Sứ Thanh Hoa thời Cảnh Đức nhà Nguyên có công nghệ chế tác phát triển càng ngày càng thành thục, giới nghệ nhân gọi tắt là “Nguyên Thanh Hoa”. Sứ Thanh Hoa khởi đầu được chế tác vào thời Đường, là một trong những sản phẩm sứ cao cấp Trung Quốc, các sản phẩm gốm sứ được vẽ hoa văn trang trí bằng nước men màu xanh lam, thuộc loại sứ men màu.
Sứ Thanh Hoa, hòa tấu đàn nhị hồ, đàn tranh, sáo trúc và đàn tỳ bà:
Màu xanh hiện lên nền sứ trắng, những bông hoa xanh biếc yêu kiều, là yếu tố tịnh của “báu vật nhân gian” này. Sứ Thanh Hoa tồn tại như một báu vật quý giá, khó trách văn nhân mặc khách vì thế mà tạo nên vô số những áng văn thơ và âm nhạc thanh thoát bất hủ.
Đồ sứ Thanh Hoa sử dụng trong nước có màu xám xanh, đôi khi là màu xanh hơi xám một chút, hoặc là thanh hoa phát ra màu xanh ánh xám. Họa tiết hoa văn có đặc trưng mềm mại, phóng khoáng, các nét vẽ tương đối đơn giản, còn hơi thô, thường gặp là trang trí hoa cỏ.
Sứ Thanh Hoa, song tấu đàn tranh và đàn tỳ bà:
Người Mông Cổ lập ra nhà Nguyên sau khi chiếm được Trung Nguyên, nên lịch sử phát triển Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi những nét đặc thù của người dân Mông Cổ, đặc biệt là nghệ thuật văn hóa gốm sứ.
Do người Mông Cổ có thói quen sử dụng đồ sành nhiều hơn đồ sứ nên thời gian này đồ sứ được sản xuất rất ít nên những đồ sứ thời Nguyên mới trở nên đặc biệt quý hiếm.
Đồ sứ thời Nguyên với những đặc điểm sau: “Đường nét trên gốm sứ thời nhà Nguyên còn mang đậm phong cách Mông Cổ nên nét vẽ thô, chưa mang tính thẩm mỹ cao, vẽ con rồng dài giống con trùn đất, còn vẽ con phụng giống con gà. Nhưng đến cuối thời kỳ nhà Nguyên đầu thời kỳ nhà Minh, đường nét vẽ tinh tế, biến tấu tinh xảo hơn”.
Sứ Thanh hoa bất kể là dùng chất liệu gì, hoa văn đường nét, thời gian nung hay công nghệ chế tác đều cực kỳ tinh tế. Thông qua nặn bùn, làm phôi, in phôi, vuốt phôi (làm cho đường nét phôi sắc sảo), tráng men bên trong, vẽ phôi, xoa men bên ngoài, khoét đáy cho vừa đủ, vẽ kiểu dáng đáy, tráng men đáy, bọc men vừa đủ, hoàn thành tác phẩm sứ thô, nung sứ, mở lò, … hơn mười mấy công đoạn làm việc.
Thiên nhiên diệu kì, ai ngờ được đất đá có thể được chế thành phôi bùn, phôi bùn lại kinh qua một giai đoạn gia công nữa rồi thay da đổi thịt. Mỗi một sản phẩm sứ đều bắt nguồn từ những người thợ lành nghề nhiều năm kinh nghiệm, tỉ mỉ từng nét vẽ, dù nội dung tranh vẽ không đổi nhưng mỗi một tác phẩm đều mang trên mình đặc điểm sinh mệnh riêng.
Có lời kể rằng, Sứ Thanh Hoa là sản phẩm gia truyền, đạt đến đỉnh cao ở giai đoạn thời Minh – Thanh, là một trong những dòng gốm sứ cao cấp và đắt tiền nhất thời đó. Nhưng từ sau cải cách, vì sự cạnh tranh giữa các lò gốm sứ cùng địa phương, kỹ thuật sản xuất gốm sứ không ngừng phát triển trong khi gốm sứ Thanh Hoa mang tính truyền thống, đơn chiếc, giá cả quá đắt đỏ, chỉ sản xuất đáp ứng một hai tầng lớp nên sứ Thanh Hoa không được sử dụng rộng rãi so với những lò gốm khác.
