Trong đời sống của người Mông Cổ, tiếng hát tiếng đàn ngân vang cả chốn thảo nguyên rộng lớn. Tiếng vó ngựa làm đệm cho tiếng đàn mã đầu cầm trải dài bất tận. Đàn cất lên như một giọng ca ai oán não nùng, tiếng đàn như khóc than, nỗi buồn với nuối tiếc khôn nguôi. Tại sao cây đàn đó được gọi là mã đầu cầm? Hậu nhân đã chiêm nghiệm được gì từ truyền thuyết về chiếc đàn ấy?

Mông Cổ được mệnh danh là một xứ sở thảo nguyên của những nghệ nhân du mục, nơi đây không khó khăn để bạn lắng nghe một giọng ca khỏe khoắn, mạnh mẽ của những nghệ nhân vừa ca vừa đàn. Tiếng đàn lời ca khiến bạn dừng đôi chân vội vã để lắng nghe như một khúc tâm tình trải lòng của người chơi đàn.

Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu con ngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của người Mông Cổ, bạn sẽ được nghe những bài trường ca urtiin duu, có tiếng đàn trầm hơn đàn gáo (ngoài Bắc gọi là đàn hồ), Đó là đàn “morin-khuur” (đọc là “mô rin khua”, morin là con ngựa, khuur là cây đàn, viết theo chữ Hán đọc là “Mã đầu cầm” 马头琴 – nghĩa là cây đàn có hình đầu con ngựa)

Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu con ngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa. (Ảnh: DamSan.Net)

Cây đàn có truyền thuyết là một cố điển tích sầu bi

Tương truyền, ở phía bắc xứ Mông Cổ có một Thiên Miếu, người bản xứ gọi là “Bogdokure”. Đây là một miếu để thờ Trời. Muốn đến đây, người ta phải băng rừng lướt bụi bằng ngựa suốt bốn mươi ngày. Kế đến là ngọn Cấm Sơn mà người Mông Cổ gọi là “Jasaktu Ui”. Đây là một vùng hoang vu.

Ở mấy thung lũng, thỉnh thoảng có 8 con ngựa đến ăn cỏ. Đó là những con thiên mã rất đẹp. Ngoài 7 con mập mạp, mạnh mẽ có một con lại gầy gò, nháy mắt đã đi xa được ngàn dặm. Người Mông Cổ gọi là “Jonung Khara Mori”, ta có thể tạm gọi là con Thiên lý mã.

Hằng đêm, nhị thập bát tú sa xuống. Vừa đến mặt đất thì 28 vì sao ấy biến thành 28 tướng trẻ tuổi mỹ mạo tuấn tú, mặc kim giáp kim bào. Hai mươi tướng ngồi trên ngựa. Còn tám tướng kia thì đi thẳng đến Cấm Sơn, rồi cưỡi tám con thiên mã đương ăn cỏ ở đấy. Bấy giờ, họ mới phi ngựa rong chơi khắp nơi. Rồi đến khi trời vừa hừng đông thì họ trở về trời, thành 28 vì sao như cũ. Và khi tối đến thì họ lại xuống trần gian.

Đó là những con thiên mã rất đẹp. Ngoài 7 con mập mạp, mạnh mẽ có một con lại gầy gò, nháy mắt đã đi xa được ngàn dặm. (Ảnh: pinterest.com)

Một hôm, vị tướng trẻ tuổi chỉ huy trong 28 vì sao ấy cưỡi con Thiên lý mã đi dạo, bỗng gặp một cô thôn nữ duyên dáng xinh tươi, sinh lòng cảm mến. Rồi cả hai cùng tha thiết yêu nhau.

Cứ hàng đêm, chàng đến với nàng, chung gối giao đầu, âu yếm trong túp lều tranh đầm ấm của cô thôn nữ. Rồi khi vừng hồng sắp ló dạng thì chàng phi ngựa đi mất để nàng trơ trọi, cô quạnh phòng không.

