Quách Cánh Hùng có thể là cái tên không quen thuộc với mọi người, nhưng bút danh họa sĩ “Đại Hùng” thì nhiều người trên thế giới đã có ấn tượng mạnh, Đại Hùng là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, tu luyện đã được 20 năm. Khi anh sử dụng truyện tranh và những bức ảnh đồ họa để vạch trần cuộc đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công và dành được giải Oscar về hạng mục đồ họa thế giới, anh đã bị ĐCS Trung Quốc bức hại và o ép đến mức khiến anh phải dời đến sống ở Hoa Kỳ.
Vào ngày kỷ niệm Pháp Luân Đại Pháp lần thứ 24, Đại Hùng đã đồng ý thực hiện một cuộc phỏng vấn với báo Đại Kỷ Nguyên.
Đại Hùng tốt nghiệp Khoa thiết kế mỹ thuật của Học viện Nghệ thuật Cát Lâm. Năm 1999, anh thành lập xưởng phim hoạt hình “Kỳ”, tập hợp hơn 30 họa sĩ đồ họa. Tính đến năm 2002, anh đã xuất bản hơn 70 cuốn sách và trung bình hơn 1.200 phim hoạt hình mỗi tháng. Năm 2006, xưởng phim của anh đã ra cho ra phim hoạt hình và truyện tranh “Thiên Long Bát Bộ” của Kim Dung và đã được trao giải đặc biệt của Liên hoan truyện tranh Angouleme của Pháp. Đây người Trung Quốc đầu tiên đoạt giải Oscar Anime. Sau khi thành công, Đại Hùng được cùng công ty xuất bản truyện tranh lớn nhất Châu Âu ký hợp đồng.
Năm 2005, sau 6 năm kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, cuốn sách “Cửu Bình” ra mắt, đã tiết lộ bản chất của ĐCSTQ. Vào lúc đó anh đang làm giáo sư cho trường Cao đẳng Nghệ Thuật Cát Lâm, anh bắt đầu giảng sự thật cho sinh viên theo những bài giảng trong “Cửu Bình”. Các sinh viên được nghe anh giảng cũng không một ai đi tố cáo anh. Anh còn xuất bản rất nhiều các truyện tranh về “Cửu Bình” với bút danh là Thánh Quả. Vì vậy, anh đã nhiều lần bị ĐCS Trung Quốc tra hỏi, buộc phải dừng lại, thậm chí bị quản thúc tại gia, bị bắt và tra tấn. Sự bức hại đó buộc anh phải rời khỏi quê hương trước Thế vận hội năm 2008.
Vào năm 2010, Đại Hùng đã được trao giải thưởng “Tác giả được yêu thích nhất” và “Khách mời nghệ thuật đặc biệt” tại Liên hoan truyện tranh ICON lần thứ 31 của Mỹ. Hai bộ truyện “Star Wars” và “Luke’s Adventure” được xuất bản, xếp hạng thứ năm trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Hoa Kỳ chỉ trong nửa tháng.
Cho đến nay, Đại Hùng vẫn là nhà sản xuất truyện tranh hoạt hình hàng đầu của những người vẽ tranh biếm họa Trung Quốc trên sân khấu quốc tế và cũng là người Trung Quốc duy nhất có những bộ truyện tranh chủ đạo trên thị trường Mỹ
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn
Về liên hệ giữa sáng tác và tu luyện
P/V: Cơ duyên nào đưa anh đến với con đường tu luyện Đại Pháp, anh có thể chia sẻ đôi điều được không?
Đại Hùng: Con người mà, tôi luôn có một số suy nghĩ về điểm đến cuối cùng và ý nghĩa cuộc sống. Tôi là ai? Tôi đang làm gì? Tôi muốn hướng về nơi nào? Người ta nói rằng con người sinh ra là chỉ vì để ăn no mặc ấm, đây liệu có phải là truy cầu duy nhất của một đời người chăng? Trong thực tế những người nghĩ được như vậy không có nhiều! Vì vậy trên thế giới này luôn có một ngôi nhà ấm áp cho con người; đó chính là Phật giáo, Tin lành, Kitô giáo và một vài tôn giáo khác. Tôi cảm thấy rằng khá nhiều người Trung Quốc có quan niệm dựa vào gia đình, gia tộc. Nhu cầu về tinh thần của con người là một loại trạng thái hết sức bình thường, không có gì kì lạ cả.
