Mùa hè năm 1945, một chiếc máy bay ném bom bay trên bầu trời thành phố Hiroshima, Nhật Bản và thả một quả bom sẽ phát nổ sau 43 giây rơi tự do. Khi quả cầu khí nguyên tử khổng lồ trải rộng vài trăm mét, không còn gì tồn tại được nữa. Nhưng mùa xuân năm sau, có một loài sinh vật duy nhất sống sót đã trỗi dậy những mầm nụ đầu tiên…
Đó chính là Ginkgo Biloba (Cây Bạch quả), sinh vật duy nhất còn sống sót được sau vụ ném bom nguyên tử Hiroshima.
Một ngôi đền Phật giáo, bị phá hủy bởi vụ nổ bom này, đã được xây dựng lại bằng cách trộn cấu trúc của nó với cấu trúc của ginkgo sống sót gần đó.
Biểu tượng cho sự bất diệt, hồi sinh, niềm hy vọng
Kể từ đó, lá bạch quả ginkgo đã trở biểu tượng của thành phố Tokyo, tượng trưng cho sự bất diệt và hồi sinh, niềm hy vọng. (Ảnh: epochtimes.fr)
Những phẩm chất và tính chất của Bạch quả Biloba Ginkgo thật đáng kinh ngạc: cây chống chịu ô nhiễm, chống chịu các vùng khí hậu.
Cây thiêng liêng của các nền văn hóa châu Á
Ở những nơi có cây sống, nó đều được đặt những cái tên rất trân trọng: Cây Sự Sống ở Tây Tạng, Cây Tuổi Thọ và Chính Trực ở Trung Quốc, Cây đẻ trứng ở Nhật Bản…
Cây đặc biệt được trồng nhiều vào triều đại thịnh thế rực rỡ nhất của 5000 năm văn minh Trung Hoa, triều đại nhà Đường, vào những năm 618-907.
Một loài cây từ thời tiền sử, nhiều tuổi hơn cả Khủng long: 270 triệu năm
Nó tồn tại trước sự xuất hiện của loài khủng long. Đã bị mất đi trong hoàn cảnh tự nhiên hoang dã, loài này đã tới với chúng ta ngày hôm nay là nhờ các nhà sư Phật giáo đã gìn giữ và trồng chúng trong các ngôi chùa.
Cây có tuổi thọ khủng khiếp: hơn 3000 năm
Loài cây kỳ diệu này không có bất cứ bệnh tự nhiên hay sâu bệnh nào, vì vậy mà Ginkgo Biloba có khả năng bất tử. (Ảnh: epochtimes.fr)
Lão Tử, người sáng lập Đạo giáo, đã trồng một cây Ginkgo khi ông còn sống.
Gần chùa Di Linh, tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, là một cây ginkgo có tuổi vượt quá 3000 năm.
Cây biểu tượng hy vọng về tương lai bất tử
Trong văn hóa truyền thống, các cháu trai mang lại hy vọng cho ông nội về việc duy trì nòi giống dòng họ, qua đó một tương lai bất tử.
Trong một số huyền thoại châu Á, người ta kể rằng người hậu duệ cuối cùng của dòng họ vương giả sẽ trồng một cây ginkgo trước khi mất đi, bởi vì như vậy là mang tới một tương lai bất tử. (Ảnh: epochtimes.fr)
Cây biểu tượng lợi sữa
Cây cứu hỏa
Có nhiều cây ginkgo như thế được gọi là cây “chống cháy”, “cây cứu hỏa”.
Trong trường hợp có hỏa hoạn, cây chảy nhựa tối đa về phía 2 đầu (gốc và ngọn), làm cho nó trở nên rất khó cháy.
Năm 1923, một ngôi đền Nhật Bản đã được sống sót sau một trận hỏa hoạn, nhờ được bảo vệ bởi một hàng rào cây ginkgo ở xung quanh.
Cây nghệ thuật đẹp hoàn mỹ
Mời quý độc giả chiêm ngưỡng cây 1400 tuổi, nhiều tuổi hơn Hà Nội thủ đô chúng ta 400 năm:
Cây chữa bệnh
Ginkgo cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong y học cổ truyền Trung Hoa.
Vậy là, thiên nhiên và lịch sử quá khứ vài trăm triệu năm vẫn dành cho con người hiện đại những điều kỳ diệu, khoa học hiện đại nói gì trước sự vĩ đại của các giá trị truyền thống? Dành một chút suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn quá ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.
Hà Phương Linh (biên dịch từ Epoch Times France)
Xem thêm:
- NASA cung cấp những bức ảnh chụp Trái Đất về đêm đẹp ngỡ ngàng. Việt Nam trông ra sao?
- Đôi mắt xanh được ví như “nàng Mona Lisa của nhiếp ảnh” ngày ấy bây giờ ra sao?
- 36 bức ảnh kể lại câu chuyện khiến con người buộc phải suy ngẫm về chính mình
- ‘Chấn động thế giới’: câu chuyện đau thương đầy xúc động với di cảo của người đã mất còn lưu trên mạng