Đại Kỷ Nguyên

Thế giới tráng lệ bên trong những bức tranh chạm khắc gỗ mềm

Các bức tranh chạm khắc trên gỗ mềm là những tác phẩm điêu khắc gỗ vô cùng độc đáo, tái hiện lên những khung cảnh nên thơ, không kém phần hùng vĩ dưới những đầu dao, mũi khắc của các nghệ nhân.

Điêu khắc gỗ từ xa xưa vẫn luôn được coi là nghệ thuật độc đáo và đỉnh cao trong lịch sử văn hóa 5000 năm của Trung Hoa. Các tác phẩm được khắc ra đều được coi là những tinh hoa của nền nghệ thuật truyền thống.

Chạm khắc gỗ mềm ở Phúc Châu xuất hiện vào những năm 1900, tính đến nay mới có hơn 100 năm lịch sử, kế thừa những tinh hoa của thế hệ đi trước cũng những phát triển kỹ thuật độc đáo của riêng mình. Cùng với nghệ thật điêu khắc Thọ Sơn, nghệ thuật sơn mài, chạm khắc gỗ mềm được mệnh danh là “Tam bảo công nghệ mỹ thuật của Phúc Châu”

Năm 2008, chạm khắc gỗ mềm đang là dự án đặc biệt cho hạng mục di sản phi vật thể cấp quốc gia.

Hai trong “Tam bảo công nghệ mỹ thuật của Phúc Châu”. Ảnh: Sina

Nguồn gốc lịch sử phát triển 100 năm

Chạm khắc gỗ mềm là một kỹ thuật đặc biệt của nghệ thuật điêu khắc truyền thống được lưu truyền trong dân gian của Trung Hoa. Tranh chạm khắc gỗ mềm là sự kết hợp của nghệ thuật điêu khắc và vẽ tranh.

Các bức tranh đều cho ra những màu sắc đơn giản tự nhiên, kỹ thuật điêu khắc tinh tế cho ra những chi tiết sống động từ lầu đình đài các, cảnh sắc lâm viên,… trong lịch sử Trung Hoa đều được tái hiện, khiến chúng ta như lạc vào tiên cảnh. Các nghệ nhân còn vận dụng những thủ pháp như phù điêu chạm khắc nổi, chạm trổ một cách tỉ mỉ những chi tiết nhỏ như hoa, lá, cành trang trí lầu đình, khổng tước, bạch hạc, phượng, điêu… dưới từng mũi khắc như muốn cất cánh bay cao.

Những tác phẩm chạm khắc như đưa người xem lạc vào cảnh sắc thần thiên. Ảnh: Sina

Chạm khắc gỗ mềm xuất hiện đầu những năm 1900 ở phía Đông của Phúc Châu. Năm 1913, có một người từ Đức trở về, mang theo một bức tranh tương tự như tranh mộc điêu.

Các nghệ nhân trong làng đều rất thích thú và tò mò với loại hình nghệ thuật này, đã đi sâu tìm hiểu các loại tài liệu, sau đó chọn những loại cây có đặc tính là nhẹ, tính chất cơ học thấp, dễ gia công cắt gọt bằng các công cụ thông thường, lấy những lớp biểu bì bên trong lớp vỏ cây sần sùi là nguyên vật liệu chính bởi tính chất mẹ, xốp và co giãn.

Kết hợp với cái các loại kỹ thuật điêu khắc truyền thống của Trung Hoa, dùng dao khắc thay cho bút, chế thành những hoa văn nhỏ phức tạp. Bởi các tác phẩm sau khi hoàn thành đều rất nhẹ, vì vậy các nghệ nhân đã đem tác phẩm đặt vào trong các lồng kính.

Mỗi tác phẩm mang sắc điệu mộc mạc mà không đánh mất sự tao nhã, cổ phong, mang theo cảnh sắc ý tình như những bức tranh sơn thuỷ nhà Tống. Có rất nhiều các loại tranh khắc gỗ mềm, có những bức bình phong tráng lệ, những bức tranh tứ bình treo tường mộng mơ cũng có những những món vật trang trí nhỏ, bé, đơn giản mà tinh tế rất thích hợp dùng làm quà lưu niệm. Vì vậy rất được các du khách nước ngoài, không chỉ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á,… mà  những nước Tây phương cũng rất yêu thích.