Bởi khi bạn có một niềm tin vào tâm linh, thì thân thể và vật chất xung quanh bạn sẽ không bị ước chế và căng thẳng, theo đó ham muốn tinh thần sẽ trở nên càng mạnh mẽ hơn. Trong những năm đại học, tôi đã được tiếp xúc nhiều với triết học và tôn giáo. Tối đón nhận những quan điểm về thế giới quan của Phật giáo, tin vào thuyết luân hồi, tin vào sự báo ứng thiện ác. Nhưng nhìn vào Phật giáo truyền thống đến ngày nay, tôi có một sự lo lắng. Tôi tin vào Phật, nhưng tôi không biết làm cách nào để thăng hoa đề cao bản thân. Mọi người đều đốt hương bái lạy, đó chỉ là một hoạt động nghi lễ, tôi rất không thích hành động này từ khi còn là một thanh niên.
Vào lúc đó xã hội Trung Quốc xuất hiện rất nhiều các môn khí công, đặc biệt nói rằng khí công có thể chữa bệnh. Mẹ tôi lúc đó vì cơ thể không được khỏe nên đã tham gia tập luyện rất nhiều các loại khí công khác nhau. Sau đó tôi cũng được xem và nghe về những môn khí công mà mẹ tôi luyện tập, cảm thấy có một sự mới mẻ thần kỳ. Và rồi tôi đã biết đến Pháp Luân Công; đây đúng là duyên phận. Tôi thấy những lời nói của vị Sư phụ quá đúng, tất cả những nghi hoặc về những tôn giáo khác của tôi đều được Sư phụ dùng những ngôn từ đơn giản mà giảng giải, dùng những phát hiện của khoa học ngày nay mà phân tích rõ ràng và thật sự quá thuyết phục.
Những người bạn thích học triết học vào thời điểm đó cũng nói với tôi, “Ngôn ngữ của Sư phụ của bạn là văn hoá trung tâm!” Tôi trả lời: “Nghiên cứu rất nhiều triết lý và tôn giáo, tôi nghĩ sự thật của thế giới này đã được Sư phụ của tôi nói ra bằng ngôn ngữ mà mọi người có thể hiểu, nhưng không phải ai cũng nhận thức được”. Mọi người luôn bảo trì quan điểm của họ chứ không lắng nghe cẩn thận những gì người khác đang nói. Những lý luận triết học bí ẩn đã rơi vào các góc khuất của logic, làm công chúng không thể hiểu được. Ngôn ngữ của các tôn giáo truyền thống cũng giống nhau, đều bị biến đổi cho phù hợp với thời đại ngày nay và trở nên giống như những câu chuyện và truyền thuyết, mà không được mọi người thực sự tin tưởng. Đây cũng chỉ là nhận thức của bản thân cá nhân tôi mà thôi.
P/V: Những học viên Pháp Luân Công đều ít khi công khai danh tính. Việc anh là một học viên mà đạt được danh tiếng như bây giờ đối với anh có là chuyện ngoài ý muốn không?
Đại Hùng: Nếu như bạn là một sinh viên, bạn cần làm tốt việc học của bạn; nếu như bạn là một nhân viên, bạn cần làm tốt công việc được giao; nếu bạn làm con cái, hay làm bố mẹ, bạn đều cần phù hợp và hoàn thành tốt với phân vai của mình. Khi tôi học cấp hai đã được thầy giáo chỉ dạy như vậy. Làm tốt phần công việc của mình cũng chính là một yêu cầu của tu luyện Đại Pháp. Nếu bạn làm tốt, thành tích sẽ tự đến với bạn.
Pháp Luân Công bảo trì cho chúng ta một khát khao mạnh mẽ để làm tốt công việc. Nếu như không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích, bạn sẽ dễ làm hại người khác, như thế với người tu luyện là quá sai rồi.
Như trong chuyên ngành của chúng tôi mà nói, bản thân những bức vẽ sẽ trả lời. Tốt hay không tốt, thị trường sẽ cho bạn câu trả lời. Tối đã đi khắp thế giới nhờ sức sáng tạo khi vẽ, tôi tôn trọng công việc này, nó cũng là một phần của tu luyện của tôi. Có người thưởng thức tôi sẽ rất vui và cảm kích, nhưng nghệ thuật là vô tận; trước mắt tôi vẫn còn là một chặng đường dài phải đi. Tôi không cầu mong tôi phải làm tốt nhất, chỉ muốn mỗi ngày sẽ làm tốt hơn tôi ngày hôm qua. Mọi người thường nói tu luyện thật gian khổ, nhưng với tôi nó là một sự trải nghiệm hạnh phúc.