Chủ lò gốm đời cuối cùng vì không cam tâm nhìn tinh hoa lò gốm truyền đời thất lạc nên đã đem kỹ nghệ gốm sứ Thanh Hoa truyền lại vào dân gian, từ đó gốm sứ Thanh Hoa trở thành loại gốm sứ thông dụng như hiện nay.
Các sản phẩm gốm sứ có vẽ hoa lam hiện giờ đều là bắt nguồn từ sứ Thanh Hoa này, dĩ nhiên về chất lượng, độ dày mỏng, độ trong, thanh vang, sự tinh tế, v.v… đều không thể dùng gốm sứ ngày nay để đánh giá gốm sứ Thanh Hoa gia truyền ngày trước. Sứ Thanh Hoa cổ cũng là 1 trong số nhiều món được các tay sành đồ cổ lùng mua.
Sứ Thanh Hoa còn là “Phép ẩn dụ” tài tình. Thời xưa người đọc sách Thánh Hiền hy vọng có thể “Thanh xuất vu lam” hay “Thắng vu lam”, tức là hậu sinh khả úy, trò có thể giỏi hơn thầy, bước vào con đường làm quan với nguyện vọng “Thanh vân trực thượng” (thẳng tiến mây xanh), khát vọng làm một “thanh thiên” được người dân kính yêu; thậm chí sau này có xếp áo mũ về quê cày ruộng cũng hy vọng có thể “Danh thùy thanh sử” (lưu danh sử sách), “lưu thủ đan tâm chiếu hàn thanh” (lưu lại một tấm lòng son). Rõ ràng, chữ “thanh” (xanh dương) trở thành sức nặng đối với các nhân sĩ lúc bấy giờ.
Cung Thức đời Thanh trong tác phẩm “Đào Ca” tán thưởng sứ Thanh Hoa: “Men trắng hoa xanh một lửa nung thành, hoa từ trong men nở lộ rõ ràng. Có thể hòa cùng sự kỳ diệu của tạo hóa tiên thiên, vô cực tồn tại thái cực sinh”.
Thanh Hoa Sứ, độc tấu đàn tranh:
Sứ Thanh Hoa, ca sĩ người Đài Loan Châu Kiệt Luân góp phần làm nên kiệt tác, dựng lại một phần cảnh các Sản phẩm của Thanh hoa sứ được bán đấu giá, các chuyên gia đồ cổ lùng mua, quá khứ các thế lực tranh giành nhau những bí quyết của quy trình chế tác ra những sản phẩm tuyệt mỹ này:
Sứ Thanh Hoa dù là vật dụng, đồ trưng bày hay trang trí tao nhã, thảy đều là tâm tình sâu xa của người sáng tạo, thoải mái cùng sơn thủy mà vẩy mực, đậm nhạt theo cung bậc hài hòa. Phẩm vật sứ cổ đặt trước mắt, hay xuất hiện trong nhạc khúc, dù không sờ được, cũng cảm thấy sắc hương tràn đầy tay áo. Vậy nên có người nói tinh hoa của nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc: Sứ Thanh Hoa – Trọn vẹn khát vọng của người quân tử.
Kỳ Văn
Xem thêm:
- Tinh hoa hồn Việt: Điều gì đã khiến những thanh âm xúc động ngọt ngào của “Bèo dạt mây trôi” trở thành chuẩn mực bắt buộc tại cuộc thi âm nhạc quốc tế?
- Những bức tranh này nhìn theo 2 cách đều đẹp bởi cơ chế hoạt động nào của mắt?
- Cứu một mạng người bằng xây bảy tòa tháp: có một ngày mà hàng triệu giọt nước mắt cảm ân long lanh rơi xuống. Đó là ngày nào?
- Bộ sưu tập ‘Theo chân thợ săn’ – Phần 3: Khoảnh khắc cuộc sống quanh ta