Thành ngữ “mẹ chồng nàng dâu”, vốn hay làm người ta liên tưởng đến một mối quan hệ nhiều xung động, phức tạp, nhiều ẩn ức, có thể “bằng mặt” nhưng không “bằng lòng”… Ngày của người phụ nữ, người ta thường dành những lời ca tụng tới người yêu, mẹ, vợ, cô giáo… nhưng có mấy người thực sự dành tấm lòng xúc động và nâng niu dành cho “mẹ chồng”?
Sau đây Đại Kỷ Nguyên giới thiệu một một lời tâm sự “hiếm thấy” của một nàng dâu, chị Nguyễn Thị Thu Hà, hiện đang công tác tại Đài Truyền Hình Trung ương. Có người nói phải chăng chị quá may mắn?
…Và rồi tôi gặp mẹ chồng tôi ngày đó, mẹ đã giúp tôi quên luôn cái cảm giác có khoảng cách với người thành phố, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng người Hà Nội gốc lại giản dị như vậy. Cảm ơn mẹ về những ngày mẹ đã đồng hành cùng con trong 15 năm qua, về những thiếu sót của con mẹ âm thầm viên dung và tha thứ hết, cảm ơn sự an bài của Thượng đế cho một kiếp nhân duyên này của mẹ con mình…. Từ ngày về làm dâu mẹ, con luôn muốn dành tặng mẹ một món quà có ý nghĩa để mang lại cho mẹ một niềm hạnh phúc bất ngờ. Tiền bạc, vật chất thì mẹ đã xem nhẹ từ lâu…vậy quà gì bây giờ…? Con nghĩ hôm nay có lẽ chính là cơ hội…
Cửa sổ hạnh phúc, phải chăng chính là mẹ chồng đã mở ra cho chúng tôi?
Trong cuộc đời mỗi người phụ nữ đều có những ước nguyện cho riêng mình, ước nguyện một mái ấm hoàn hảo, một gia đình trọn vẹn nghĩa yêu thương chồng vợ, hiếu kính cha mẹ và nuôi dạy những đứa con khôn lớn, trưởng thành.
Ngày tôi nhận lời “tìm hiểu” anh ấy, chính là cái ngày mà tôi được anh đưa về ra mắt bố mẹ chồng tương lai, giữa một Hà Nội ồn ào náo nhiệt, tôi được gặp một cặp vợ chồng già gắn bó yêu thương, tôn trọng nhau.
Tấm lòng thơm thảo, sự chân thật của bố mẹ anh ấy ngày đó nó luôn còn mãi trong ký ức tôi đến tận bây giờ và có lẽ mãi về mai sau nữa. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng người Hà Nội gốc họ lại giản dị như vậy, vì từ khi ở thành phố tôi luôn cảm thấy có một khoảng cách giữa thủ đô và quê mẹ, và rồi tôi gặp mẹ chồng tôi ngày đó, mẹ đã giúp tôi quên luôn cái cảm giác có khoảng cách với người thành phố.
Mọi chuyện đều được tiến hành theo nghi lễ truyền thống, tôi được bố mẹ chồng đón về làm dâu, cái ngày đó mẹ chồng tôi vui lắm, niềm vui thể hiện trên nét mặt của mẹ từng phút, tôi cảm thấy vui theo vì mình có thể đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác. Và rồi cuộc sống mới bắt đầu từng ngày đối với tôi đều như một giấc mơ, mẹ không có con gái và mẹ luôn tâm sự là tôi vừa là con dâu vừa là con gái của mẹ, mẹ nói rồi con sẽ vất vả.
Mẹ đưa ước mơ của mình chắp nối cho cuộc sống chúng tôi
Tôi chẳng thấy vất vả gì, mẹ nhanh thoăn thoắt, làm việc gì cũng nhoáng một cái là xong, ngược lại hoàn toàn với cái thói đủng đỉnh từ bé của tôi. Làm dâu con trong nhà tôi là một em nhỏ trước bố mẹ và chồng mình, thế là tôi luôn được cả nhà nhường nhịn, chăm chút từng bữa ăn cũng như những lời chia sẻ cho cuộc sống muôn mầu nơi thành thị.
Năm sau cháu nội của mẹ ra đời, niềm hạnh phúc thăng hoa, mẹ chăm tôi từ trong viện cho đến khi ở nhà, mẹ làm tất cả, không cho tôi làm gì trong bốn tháng đầu sinh con, nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao bây giờ lại có người mẹ chồng tốt đến như vậy nhỉ, mà lại là người thành phố, thầm nghĩ mình thật may mắn biết bao. Tôi đi làm, mẹ ở nhà vừa trông cháu, vừa nấu cơm, tôi về chỉ việc ngồi vào mâm cơm ăn và sau đó ôm con lên gác nghỉ trưa, những việc còn lại mẹ làm hết, mẹ nhất định không cho tôi làm gì, mẹ nói “con của con nó cần con hơn, những việc này mẹ làm được”.
