và sự mong manh của con người trong sự bi thảm đến rõ nét như vậy; chưa một họa sĩ nào có thể lấy cảm hứng từ chủ đề bi thảm bạo lực để đạt được một thẩm mỹ nghệ thuật cao quý như vậy.

Poussin đưa khúc ngoặt của cốt truyện bi kịch vào cơn bão tàn khốc của thiên nhiên: “Những đám mây rơi, sấm sét, gió thổi cành cây, những con người lạc lối đang vật vã …” Trong tất cả sự bối rối đó, chỉ có mặt hồ tại trung tâm bức tranh là không hề biến động, nó vẫn rõ ràng và yên tĩnh. Mặt nước ổn định và tĩnh lặng này tương phản hẳn lại với các yếu tố điên cuồng nói trên (bão, cảm xúc tuyệt vọng và dữ dội của con người).

Mặt hồ yên tĩnh là một cõi siêu việt không bị thế giới bên ngoài tác động. Nó vượt ra ngoài những cảm xúc mãnh liệt ngắn ngủi của thế giới loài người. Sự vô thường của sự sống và cái chết là trí tuệ vĩnh cửu mà những người tu luyện luôn theo đuổi. Nó cũng giống như sự can đảm và kiên định của chân lý vũ trụ.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay:

Exit mobile version