Một số hình ảnh về “hòn ngọc Viễn Đông” Sài Gòn đầu thập niên 1920 qua ống kính của nhiếp ảnh gia Ludovic Crespin

Hoàn cảnh lịch sử

Sau khi chiếm được Sài Gòn năm 1859, người Pháp khẩn trương lên kế hoạch xây dựng Sài Gòn trở thành một trung tâm quan trọng, cả về hành chính và kinh tế, văn hóa và giáo dục của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, hay “Paris nhỏ ở Viễn Đông”.

Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng, Sài Gòn đã thay đổi, một thành phố phương Tây dần dần được hình thành, những con đường được thiết lập, biệt thự, đường phố, khu dân cư và chợ… được xây dựng. Sài Gòn phát triển vượt bậc, đứng đầu trong số các các thương cảng thuộc địa của Pháp.

Để thấy được cụ thể hơn sự phát triển của Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc, ta có thể dẫn ra một số liệu cụ thể:  Theo báo Tiền Phong: Trong những năm trước Thế chiến II, GDP của Nam bộ bằng 160% của năm 1960 (Năm 1960, GDP bình quân đầu người của miền Nam là 223 USD), GDP bình quân đầu người của miền Nam là cao thứ hai ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản. Nam bộ đã giàu có như vậy, làm sao thủ phủ của nó là Sài Gòn không giàu có và chắc chắn rằng Sài Gòn đã từng có một quá khứ đáng mơ ước.

Đôi nét về nhiếp ảnh gia Ludovic Crespin:

Ludovic Crespin (1873 – ?), là nhiếp ảnh chuyên nghiệp sống ở Sài Gòn khoảng cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.

Ông có cơ sở thương mại tại số 136-138 rue Catinat (đường Đồng Khởi ngày nay) và có một phòng phim ở số 10 Boulevard Charner (đường Nguyễn Huệ).

Ông chụp nhiều bức ảnh về thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn trong những năm 1910-1920 và đã xuất bản bộ ảnh nổi tiếng tên là “Souvenir de Cochinchine et du Cambodge” (Lưu niệm về Nam Bộ và Campuchia).

Sài Gòn đầu thập niên 1920 qua ống kính của nhiếp ảnh gia Ludovic Crespin:

Quảng trường phía trước nhà hát thành phố. Ảnh: Ludovic-Crespin
Nhà Hát Lớn. Ảnh: Ludovic-Crespin
Nhà hát Lớn nhìn từ đường Lê Lợi ngày nay
Nhà thờ Đức Bà, nhìn từ mặt sau. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Mặt trước của nhà thờ Đức Bà. Ảnh: Ludovic-Crespin
Quảng trường nhà thờ Đức bà, bức tượng của Đức Giám mục Pigneau Behaine. Ảnh: Ludovic-Crespin
Các pho tượng và cao ốc của thành phố Sài Gòn năm 1920.
Toà Đô chính. Ảnh: Ludovic-Crespin
Vườn hoa gần tòa Đô chính (Góc Nguyễn Huệ và Lê Lợi ngày nay). Ảnh: Ludovic-Crespin
Trụ sở toà án. Ảnh: Ludovic-Crespin
Dinh thống đốc Nam Kỳ. Ảnh: Ludovic-Crespin
Các mặt của Dinh Thống đốc Nam Kỳ. Ảnh: Ludovic-Crespin
Bên phải: tiệm cà phê La Rotonde, bên trái: hai tiệm đổi tiền của ba người Ấn, đường Catinat, Đồng Khởi ngày nay. Ảnh: Ludovic-Crespin
Đường Quai de Belgique nay là đường Tôn Đức Thắng. Ảnh: Ludovic-Crespin
Chợ Bến Thành. Ảnh: Ludovic-Crespin
Chợ Bến Thành chụp toàn cảnh. Ảnh: Ludovic-Crespin
Góc phố Catinat – Lagrandière, góc Lý Tự Trọng – Đồng Khởi ngày nay. Ảnh: Ludovic-Crespin
Một góc Tòa đô chính nhìn từ đường Bonnard Lê Lợi. Ảnh: Ludovic-Crespin
Sông Sài Gòn và cầu Khánh Hội. Ảnh: Ludovic-Crespin
Cây cầu của hãng vận tải Messageries Maritimes nay là cầu Mống. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Bốn cha con ở Sài Gòn.Ảnh: Ludovic-Crespin.
Sông Sài Gòn, cột cờ Thủ Ngữ. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Trụ sở của Cục hải quan. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Sông Sài Gòn. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Xưởng đóng tàu Ba Son ở Sài Gòn trong lễ hạ thủy tàu Albert Sarraut. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Hạ thủy tàu Albert Sarraut. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Thống chế Joffre tại đường đua ở Sài Gòn. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Khu vực buôn bán ở Chợ Lớn. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Những người gánh nước thuê. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Thương phố Trung Hoa. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Cầu X ở Chợ Lớn, do kiến trúc sư Brossard và Mopin xây dựng. Ảnh: Ludovic-Crespin.
Nhà máy xay gạo của người Hoa. Ảnh: Ludovic-Crespin.

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||ff3e9bf97__