Trong ấn tượng của nhiều người hiện đại, khi so sánh phương pháp thanh nhạc đến từ Tây phương, họ sẽ cho rằng Trung Hoa cổ đại tựa hồ như không có lý luận về thanh nhạc, vì thế không có bậc thầy âm nhạc. Thực ra không phải như vậy, Đông phương cổ đại cũng đã từng có không ít nhân vật kiệt xuất về âm nhạc.
Nữ danh ca Hứa Vĩnh Tân
Triều đại nhà Đường (618-907 chính là thời kỳ văn hóa đỉnh cao của Trung Hoa, lúc ấy có rất nhiều những phường hát tiếng tăm ở thành Trường An. Trong số ấy, nổi lên nữ danh ca Hứa Vĩnh Tân.
Theo “Nhạc phủ tạp lục” của Đoạn An Tiết đã ghi lại, Hứa Vĩnh Tân vốn tên là Hòa Tử, người Cát Châu Vĩnh Tân (nay là Giang Tây), rất giỏi về ca hát, hơn nữa lại có nét độc đáo trong âm nhạc. Nghe nói nàng từ nhỏ đã giỏi ngâm vịnh. Có một lần, nàng cũng bạn mình đi chơi trong tiết thanh minh, đứng trên núi cao ca một khúc, âm thanh vang xa mười dặm. Cho đến nay, ở quê nàng vẫn truyền tai nhau truyền thuyết ấy, và được mọi người gọi là “Ngọc nữ phong”. Sau đó nàng được tiến cử vào cung và đổi tên thành Hứa Vĩnh Tân, trở thành một danh ca hoàng cung.
Có một năm nọ, hoàng đế Đường Huyền Tông cử hành một “Đại Dậu Phủ” tại lầu Cần Chính, đây là một yến hội chúc mừng với người dân. Người đến xem hơn 10 nghìn người, âm thanh vô cùng huyên náo ồn ào, khiến cho âm nhạc cùng diễn xuất trong buổi diễn hoàn toàn không nghe được khiến Đường Huyền Tông vô cùng giận dữ, định rời khỏi đó để trở về cung.
Lúc này hoạn quan Cao Lực Sĩ nói chỉ cần mời Hứa Vĩnh Tân ra cất lên khúc hát, chắc chắn sẽ khiến cho tình cảnh trở nên an tĩnh lại. Quả nhiên, sau khi Hứa Vĩnh Tân được mời ra, nàng cùng với thái độ ung dung, giơ cao tay áo, cất lên một tiếng hát, thanh âm khỏe khoắn như bay vút lên tận trời cao. Đám người huyên náo lập tức an tĩnh lại. Hơn nữa giọng ca của nàng lại có sức mạnh cảm hóa, khiến cho “Hỉ giả văn chi khí dũng, sầu giả văn chi tràng tuyệt” (người vui thấy được dũng khí, người buồn thấy ruột đứt từng đoạn).
Chúng ta biết rằng người thường khi dùng giọng thật để ca hát, bao gồm cả những phương pháp hát phổ biến hiện nay, đa phần cần dùng đến thiết bị âm thanh, để khuếch âm lớn và vang. Ca sĩ nhạc rock sẽ phải khàn cả giọng để gào thét, nếu rời khỏi thiết bị điện âm thanh, âm lượng cũng sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Hơn nữa nếu hát quá to sẽ dễ bị lạc giọng, mất giọng. Hứa Vĩnh Tân đứng trên ngọn đồi hát mà có thể vang vọng hàng chục dặm, trong một quảng trường lớn làm cho hàng chục ngàn khán giả phải lắng nghe. Có thể thấy kỹ năng thanh nhạc của nàng tuyệt vời như thế nào. Nếu như âm thanh không chính xác và cộng hưởng không được điều chỉnh tốt thì sẽ không thể có âm lượng lớn mà vẫn động lòng người như vậy.
Âm vực của Hứa Vĩnh Tân rất rộng, thậm chí có thể vượt qua cao độ của các nhạc cụ.
Một lần khác, Huyền Tông cố tình để Lý Mô và Hứa Vĩnh Tân so tài cao thấp. Lý Mô là một cao thủ thổi sáo, có thể thổi hàng chục giai điệu cao thấp khác nhau, thậm chí có thể thổi đến nốt cao nhất mà người danh ca không thể đi lên nổi. Cuộc so tài là Lý Mô sẽ đệm nhạc cho Vĩnh Tân hát, ngay vừa mới bắt đầu Lý Mô đã bị nàng kéo cao độ lên đỉnh điểm, cứ thế hát vài chục khúc, khiến cho cây sáo của Lý Mô nứt cả ra. Đường Huyền Tông không khỏi tán thưởng, khen nàng là: “Tiếng hát của cô gái này trị giá nghìn vàng”.