Có một câu chuyện mà mỗi lần nhớ lại tôi thật sự thấy có lỗi với mẹ chồng mình, ngày đó do hai vợ chồng có mâu thuẫn gì đó, anh ấy đi làm và về rất muộn, mẹ chồng tôi 12 giờ đêm lấy xe đạp ra đi quanh thành phố để tìm, mẹ trở về và nói với tôi là con cho cháu ngủ đi rồi mai chồng con sẽ về, đừng đợi nữa. Cái ngày nông nổi đó tôi đã làm mẹ phải lo lắng cho mình, giờ ngẫm lại thấy thật sự bội phục mẹ chồng lắm. Mẹ đã không có một lời trách móc chúng tôi.
Khi con trai tôi hai tuổi mẹ gọi hai vợ chồng tôi ra bàn uống nước và mẹ nói rằng muốn cho hai chúng tôi ra ở riêng, mẹ đã mua một ngôi nhà ở một quận bên cạnh. Tôi ngẩn người vì không hiểu tại sao đang êm đềm thế này mẹ lại bảo chúng tôi ra ở riêng nhỉ, cũng nghĩ xem mình có sai sót gì với mẹ không vv..
Nhưng mẹ nói mẹ sẽ đi theo các con trông cháu đến khi cháu đi học mẹ sẽ về, và bất kỳ khi nào các con cần mẹ sẽ đến, mẹ nói cuộc đời mẹ luôn mơ ước được ở tự do, được sống trong ngôi nhà mà chỉ có hai vợ chồng, các con sẽ trưởng thành hơn và biết có trách nhiệm với nhau hơn…
Và vậy là bố mẹ đã sắp xếp cho chúng tôi ra ở riêng, mẹ đi theo trông cháu đúng như những gì mẹ đã hứa. Khi cháu đi học mẫu giáo mẹ mới về nhà mình.
Thời gian chưa được thảnh thơi là mấy thì bố có bệnh, và luôn phải ở thời gian dài trong viện, mẹ không muốn để hai vợ chồng tôi trường kỳ trông bố trong viện, chúng tôi hàng ngày chỉ nấu cơm mang vào cho bố mẹ, còn lại mẹ một mình xoay sở, một mình mẹ lại làm hết, lúc nào mẹ cũng nghĩ cho các con và luôn nói rằng các con hãy ở nhà, mẹ lo được, các cháu nhỏ và nhiều việc trong cuộc sống cần các con.
Sau một thời gian từ khi bố chồng mất, mẹ cũng chẳng cần chúng tôi ở cùng ngày nào, mẹ nói khi nào mẹ cần nhờ đến các con mẹ sẽ gọi, mẹ mong nhìn thấy các con được tự do, sống một cuộc sống mà trước đây mẹ từng mơ ước. Mẹ hoàn hảo đến mức đưa ước mơ của mình chắp nối cho cuộc sống của tôi.
Ngày tháng êm đềm trôi đi, trong khi bạn bè tôi luôn có những trăn trở, những nỗi khổ đau khi ở với mẹ chồng, còn tôi thì ngược lại, luôn mong về nhà mẹ để được ấm áp hơn, để được sẻ chia những câu chuyện, để mẹ giúp mình dạy những đứa con…nhiều lúc thầm cảm tạ sự an bài nào đã ban tặng cho mình một kiếp nhân duyên này.
Mẹ đã sinh ra một người con trưởng thành và mẹ sẵn sàng nhường anh ấy cho mình, không một phút giây nào thấy mẹ bênh vực anh ấy, mà mẹ luôn đứng về phía mình.
Mẹ trân quý và nâng niu chúng tôi như một món quà của Thượng đế, và tôi cuối cùng cũng hiểu vì sao
Qua những tháng năm ở cùng mẹ chồng, mẹ thường đưa cho tôi một cuốn sách để đọc, mẹ nói con hãy học cuốn sách này thì cuộc sống của con sẽ hạnh phúc và mẹ sẽ không bao giờ phải lo lắng cho con nữa, cuốn sách đó mang tên “Chuyển Pháp Luân”, tác giả là Đại sư Lý Hồng Chí – một nhà sáng lập ra Pháp môn tu luyện của Phật gia thượng thừa này.
