Từ thời xa xưa, con người đã có tín ngưỡng đối với thần linh. Những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên xuất hiện trong thần điện của nhà thờ, thể hiện cảnh giới thiêng liêng tốt đẹp. Văn nghệ Phục hưng của Ý cũng không ngoại lệ, trong đó Raphael là một đại diện xuất sắc với chủ đề “Thánh Mẫu tử”.

Chủ đề “Thánh Mẫu tử”

Ngoài số lượng lớn tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc từ nhà thờ để ca ngợi Chúa và làm nổi bật sự trường tồn và vĩ đại của Ngài, nhiều doanh nhân hoặc gia đình giàu có cũng mong muốn đề cao nghệ thuật tôn giáo, nên đặc biệt yêu thích sự thánh thiện, tình yêu và sự ngây thơ của chủ đề “Thánh Mẫu tử” (Thánh Mẫu và Thánh Anh). Đây là một chủ đề rất hấp dẫn và đã tồn tại trong một thời gian dài.

Những bức “Thánh Mẫu tử” được vẽ bởi Danh họa nổi tiếng thời Phục Hưng Raphael tràn đầy sự yên tĩnh và xinh đẹp, thánh thiện và rạng rỡ. Những người giàu có đều hy vọng sở hữu một bức do chính tay Raphael vẽ. Vì vậy bản thân Raphael đã vẽ nhiều bức “Thánh Mẫu tử” trong cuộc đời mình. Mọi người yêu thích tranh của ông ở sự bố cục khéo léo, cùng với sự kết hợp hoàn hảo giữa thanh lịch và tự nhiên.

Dưới đây là giới thiệu về 8 bức tranh “Thánh Mẫu tử” khác nhau của Raphael, đồng thời so sánh đặc điểm của các thời kỳ khác nhau trong cuộc đời và tìm hiểu phong cách nghệ thuật dần trưởng thành của ông qua thời gian.

Thời kỳ đầu

Trước khi đến Florence, Raphael đã vẽ về đề tài “Thánh Mẫu và Thánh anh“. Trong giai đoạn này, Raphael đã sử dụng phương pháp thế tục hóa để đối lại với các chủ đề tôn giáo khô khan, đưa hình ảnh ấm áp của bà mẹ nuôi con trong cuộc sống hàng ngày lên thành hình tượng – lý tưởng hóa hình ảnh. Bố cục và hình dạng của bức tranh chủ yếu là sự tiếp nối hoặc tham chiếu của những họa sĩ đi trước. Về kỹ thuật vẽ tranh, ông thừa hưởng phong cách nghệ thuật hài hòa và yên tĩnh của Perugino. Ví dụ như các bức: “Madonna with Child and Saints“, “Solly Madonna c. 1502” và “Madonna Conestabile“.

Đây là ảnh về Kỳ đầu
Madonna with Child and Saints, năm 1502, 34 x 29 cm (Ảnh: epochtimes)

Bố cục của “Madonna with Child and Saints” rất gần với tác phẩm của họa sĩ il Francia: Thánh Mẫu và Thánh anh ở giữa, với hai bên là Saint Jerome Francis. Phong cách nghệ thuật của bức tranh này được kế thừa từ Perugino.

Bức “Thánh Mẫu tử” đầu tiên của Raphael được tạo ra theo phong cách của Perugino thuộc về đề tài tôn giáo nhỏ, thể hiện sự thành kính. Từ khoảng sau 1502 đến 1504, tác phẩm của ông có một đặc điểm chung thú vị, đó là Thánh Mẫu trở thành chủ thể chính của bức tranh, nàng thường cầm một cuốn sách trên tay. Còn em bé Thánh Anh trong vòng tay mẹ thường quay đầu hướng về cuốn Kinh Thánh, như thể muốn biết nguồn gốc và sứ mệnh của mình. Hai bức “Solly Madonna c. 1502″ và “Madonna Conestabile” là những ví dụ điển hình.