Từ những điển tích này, ta có thể thấy gọi nàng là bậc thầy âm nhạc cũng không có gì là quá đáng.
Thời nhà Đường còn có những bậc thầy âm nhạc nổi tiếng khác, ví như Lý Quy Niên từng là danh ca danh chấn thiên hạ, tên tuổi còn lưu truyền trong bài thơ “Giang Nam hựu phùng Lý Quy Niên”. Ngoài ra còn có Niệm Nô trong thời Đường Thiên Bảo cũng từng được nhắc đến trong bài thơ “Niệm Nô kiều”. Niệm Nô được khen là: “Hữu sắc, thiện ca, trung cung đệ nhất”.
Vậy thì những bậc thầy thanh nhạc xuất sắc thời cổ đại này sao có thể đạt đến giọng ca như vậy? Hôm nay chúng ta không thể nào biết được, nhưng có thể khẳng định là, kỹ năng thanh nhạc của họ rất xuất chúng. Mặt khác, Trung Hoa cổ đại cũng không phải không có lý luận về âm nhạc, bất quá chỉ là nó cùng với Tây phương là có điểm bất đồng mà thôi. Trong “Nhạc phủ tạp lục” có nói: “Người hát hay trước tiên nằm ở sự điều chỉnh khí, từ bụng cho đến yết hầu, sao có thể phân chia những đoạn ngắt hay rơi vào nốt nhạc. Vừa phải là kỹ thuật, vừa phải là sự thông minh của người danh ca.”
Khí công và âm nhạc
Cổ nhân bàn về ca hát có cách nói “Khí vi thanh chi bản, khí nãi âm chi suất” (khí là căn bản của thanh, khí là cái đẹp của âm). Có thể thấy, cổ nhân luôn nhấn mạnh về “khí”. Chỉ có điều, “khí” ở đây không giới hạn trong hơi thở mà ý nghĩa của nó rộng hơn, thường thường nói về khí chạy trong thân thể con người với năng lượng của đất trời.
Nói cách khác, cổ nhân là đưa tĩnh tâm, điều tức, công phu tu dưỡng kết hợp cùng ca hát. Điểm này có thể nhìn thấy được từ việc luyện tập khí công của một số bậc thầy âm nhạc. Lấy ví dụ về Dương Tiểu Lâu, một danh ca kiếm diễn viên kinh kịch nổi tiếng thế kỉ 19, ông là người thờ phụng Đạo giáo, nghe nói trong một đoạn thời gian nhàn rỗi, ông rời bỏ kinh thành huyên náo mà tới Giao Giới đài tĩnh tọa dưỡng khí.
Hồi sinh nghệ thuật cổ xưa
Cần phải nói rằng nghệ thuật âm nhạc cổ xưa và văn hóa tu luyện truyền thống của Trung Hoa được kết hợp chặt chẽ, nó có những điểm tương đồng với hệ thống lý thuyết thanh nhạc phương Tây và cũng có những đặc trưng văn hóa dân tộc riêng.
Triều đại nhà Đường còn có rất nhiều danh ca như: Trương Hồng Hồng, Hà Mãn, Khang Côn Luân, Đoạn Thiện Bản, Hạ Hoài Trí, Lý Quản Nhi, Tào Cương, Úy Trì Thanh, Vương Ma Nô v.v. Các danh ca cổ đại chắc chắn không giới hạn chỉ ở nhà Đường, nhưng nhà Đường là đỉnh cao của văn minh Trung Hoa, nhiều tài năng thanh nhạc xuất sắc đã xuất hiện vào thời kỳ này.
Âm nhạc chân chính Trung Hoa đã bị tàn phá rất nhiều trong thời hiện đại, đặc biệt là trong 50 năm qua. Đó là một bất hạnh lớn cho quốc gia. Ngày nay, chỉ có Đoàn nghệ thuật biểu diễn Shen Yun đã và đang tham gia vào việc hồi sinh nghệ thuật âm nhạc chính thống Trung Hoa, và sẽ mang lại vinh quang mới cho nghệ thuật âm nhạc quốc gia này.
Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch