Đại Kỷ Nguyên

Thấy người khác không vừa mắt, phải chăng mình tu dưỡng chưa đủ?

Con người từ khi sinh ra trên thế gian này cho đến lúc rời đi, chính là một quá trình liên tục hoàn thiện bản thân mình. Tất cả những gì ta thấy và gặp, cũng đều là đến để cho chính bản thân mình nhận thức. Cho nên bất cứ điều gì chúng ta đã trải qua, bất cứ người nào chúng ta từng gặp gỡ, đều là đến để thành tựu bản thân ta.

Cho nên bất cứ điều gì chúng ta đã trải qua, bất cứ người nào chúng ta từng gặp gỡ, đều là đến để thành tựu bản thân ta. (Ảnh minh họa: pixabay.com)

Điều đó cho thấy rằng, nếu ta tiếp nạp với tâm thái vô tư và bao dung, thì trong tâm hồn và trí óc của ta vĩnh viễn đều chứa đầy những điều tốt, những thứ chân thật, thiện lương.

Người xưa có câu: “Thấy người khác không vừa mắt, là tu dưỡng của mình không đủ”. Câu này ý là cần phải tu tâm dưỡng tính hơn nữa; là nói về tấm lòng bao dung rộng lượng của một người khi nhìn nhận, đối đãi đối với mọi sự xảy ra trong đời.

Một người khi có chuyện xảy ra, nếu có thể tìm nguyên nhân từ bản thân mình thay vì tìm lỗi ở bên ngoài, hay cho rằng lỗi đến từ người khác, thì vấn đề có thể được giải khai, hoàn cảnh có thể đổi khác.

Trong tâm trí vĩnh viễn đều chứa đầy những thứ tốt, không lưu lại thứ xấu (Ảnh minh họa: pixabay.com)

Bất cứ điều gì chúng ta từng trải qua, bất cứ người nào chúng ta gặp gỡ, đều là đến để thành tựu bản thân chúng ta. Có được tâm thái này cũng chính là sẽ không cần cứ phải phân biệt cái gì tốt và xấu, chính là tiếp nạp tâm thái, thì trong tâm trí vĩnh viễn đều chứa đầy những thứ tốt, không lưu lại thứ xấu.

Một người nếu như việc gì cũng đều thuận lợi, đều không gặp bất cứ vướng mắc khó khăn gì, thì người đó cũng chính là rất khó tiến vào trái tim của mình, càng không thể nói tới đào sâu thâm khắc và hoàn thiện chính mình.

Trong quá trình trưởng thành của con người, phải cần có nghịch cảnh, bởi vì chỉ khi ở trong nghịch cảnh, mới có thể khai thác hết các tiềm lực ẩn giấu ở bên trong bản thân, nhìn rõ ràng nội tâm của chính mình, sửa lại sai lầm và những rắc rối của bản thân, hoàn thiện và tẩy tịnh chính mình.

Sửa lại sai lầm và những rắc rối của bản thân, hoàn thiện và tẩy tịnh chính mình (Ảnh minh họa: pixabay.com)

Thấy người khác không vừa mắt, truy xét căn nguyên gốc rễ thì ra họ vẫn chưa phải xuất phát từ chân tâm thuở ban đầu, vẫn là quan niệm xấu hình thành sau khi đã tiếp thụ cuộc sống phức tạp, ô nhiễm. Một khi đã khai mở chân tâm rồi, thì sẽ kèm theo những chuyển biến mỹ diệu rất lớn.

Dùng Chân tâm mà nhìn người, sẽ không còn thấy khó chịu với người khác, không còn thấy người khác không vừa mắt.

Những sự tình từ bên ngoài mà đến đều là như bóng ảnh ở trong gương, đều như là mây khói thoáng chớp bay qua mắt mà thôi.

Dùng Chân tâm đi thực hiện sự tình, là tựa như xuất phát theo thực tâm tùy nhiên mà làm, qua mà không lưu đọng lại. Có người mang đến rắc rối phiền phức và khó khăn, cứ đến đi, lại một lần có thêm cơ hội đề cao đã đến, tâm tính một khi đã chuyển, mỉm cười bình thản như những đóa hoa.

“Chân tâm thực ý, vô ưu vô hận” có nghĩa là thành tâm thành ý, không oán không hận. Chân tâm mà nhìn thế giới, là hòa với người, là hòa với tự nhiên, là thản đãng, an nhiên tự tại.

Ban Mai

Exit mobile version