Về truyện tranh hoạt hình
P/V: Bàn về các tác phẩm hoạt hình và truyện tranh của anh, truyện tranh và hoạt hình hay còn gọi là anime của Nhật Bản và Âu mỹ có một số lượng người hâm mộ khổng lồ trên thế giới. Anh có cái nhìn như thế nào về trình độ nghệ thuật của họ?
Đại Hùng: Đằng sau văn hóa là sự thể hiện sức mạnh của quốc gia. Nhật bản trong những năm 1980 các tác phẩm có một sức bật rất lớn. Họ có sự nhiệt huyết và tính chuyên nghiệp rất cao. Nhật Bản đã mang đến một tinh thần nghệ thuật rất đáng để chúng ta học hỏi. Nhưng đến năm 1990, kinh tế Nhật Bản bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, và nền văn hóa suy thoái rõ nhất, có rất nhiều điều bất thường và cực đoan, nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc sáng tác nghệ thuật.
Hoa Kỳ là một quốc gia công nghiệp hóa và thị trường hóa nghệ thuật; đó cũng là chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ. Là một nhà cung cấp ý thức hệ, tranh anime đã quảng bá tinh thần của Mỹ cho toàn thế giới. Các anh hùng truyện tranh Mỹ được biết đến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tốc độ kinh doanh nhanh thường khiến người đọc thay đổi thị hiếu và thỏa hiệp trong việc theo đuổi kinh doanh.
P/V: Hiện tại, những người vẽ tranh Trung Quốc đang có được cảm hứng từ các buổi biểu diễn Shen Yun. Anh có nghĩ truyện tranh Trung Quốc nên có những đặc điểm văn hóa riêng của đất nước không?
Đại Hùng: Khoa học không có ranh giới quốc gia, và nghệ thuật cũng không có ranh giới quốc gia, chỉ cần nó là một tác phẩm ưu tú tự khắc sẽ có người yêu thích. Đặc điểm văn hóa được tự mình mang lại, không phải cố ý theo đuổi.
P/V: Truyện tranh hoạt hình hiện nay kết hợp rất nhiều công nghệ sản xuất máy tính và văn hóa công nghệ. Anh nghĩ gì về tương lai của phát triển truyện tranh hoạt hình? Anh có gợi ý gì cho những người vẽ tranh biếm họa ở Trung Quốc đại lục ở giai đoạn này là gì?
Đại Hùng: Đối với lời khuyên cho các đồng nghiệp của tôi, tôi không thể nói về đề xuất này kia các bạn phải làm thế nào. Mọi người đều có trải nghiệm và hoàn cảnh khác nhau. Như một người trong ngành, tôi hy vọng sẽ thấy nhiều tác phẩm xuất sắc hơn. Tôi chỉ phát hiện ra rằng một số họa sĩ trẻ có hiểu biết đối với thế giới còn hơi hạn chế, chỉ biết một không biết hai. Ví dụ, truyện tranh Mỹ có một ‘Captain America’ và Trung Quốc cũng tạo ra một ‘Thuyền trưởng Trung Quốc’. “Captain America” khuyến khích các giá trị phổ quát. Còn Thuyền trưởng ĐCSTQ đang thúc đẩy chế độ độc tài phải không? Vì vậy, nếu có những gợi ý cho họ, tôi nghĩ họ nên nhìn nhiều hơn ra thế giới bên ngoài.
Về các sáng tác
P/V: Bộ truyện nào là bộ truyện khiến bạn hài lòng nhất trong các tác phẩm của mình?
Đại Hùng: Luôn luôn có sự hối tiếc trong nghệ thuật, nhất là khi nó lại phải kết hợp với việc kinh doanh. Tôi không có tác phẩm mãn nguyện nhất, nhưng mỗi năm các tác phẩm của tôi xuất bản đều được bán rất tốt, cũng cho là một đánh dấu cho những nỗ lực học tập của mình
P/V: Anh có thể cho người hâm mộ biết về một số trạng thái và trọng tâm trong thời gian gần đây của anh không?
Đại Hùng: Tôi cảm thấy vinh hạnh vì tác phẩm của tôi được thị trường Mỹ đón nhận và yêu mến. Tôi được mời đến nhiều nơi và thành phố khác nhau để tham gia vào các buổi ký kết hay triển lãm. Khi tôi lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, bị rào cản về ngôn ngữ và tôi chỉ có thể nhận một số ít bản thảo của họ để giới thiệu. Ví dụ: “Star Wars”, “Superman”. Bây giờ tôi rất vui vì có nhiều tác phẩm đang được các công ty sản xuất phim lựa chọn để làm phim. Tôi hy vọng chúng sẽ sớm ra mắt khán giả.
Theo Epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch