Đại Kỷ Nguyên

‘Nữ nhi quốc’ là có thật: Vương quốc cuối cùng của chế độ Mẫu hệ như trong Tây Du Ký cách chúng ta không xa…

Ở biên giới phía Tây Nam Trung Quốc, không xa Tây Tạng, là một tộc người khiến phần còn lại của thế giới phải tò mò về phong tục của họ, đặc biệt là cách họ nhìn nhận về tình yêu và quan hệ đôi lứa. Cấu trúc gia đình cổ xưa của người Mosuo được coi như một dữ liệu “hóa thạch sống” cho việc nghiên cứu lịch sử phát triển hôn nhân của loài người và là “Vương quốc cuối cùng của chế độ Mẫu hệ”. 

Muốn đến Nữ nhi quốc Mosuo, phải ngồi thuyền rồi cưỡi ngựa đi tiếp. (Ảnh: voyagerloin.com)

Trên con đường gian nan thỉnh kinh, ngoài những hiểm nguy đến từ những con yêu tinh, sự cám dỗ cũng suýt khiến Tam Tạng phải dở dang con đường đến Tây phương cực lạc khi đi ngang qua Tây Lương Nữ quốc.

Thú vị thay, ngay trên đất nước Trung Hoa ngoài đời cũng có một “Nữ nhi quốc” tại tỉnh Vân Nam xinh đẹp, tồn tại đã 5000 năm qua. Tuy nhiên, khác với trong phim, ở đây vẫn có bóng dáng nam giới, và phụ nữ cũng không tự sinh nở được như trong phim, nhưng mọi sự ở đây vô cùng hài hòa, theo một cách khác…

Đó là mosos Tribe, vương quốc của nữ giới, nằm ở khu vực hồ Lugu, miền Nam Trung Quốc.

Phụ nữ ở vị trí trung tâm của cộng đồng

Bộ tộc mosos – gồm khoảng 15.000 người – sống quanh hồ Lư Cô ở khu vực nằm giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Hồ này được tạo ra từ nước mắt của nữ thần Gemu, vị thần mà tất cả đều tôn kính.

Hồ Lư Cô, theo tiếng mosos là hồ Mẫu Thân (hồ người mẹ của dân tộc mosos) (Ảnh: voyagerloin.com)

Từ hơn 800 năm nay, người Mosos vẫn sử dụng cùng một truyền thống để điều khiển cuộc sống hàng ngày của họ.

Trong bộ tộc Mosos, phụ nữ quyết định tất cả (Ảnh: voyagerloin.com)

Bộ tộc mẫu hệ cuối cùng của Trung Quốc

Trong bộ tộc Mosos, phụ nữ thống trị tất cả. Đến mức độ trong ngôn ngữ của họ thậm chí không có từ ‘cha’.

Gia tài được lưu truyền từ mẹ sang con gái, và con trai chỉ được xem là người tạm trú trong nhà. (Ảnh: voyagerloin.com)

Thậm chí sau khi có con, những người đàn ông tiếp tục vẫn sống trong nhà mẹ của họ, trong khi những đứa trẻ sẽ sống với vợ anh ta.

Tất cả trẻ em sống cùng mẹ. Họ không bao giờ rời khỏi gia đình, và điều này được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác cho con gái(Ảnh: voyagerloin.com)

Nền văn hóa của người Mosuo là một phần của văn hóa Daba. Hầu hết người dân Mosuo tin vào phật giáo Tây Tạng.

Mosuo là một trong số ít tộc người còn dùng ngôn ngữ tượng hình. (Ảnh: voyagerloin.com)

Họ có ngôn ngữ riêng của mình. Mọi thứ đều cổ xưa, huyền bí mà thơ mộng, bình tĩnh, thanh tao mà không gợn chút bụi trần.

Trong số họ, một số được chọn vì khả năng học tập và nếu được mẹ chấp thuận, họ được gửi đến Tây Tạng để được đào tạo thành Lạt ma bên cạnh các đại sư Phật giáo. Rồi sau đó, họ sẽ quay trở về  làng để trở thành các nhà lãnh đạo tôn giáo.

Phụ nữ là trung tâm cuộc sống của người Mosos, họ quản lý gia sản của gia đình, họ kế thừa họ (tên) và tài sản.

Còn nam giới Mosos cũng tham gia vào việc nuôi dạy trẻ con, song đó là những đứa trẻ do những phụ nữ trong đại gia đình của họ sinh ra.

Quyền hành của đàn ông đối với lũ trẻ cũng khá hạn chế. “Trẻ con của bộ tộc Mosos sống cùng vài người chú hoặc bác.

Những người đàn ông này cùng đảm nhiệm vai trò của người cha trong gia đình gồm nhiều thế hệ”, John Lombard, giám đốc Hiệp hội phát triển văn hóa Mosos, cho biết.

Người Mosos rất kính trọng các người già, đặc biệt là các phụ nữ lớn tuổi. Trong các buổi tiệc, các thành viên trong gia đình chỉ có thể thưởng thức bữa ăn của họ sau khi đã nâng cốc với người phụ nữ cao tuổi nhất.