Một thời gian như thế, nàng tò mò hỏi quê quán, gốc gác thì chàng mỉm cười âu yếm, tìm mọi cách tảng lờ. Lòng nghi hoặc nên một hôm, nàng không ngủ, chờ lúc chàng lên yên đi thì nàng cũng rón rén lén bước ra ngoài, bắt ngựa đuổi theo. Vì gấp rút để về thiên đình cho kịp giờ trước trời sáng nên chàng không hay gì cả. Nhưng ngựa của chàng chạy quá nhanh, thoáng chốc người và ngựa đều biến mất. Nàng thôn nữ không đuổi theo kịp, đành thui thủi quay về.

Tuy vậy, nàng cũng tìm được một ít sự thực về con ngựa khác thường này, nên một hôm thừa lúc chàng ngủ say, nàng lẻn ra ngoài. Đến gần ngựa, nàng quan sát kỹ, thấy phía sau mỗi chân ngựa có một cánh nhỏ, lúc ngựa không chạy thì cánh xếp lại. Nàng mừng rỡ; và vì muốn giữ mãi người yêu bên cạnh mình nên nàng cắt lấy 4 cánh ấy.

Vị tướng trẻ tuổi bỗng gặp một cô thôn nữ duyên dáng xinh tươi, sinh lòng cảm mến. Rồi cả hai cùng tha thiết yêu nhau. (Ảnh: pinterest.com)

Cũng như thường lệ, trời vừa rạng đông, chàng trai trẻ lén trỗi dậy ra ngoài, lên yên phi ngựa về thiên đình. Nhưng lần này chàng lấy làm ngạc nhiên là ngựa chạy quá chậm. Trời sắp sáng mất, ngựa lại thở hồng hộc. Đến giữa một bãi sa mạc mênh mông, con thiên lý mã quỵ xuống và trút hơi thở cuối cùng.

Vầng thái dương đã mọc rồi. Ngôi sao chàng đã tắt. Chàng không còn hy vọng trở về thiên đình mà cũng không còn mong gì trở lại với người yêu để cùng âu yếm trong túp lều tranh đầm ấm hôm xưa. Cô độc giữa bãi sa mạc, chàng buồn bã ôm lấy xác ngựa. Nước mắt chàng nhỏ xuống thân ngựa, bỗng nhiên con ngựa biến thành cây đàn. Đầu ngựa là đầu đàn, đuôi ngựa là dây đàn. Chàng đưa tay nhẹ vuốt mấy dây, bật lên thành tiếng não nùng. Tiếng chàng thở than hòa với tiếng não nùng ấy thành những lời ca cực kỳ ai oán.

Chàng khóc tiếc quãng đời địa vị của chàng. Chàng khóc cái chết của con ngựa quý. Chàng lại khóc cho mối tình tan vỡ đối với nàng thôn nữ, người yêu tha thiết đã vì quá yêu mà vô tình gây nên họa thảm, biết bao giờ được hàn gắn mối duyên xưa.

Điều mà bất kì ai nghe âm thanh của nó đều đánh giá: “Mã đầu cầm” là một thiên tình sử bi đát của người Mông Cổ. Mà âm thanh của nó chỉ để phô diễn những nỗi sầu buồn tang tóc bất diệt của loài người.”

(Ảnh: kenh14.vn)

Say đắm hương sắc tình trần thế, vị tướng kia lạc chốn cõi mê, bị sợi tình trói chặt mà chẳng còn lối về.

Truyền thuyết về cây đàn mã đầu cầm khiến nhiều người trầm tư suy nghĩ. Kết thúc câu chuyện là  ân hận, nuối tiếc khôn nguôi, tiếng khóc thấu tận mây trời, kêu trời, trời cao xa thẳm, gọi đất, đất im lặng cúi đầu. Vì cớ chi mà vị tinh tú lạc chốn mê? Vì say mê sắc hương cô thôn nữ xinh đẹp, vì cám dỗ đam mê khó chối từ. Cứ mỗi lần lại say thêm một chút, như men rượu nồng thấm đậm con tim yêu.

Rồi chính sợi dây ấy lại trói người ta thật chặt, ở không được, về không xong. Để rồi ở lại đây mà nuối tiếc thuở huy hoàng. Chợt nhận ra đây chẳng phải nơi thuộc về mình, tiếng hát ấy cất lên cùng tiếng đàn càng làm cho nỗi lòng tê tái.