Đây là ảnh về Kỳ đầu
“Solly Madonna c. 1502”, 52 x 38 cm (Ảnh: epochtimes)
Đây là ảnh về Kỳ đầu
“Madonna Conestabile”, năm 1504 State Hermitage Museum (Ảnh: epochtimes)

Bức “Madonna Conestabile” là một tác phẩm có thể chưa được hoàn thành. Có lẽ đây là tác phẩm đang dang dở ở Umbria trước khi Raphael tới Florence. Tên bức tranh xuất phát từ tên của gia tộc Conestabile ở Perugia. Bức tranh này cũng mô tả Thánh Mẫu và Thánh Anh đang đọc thánh thư. Vào năm 1881, khi tác phẩm gốc được chuyển sang khung vẽ, người ta mới phát hiện rằng ban đầu Thánh Mẫu cầm trong tay một quả lựu (tượng trưng cho sự hy sinh và đau khổ trong tương lai của Chúa Giêsu), chứ không phải là một cuốn sách.

Trung kỳ ( thời kỳ ở Florentine): (1504-1508)

Từ năm 1504 đến 1508, Raphael đã vẽ rất nhiều bức “Thánh Mẫu tử” ở Florence. Mặc dù cùng một chủ đề, Raphael chưa bao giờ tự mãn mà giới hạn đất vẽ, ông luôn đặt cho mình những thách thức và yêu cầu riêng về sự khác nhau trong mỗi tác phẩm. Raphael biết cách tiếp thu trí tuệ và kinh nghiệm của người khác. Trong kỹ thuật vẽ tranh, ông nghiên cứu sâu sắc tinh thần nhân văn và hội họa, dựa trên kỹ thuật bậc thầy của những người đi trước và thêm vào đó kinh nghiệm thực tế của mình, dần dần hình thành một phong cách hội họa mượt mà, mềm mại.

Chỉ sau bốn năm, Raphael đã thành thạo các kỹ năng phác họa, kết cấu của các họa sĩ Florence. Ông cũng hấp thụ kết cấu tinh tế của tranh sơn dầu Bắc Âu, học được bố cục và tạo hình nghiêm ngặt từ danh họa Da Vinci. Ông cũng học về cấu trúc cơ thể cường tráng của con người từ danh họa Michelangelo.

Raphael không chỉ biết sao chép, phác thảo, mà còn để ý tới sự tinh tế và sàng lọc từ các phác họa của bản thân mình, cuối cùng ứng dụng nó vào tác phẩm. Công sức của ông bỏ ra quả đã không uổng phí. Sau khi đã “lột xác”, các tác phẩm của ông, ngoài việc vẫn giữ được sự yên tĩnh ban đầu, thậm chí còn trở nên trang trọng hơn, nhưng vẫn ấm áp, không bị cứng nhắc. Ví như các bức: “The Madonna del Granduca” và “La Belle Jardiniere“.

Đây là ảnh về Trung kỳ
“The Madonna del Granduca” (Ảnh: epochtimes)

Bức “The Madonna del Granduca” được vẽ ngay sau khi Raphael đến Florence vào năm 1505. Do ảnh hưởng của Da Vinci, có thể thấy từ bức tranh này là Raphael đã biết sử dụng hiệu ứng ánh sáng và bóng tối. Bức tranh này thuộc về sở hữu của Ferdinand III (Đại công tước xứ Tuscany).

Đây là ảnh về Trung kỳ
“La Belle Jardiniere”, năm 1507. Louvre, Paris, France (Ảnh: epochtimes)

Bức “La Belle Jardiniere” được Fabrizio Sergardi, một nhà quý tộc của Siena ủy thác cho Raphael vẽ. Bức tranh này mô tả Thánh Mẫu, Thánh Anh và John the Baptist trẻ tuổi, theo cấu trúc dạng kim tự tháp, hiện đang được lưu trữ trong Bảo tàng Louvre ở Paris. Trong tác phẩm này, có thể thấy rằng Raphael không chỉ đã học được kỹ thuật vẽ tương phản của Da Vinci mà còn thể hiện tư thế của Thánh Mẫu ung dung và tự nhiên hơn.

Đây là ảnh về Trung kỳ
“Tempi Madonna”, năm 1507 (Ảnh; epochtimes)

Ngoài hai tác phẩm được đề cập ở trên, còn có “Ansidei Madonna” và “Tempi Madonna“. Những tác phẩm này có một đặc điểm chung: đó là chúng giữ được nét duyên dáng và bố cục nhân vật cân bằng, là yếu tố thừa hưởng từ Perugino.