Ngày đó tôi đúng là chưa đủ nhân duyên, mẹ nói thế nào cũng không nghe và không đọc, cho dù mẹ hết lời ca ngợi cuốn sách đó. Và rồi tận mấy năm sau từ khi ra ở riêng, ngày mà tôi may mắn bước chân vào học cuốn sách, trong một lần vô tình đi qua khu vườn hoa gần nơi mẹ mua căn nhà cho vợ chồng tôi ở, khi tôi nhìn thấy những động tác của một người đứng tập khí công thật là nhẹ nhàng uyển chuyển, rồi tiếng nhạc phát ra từ chiếc đài nho nhỏ, điều đó đã thật sự cuốn hút tôi.
Tôi bắt đầu đọc sách mà không cần mẹ chồng nhắc gì, cuốn sách như mở ra cho tôi một chân trời mới, cuốn sách như một khát vọng mà tôi đi tìm kiếm bấy lâu nay. Càng học tôi càng thấm thía những gì mà mẹ chồng đã không quản ngại chăm chút cho tôi như một người ruột thịt của mẹ.
Vì mẹ đã hiểu được nhân duyên của một kiếp người thật chẳng có gì nhiều, mẹ trân quý và nâng niu tôi đúng là như một món quà từ Thượng đế.
Thần thoại giữa đời thực: tôi đã hiểu vì sao mẹ tôi luôn mong tôi đọc cuốn sách này…
Cuốn sách viết về chân lý của vũ trụ là gì, con người vì lẽ gì mà tồn tại, dạy con người cách sống Chân Thiện Nhẫn để được đồng hóa với vũ trụ, đồng hóa với tự nhiên, biết sống có trách nhiệm với mình, với xã hội và còn nhiều hơn thế nữa…Từ ngày học được Pháp môn này tôi cũng luôn mong muốn bạn bè đồng nghiệp của mình cũng có cơ duyên đó, ngoài việc cuốn sách có thể đưa bạn đạt đến sự đỉnh cao của đạo đức thì qua việc rèn luyện các bài tập khí công hàng ngày sẽ đem lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật.
Tôi có đôi khi nhìn đồng nghiệp lâu lâu lại cầm thuốc trên tay, tôi loay hoay không biết mình làm thế nào để bạn mình có thể tin tưởng và theo học, bởi vì các động tác không hề khó. Rồi khi có người đồng nghiệp chẳng may qua đời vì bệnh hiểm nghèo tôi cũng hay thấy mình chưa tốt lắm, chưa có cách nào để bạn tin mình.
Cũng bởi một lẽ cái nhìn bề mặt, bạn bè tôi gần như bị cái thuyết vô Thần kéo đi từ bao giờ, không còn tin vào những điều tưởng như cổ tích, như thần thoại nhưng lại hiện diện rõ ràng giữa cuộc đời này….Dù cho hiện tại nhiều bác sỹ đã ra đi vì bệnh ung thư hay các bệnh khác, nhưng cũng có nhiều bác sỹ đã được cứu sống bằng khí công. Chuyện cổ tích vẫn tồn tại, những cái kết thần thoại vẫn tồn tại giữa đời thực này. Vậy là tôi hiểu vì sao mà mẹ chồng tôi chỉ có một tâm nguyện ước mong cho tôi được học cuốn sách này.
Mẹ dạy tôi biết sống vì người khác mà không cầu lợi cho bản thân…
Từ xưa đến nay mẹ cũng là nguồn cảm hứng để tạo lên nhiều tác phẩm thi ca nổi tiếng, từ ngày tôi về làm dâu mẹ chồng, tôi luôn muốn dành tặng mẹ một món quà có ý nghĩa nhất để mang lại cho mẹ một niềm hạnh phúc bất ngờ, vì tiền bạc thì mẹ đã xem nhẹ từ lâu, mẹ luôn mong sao tôi là người biết giữ lửa cho gia đình nhỏ của mình. Mẹ dạy tôi biết sống vì người khác mà không bao giờ cầu lợi cho bản thân với một tâm thái chan hòa cởi mở.
Tôi cũng chẳng biết làm gì hơn để có thể giúp mẹ yên tâm, tự nhủ với bản thân mình là nhất định sẽ có trách nhiệm với gia đình, dạy những đứa con biết kính trọng bà nội, biết kính trên nhường dưới, luôn chia sẻ với chồng mình về qua nhà thăm mẹ và xem mẹ cần gì không, có thể việc nhỏ nhưng ý nghĩa lớn.
Cảm ơn mẹ về những ngày mẹ đã đồng hành cùng con trong 15 năm qua, về những thiếu sót của con mẹ âm thầm viên dung và tha thứ hết, cảm ơn sự an bài của Thượng đế cho một kiếp nhân duyên này của mẹ con mình, con cầu chúc mẹ luôn bình an trong tâm và được trở về cùng Chân Thiện Nhẫn! Đây là món quà con dành tặng mẹ nhân dịp 8/3 này mẹ nhé.
Toàn bộ ảnh trong bài viết do tác giả cung cấp
Hà Phương Linh (biên tập)