Sắc tình là một sự đam mê có sức hủy diệt cuộc đời của một con người. Người vì sắc mà quên thảy sự đời, bị nó nhấn chìm mà tới khi chết mới nhận ra đó là cạm bẫy ngọt ngào.

Vì cớ chi mà vị tinh tú lạc chốn mê? Vì say mê sắc hương cô thôn nữ xinh đẹp, vì cám dỗ đam mê khó chối từ. Cứ mỗi lần lại say thêm một chút, như men rượu nồng thấm đậm con tim yêu. (Ảnh: wikimedia.org)

Sắc tình hủy diệt bậc quân tử, nhục dục sai khiến bậc vương quân. Đam mê nhục dục, say hưởng sắc hương khiến biết bao nhiêu những sai lầm tiếc nuối trong lịch sử.

Thuở xưa khi nói về đạo hạnh của người quân tử, biết chế ngự tâm thân, vượt qua cám dỗ sắc dục, giữ tâm thân thanh tịnh đó mới được coi là anh hùng trí  lớn.

Trong Phật gia, người tu hành không dứt được ham mê sắc dục, thì vĩnh viễn không bao giờ đắc được quả vị. Minh chứng cho một điều rằng, sắc tình là một thứ hương mê hoặc con người, bản lĩnh, ý chí mới có thể vượt qua. Đây cũng chính là chiếc chìa khóa vàng mở một cánh cửa cho bản thân trở về với thiên giới.

Thuở từ biệt vợ đẹp con khôn vào rừng khổ tu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là một giác ngộ về nơi chốn thực sự của cuộc đời con người. Vinh hoa phú quý, người đẹp tình say, không phải là vĩnh hằng, đó chỉ là một giấc mộng ngắn ngủi của một đời người. Phải tìm về nơi thật sự thuộc về mình, nơi mà niềm vui và hạnh phúc là vĩnh cửu. VÌ điều ấy mà Ngài quyết dứt bỏ mà ra đi. Đây không phải là sự vô trách nhiệm mà người thường vẫn quy chụp. Đây chính là sự giác ngộ mà tỉnh cơn mê đắm này.

Thủa từ biệt vợ đẹp con khôn vào rừng khổ tu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là một giác ngộ về nơi chốn thực sự của cuộc đời con người. (Ảnh: hoasenphat.com)

Trong một lần giảng Pháp, có đệ tử đã từng hỏi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rằng: Bạch sư tôn, liệu có Pháp môn nào mà không phải rời bỏ thế tục mà vẫn tu thành chính quả không? Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời: vậy con hãy đợi hơn 2500 năm nữa, sẽ có một vị Đại Phật truyền bộ môn Pháp đó.

Ngày đó chính là hôm nay, khi mà Đại Pháp hồng truyền, người muốn tu luyện không phải rời bỏ thế tục, trong cõi người thường mà tu luyện, bởi tu là tu chính cái tâm mình, ở chính trong thùng thuốc nhuộm, trong dòng chảy lớn của cuộc đời mà ma luyện tâm tính, mà gột rửa tâm thân.

Giống như ngọc kia muốn sáng thì phải gọt giũa hằng ngày. Tu tâm đoạn dục, từ trong chính cám dỗ ma mị mà thực sự bước ra.

Giống như ngọc kia muốn sáng thì phải gọt giũa hằng ngày. Tu tâm đoạn dục, từ trong chính cám dỗ ma mị mà thực sự bước ra. (Ảnh: theprovisumgroup.com)

Điển tích về mã đầu cầm làm chúng ta thêm một lần chiêm nghiệm về lẽ đời, về ái tình sắc dục và về nơi mà thực sự là nhà của bản thân mình. Đâu là giấc mộng, đâu là chân thực. Để rồi chính chúng ta đừng như vị tinh tú kia, đến giữa chặng đường đời, khi đam mê chẳng còn, cửa đường về đã đóng, thì là tiếng khóc não lòng, tiếng đàn bi thảm của sự nuối tiếc khôn nguôi, ân hận dày xéo đến sống cũng chẳng màng. Lạc lõng giữa chốn xa lạ mà chẳng biết được ngày trở về.

Tịnh Tâm