Những vật trang trí tinh tế rất được các du khách yêu thích. Ảnh: Carousell

Yêu cầu người nghệ nhân tay nghề, kỹ thuật chạm khắc cao siêu

Lớp gỗ mỏng dùng để chế tạo các chi tiết. Ảnh: artron.net

Sau khi đã lựa chọn loại cây làm nguyên vật liệu, nghệ nhân sẽ bào một lớp mảnh gỗ mỏng bên trong lớp vỏ cây. Trong số đó, cây sồi thường được chọn sử dụng, không chỉ bởi tính chất cơ học thấp, dễ gia công và những lớp gỗ mỏng có hoa văn vô cùng phù hợp để chạm khắc những chi tiết nhỏ như cây cối, chim muông v.v..

Để tạo nên một bức tranh, một tác phẩm hoàn chỉnh tốn rất nhiều thời gian và yêu cầu tối thiểu 3-4 nghệ nhân đồng thời thực hiện.

Trong lúc tìm chọn, xử lý các vật liệu, nghệ nhân chính sẽ phải lên ý tưởng về chủ đề, phác thảo bản vẽ. Theo ông Ngô Học Bảo, một bậc thầy nổi tiếng trong nghề, chia sẻ đây là có thể coi là bước quan trọng bậc nhất trong quy trình, nó quyết định sự thành bại của cả một tác phẩm.

Bức tranh được lấy ý tưởng từ một tạp chí đăng ảnh về Phúc Châu ngày xưa, hoàn thành mất hơn 4 tháng. Ảnh: Artron.net

Quá trình thực hiện bức tranh rất phức tạp, yêu cầu kỹ thuật rất cao, tay nghề nghệ nhân phải tinh tế. Mỗi một chi tiết nhỏ như cây cảnh, chim thú, cảnh vật đều yêu cầu một nghệ nhân có sở trường thực hiện. Mỗi chiếc lá, mỗi viên gạch mái nhà đều được cẩn thận đính từng miếng gỗ mỏng; lông chú thì dùng một loại cỏ thực vật tạo nên.

Các bước hoàn thành các chi tiết. Ảnh: artron.net
9 cây mẫu được sử dụng trong bức tranh. Ảnh: artron.net

Sau khi đã hoàn thành các chi tiết nhỏ, bước cuối cùng tạo phông nền cho bức tranh rồi gắn từng chi tiết vào. Đây là khâu cuối cùng cũng là bước có yêu cầu đối với kỹ thuật của nghệ nhân cao nhất. Phác thảo cảnh; sắp xếp, phân bố các chi tiết sao cho thật phù hợp v.v. Bước này thường do nghệ nhân chính tự mình thực hiện.

Bước cuối cùng chỉnh sửa, hoàn thành tác phẩm. Ảnh: artron.net
Có hàng trăm các công cụ khác nhau, trong đây chỉ là số ít các dụng cụ chạm khắc. Ảnh: artron.net

Chỉ đáng tiếc, qua thời gian, loại hình nghệ thuật này dần bị mai một. Trong thời kỳ phát triển hoàng kim, các tác phẩm đem về rất nhiều lợi nhuận cho thành phố cũng như các nghệ nhân tạo ra nó. Vì vậy, ngày càng có nhiều người cũng tiến vào tham gia. Nhưng kinh nghiệm không đủ, tay nghề còn kém, lại chỉ vì cái lợi trước mắt mà không chịu trau dồi khiến cho chất lượng các tác phẩm ngày càng đi xuống.

Hiện nay, tất cả các nghệ nhân còn đang học nghề đều đã rất già.

Một số các tác phẩm chạm khắc gỗ mềm tinh tế khác:

Ảnh: Baidu
Ảnh: Baidu
Ảnh: Baidu
Ảnh: baidu
Ảnh: Baidu

Theo news.artron.net

Bạn đang đọc bài viết: “Thế giới tráng lệ bên trong những bức tranh chạm khắc gỗ mềm” tại chuyên mục Nghệ thuật của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.nghethuat@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

Clip ý nghĩa:

Exit mobile version