Mỗi khi có sự kiện giao lưu, người Mosos sẽ cùng nhau nhảy nhiều điệu nhảy, các cô gái có quyền lựa chọn bạn nhảy của mình và sẵn sàng từ chối người không lọt vào “mắt xanh” (Ảnh: voyagerloin.com)

“Hôn nhân đi bộ” hay tập tục “tẩu hôn”

Thiếu nữ Mosuo đến tuổi 13 sẽ được bà nội, mẹ hoặc một phụ nữ có địa vị trong dòng tộc cử hành lễ Thành Niên.

Sau nghi lễ này, các cô gái sẽ trở thành phụ nữ và phải dọn ra ở căn gác có cửa sổ lớn sát cổng nhà nhất để bắt đầu “tẩu hôn” (còn gọi là “hôn nhân đi bộ”). (Ảnh: voyagerloin.com)

Người phụ nữ Mosuo trong trang phục truyền thống. (Ảnh: voyagerloin.com)

Các cô gái có thể mời chàng trai mình thích tới nhà và thẳng thừng cấm cửa những người không ưng ý.

Chàng trai được chọn sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái vào ban đêm, mang theo một chiếc nón rồi leo lên chiếc thang mà cô gái bắc sẵn để vào căn gác của cô.

Một góc nhà của một đại gia tộc người Mosuo (Ảnh: voyagerloin.com)

Chiếc nón sau đó sẽ được cô gái treo ngoài cửa sổ để người đến sau thấy mà rút lui. Họ sẽ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con trai phải lặng lẽ ra về trước bình minh.

Góc nhà của người Mosuo. (Ảnh: voyagerloin.com)

Mối quan hệ này có thể kéo dài từ một đêm tới lâu dài, song không có bất kỳ sự ràng buộc hay chia sẻ nào giữa họ.

Phụ nữ Mosuo có thể sinh con nhưng chẳng người đàn ông nào được trở thành cha của những đứa trẻ mà họ sinh ra. (Ảnh: voyagerloin.com)

Người Mosuo coi gia đình là điều quan trọng hơn bất kỳ các mối quan hệ khác. Cấu trúc gia đình của họ cực kỳ bền vững, nhiều thế hệ chung sống dưới một mái nhà, duy chỉ có khái niệm hôn nhân, hay chồng, cha là không tồn tại..

Vị trí người Mẹ

Bố đẻ không bắt buộc phải đến thăm con cái của mình. Đối với người Mosos, chú bác mới là những người giữ vai trò người cha. (Ảnh: voyagerloin.com)

Họ đối xử với cháu trai và cháu gái của họ như chúng ta chăm sóc con cái riêng của mình. Đối với họ, điều quan trọng nhất là chị/em của mình có một người nối dõi. Chú bác có nhiều quyền hơn cha đối với con cái của họ.

Khi mẹ qua đời, thì con gái cả được coi là người thay thế vai trò của mẹ: con gái sẽ trở thành “Ama” hoặc “Dabou”, tùy theo thuật ngữ được sử dụng trong làng.

Một “Ama” quyết định những việc phải làm trong ngày và đưa ra các chỉ dẫn, trong khi cô chăm sóc ngôi nhà nơi con và cháu mình sống.

Lưu truyền truyền thống

Mỗi buổi tối, các thành viên trong gia đình tụ tập quanh ngọn lửa được người mẹ đốt liên tục. Người mẹ  trông nom người nhà mình và đảm bảo con gái cả sẽ giữ vai trò trung tâm của gia đình, giống như mình.

Đối với người mẹ, điều quan trọng là biết rằng con gái cả của mình sẽ vui khi lãnh trách nhiệm chăm sóc gia đình, ở đây cũng có sự hòa hợp. Đôi khi các cô gái được dự định thay thế người mẹ lại thích đi học, nhưng các khu vực giáp với hồ Lô Cô rất thiếu giáo viên có trình độ.

Mosuo cũng chẳng bao giờ phải đối mặt với các tệ nạn xã hội như hiếp dâm, mại dâm. Thậm chí ly hôn ở đây cũng chẳng phải là vấn đề đáng quan tâm, bởi vì đơn giản là khái niệm đó không tồn tại, người phụ nữ có thể tự do kết thúc một mối quan hệ của mình với một người đàn ông bất cứ lúc nào.

Và vì vậy, đương nhiên tiếp sau đó sẽ không có chuyện phân chia tài sản, hoặc chuyện phân xử ai sẽ là người nuôi dưỡng con chung của hai vợ chồng. Không giống như số đông các nền văn hóa khác ở Trung Quốc, sinh con gái ở đây là một niềm tự hào và những bé gái chắc chắn sẽ có vị trí và đảm bảo hạnh phúc trong tương lai.

Đến lúc này, chắc chắn bạn sẽ đặt ra câu hỏi: Thế những người đàn ông ở đây có cảm thấy hạnh phúc không? Câu trả lời là “Có”. Những người đàn ông ở đây tự hào tuyên bố,

Người đàn ông Mosuo chỉ lấy các cô gái, chứ không phải tài sản của họ.”

Xuân Hà – Hoàng Lâm (theo voyagerloin.com)

Xem thêm:

Exit mobile version