Cộng với đó là việc xử lý không gian tự nhiên hợp lý, đơn giản hóa chủ đề, làm cho công trình của ông gọn gàng hơn. Nói cách khác, bố cục khắt khe đã làm cho bức tranh của ông ổn định, trưởng thành hơn nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp ấm áp và tinh tế ban đầu.

Kỳ cuối (chốn dừng chân ở Rome): sau năm 1508

Kể từ khi rời Florence và đến Rome, Raphael đã bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ của Giáo hoàng, chủ yếu là vẽ tranh tường quy mô lớn và các nhiệm vụ kỹ thuật khổng lồ. Thời kỳ này các tác phẩm của ông có chủ đề đơn giản như miêu tả “Thánh Mẫu tử” là tương đối hiếm.

Tuy nhiên, cùng với công nghệ được cải tiến hơn, cho dù cùng một chủ đề “Thánh Mẫu tử”, nhưng ngôn ngữ và kỹ năng nghệ thuật của Raphael trở nên tự nhiên hơn và có sức mạnh biểu cảm của văn học phối hợp cùng quan niệm nghệ thuật.

Tư thế, cấu trúc của cơ thể con người, thành phần màu sắc, bố cục, không gian, vận dụng ánh sáng, tất cả đều trở nên trang nghiêm  và khép kín. Ví dụ như bức “Alba Madonna” năm 1510 và “Madonna della seggiola” năm 1513.

Đây là ảnh về Kỳ cuối
“Alba Madonna”, năm 1510 (Ảnh: epochtimes)

Khi nói đến Thánh Mẫu, mọi người thường nghĩ ngay đến không phải là khuôn mặt nghiêm túc và cứng nhắc trong những bức tranh thời Trung cổ, mà là một loạt những hình ảnh đẹp dưới cây cọ tài tình của Raphael. Đó là những hình ảnh trong sáng và ngọt ngào. Nghiên cứu sâu sắc về Raphael, nhận thấy rằng phụ nữ có nét độc đáo riêng biệt. Không lạ gì khi người châu Âu khi ca ngợi vẻ đẹp của phụ nữ thường nói là “đẹp như Madonna của Raphael“.

Đây là ảnh về Kỳ cuối
“Madonna della seggiola”. Năm 1513. (Ảnh: epochtimes)

Mặc dù thời đại biến đổi khác nhau, nhiều người vẫn quen thuộc và yêu thích sự thuần khiết và dịu dàng của vẻ đẹp kiểu này. Đây có thể cũng là ví dụ thanh lịch nhất về vẻ đẹp nữ tính, tuy nhiều mà một, như Raphael đã viết cho một người bạn rằng: “Để mô tả vẻ đẹp, bạn hẳn đã phải thấy nhiều phụ nữ đẹp. Nhưng bởi người đẹp quá ít, nên tôi đều sử dụng hình ảnh lý tưởng xuất hiện trong lòng mình“.

Đôi nét về tác giả:

Raphael (1483 – 1520) (Ảnh: wikipedia)

Raffaello, thường gọi là Raphael, tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino (6 tháng 4 hoặc 28 tháng 3 năm 1483 – 6 tháng 4 năm 1520) là họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng người Ý. Cùng với Michelangelo và Leonardo da Vinci, ông hình thành bộ ba bậc thầy vĩ đại vào thời đó.

Raphael là một họa sĩ rất năng suất, ông có một xưởng vẽ rất lớn, và bất chấp cái chết khá sớm của ông ở tuổi 37, đã để lại một khối lượng lớn các tác phẩm. Nhiều tác phẩm của ông được tìm thấy trong tòa thánh Vatican, nơi những bức bích họa Raphael Rooms ở ngay trung tâm, và đây cũng là các tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp của ông.

Ngoài chuyên môn họa sĩ, Raffaello còn là một kiến trúc sư lỗi lạc. Bằng chứng là việc thiết kế nhà thờ Thánh Pie tại Vatican ở Roma. Ông cũng đã có những đóng góp quan trọng trong quy hoạch tổng thể Nhà thờ lớn và đồng thời còn là người phụ trách công việc thi công công trình này.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay:

videoinfo__video2.dkn.tv||b26f1b96a__