Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, có ảnh hưởng tới rất nhiều thế hệ nhạc sĩ và khán giả sau này. Ngũ tấu đàn dây ‘String Quintet cung Đô thứ Op. 104’ của Beethoven bộc lộ sự tinh tế, rực rỡ những ánh sáng lạc quan của tâm hồn, thông qua đó, chủ nghĩa anh hùng được thăng hoa trong từng cung nhạc, hợp âm và giai điệu.

String Quintet cung Đô thứ Op. 104 được viết bởi Beethoven năm 1817, trình diễn vào ngày 10 tháng 12 năm 1818, và xuất bản năm 1819, là tác phẩm được soạn lại từ tác phẩm tam tấu Piano Trio cung Đô thứ Op. 1 No. 3 của chính ông, nhưng tác phẩm này dành cho ngũ tấu đàn dây, bao gồm: 2 violon, 2 viola và 1 cello.

String Quintet in C minor, Op. 104 gồm 4 chương:
Chương 1: Allegro con brio (C minor)
Chương 2: Andante cantabile con Variazioni (E flat major)
Chương 3: Minuetto. Quasi allegro (C minor, with a trio in C major)
Chương 4: Finale. Prestissimo (C minor)

Clip là trọn vẹn tác phẩm được biểu diễn bởi nhóm ngũ tấu gồm 5 nghệ sỹ: Alma Olite (violín), Agatha Szymczewska (violín), Agnieszka Podlucka (viola), Maya Tal (viola), Bas Jungen (cello)

videoinfo__video3.dkn.tv||b3ee2caae__

Chương 1 mang theo nét tinh thần âm nhạc rất quyết liệt, giống như một sự tranh đấu nội tâm, một chủ nghĩa anh hùng được khắc họa đậm đặc. Trong đó tác giả đã sử dụng ưu điểm kịch tính của đàn dây vô cùng tài tình, với bố cục tương phản trong từng câu từng đoạn, co giãn liên tục cho tới lúc kết thúc, mà sự thư giãn được cảm thấy rõ nhất là mỗi khi câu chủ đề được tái hiện.

Ảnh minh họa: eventpeppers.com

Chương 2 mang đến một không gian cổ điển vô cùng sâu sắc với tốc độ chậm vừa hóa ái trên cung nhạc Mi giáng trưởng, khác với cung nhạc chủ của toàn bộ tác phẩm là Đô thứ. Chính vì vậy, những chương nhạc tràn ngập những xúc cảm của tình yêu lãng mạn. Cho đến quá giữa chương nhạc, tác giả đã soạn một điệp khúc buồn dâng não nề để tạo nên một tương phản thật nghệ thuật trước khi quay về sự tái hiện tươi vui.

Chương 3 được viết theo hình thức Minuetto rất sống động, hài hòa và đặc sắc. Mặc dù chương nhạc đã quay về giọng chủ Đô thứ mang chất nội tâm quyết liệt, nhưng tác giả đã sáng tạo những biến tấu trên giọng Đô trưởng rất tươi, và dĩ nhiên đó cũng chỉ là một trong những cách thể hiện tương phản từ bút pháp tuyệt vời của nhạc sỹ.

Chương 4 là chương nhạc hay nhất của tác phẩm này, bộc lộ sự tinh tế, rực rỡ những ánh sáng lạc quan của tâm hồn, thông qua đó, chủ nghĩa anh hùng được thăng hoa trong từng cung nhạc, hợp âm và giai điệu.

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.

Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Kim Cương