Thơ Đường là một trong những thể thơ có sức sống mãnh liệt nhất trong lòng người đọc. Dù đã trải qua cả ngàn năm lịch sử, biết bao vương triều hưng thịnh rồi suy vong, nhưng cho đến nay thơ Đường vẫn làm say mê, xúc động lòng người. Có được điều đó là bắt nguồn từ sự tinh diệu trong nghệ thuật biểu cảm, sự sâu sắc tinh tế của người viết được hun đúc trong văn hóa thần truyền hàng nghìn năm.

Lưu Vũ Tích (772 – 842), tự là Mộng Đắc, quê ở Lạc Dương, Hà Nam. Ông là một thi nhân thời Đường. Từng đảm nhiệm chức Thái Tử Tân Khách, người đời hay gọi là “Lưu Tân Khách”. Tuổi già còn đảm nhiêm thêm việc thẩm tra Lễ Bộ Thượng Thư. Thơ của ông thông tục thanh thoát, tươi mới mà gần gũi, ngắn gọn kín đáo.

Trong thơ thường hay dùng thủ pháp, thể hiện sự đa nghĩa trong từng từ. Thơ Lưu Vũ Tích có “Trúc chi từ”, “Dương liễu chi từ”“Lãng đào hoa” làm tên ba tập thơ chính của ông. Trong đó nổi bật nhất gồm có ba bài thơ: “Ô Y hạng”, “Thạch đầu thành”“Liễu chi từ”, ảnh hưởng lớn tới thi nhân các thế hệ sau.

Lưu Vũ Tích (772 – 842) (Ảnh: wikipedia)

“Ô Y hạng” – Lưu Vũ Tích:

Chu tước kiều biên dã thảo hoa, Ô Y hạng khẩu tịch dương tà.

Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, phi nhập tầm thường bách tính gia.

Giải nghĩa một số từ Hán – Việt:

Hạng: chỉ một con ngõ, hẻm

Ô Y hạng: là tên địa danh – hẻm Ô Y, nằm ở phía nam sông Tần Hoài, Nam Kinh.

Chu Tước kiều: cầu Chu Tước, bắc qua sông Tần Hoài, là nơi duy nhất kết nối phố thị với con hẻm Ô Y

Vương Tạ: chỉ hai người Vương Đạo và Tạ An

“Dục tàm” – Lãnh Mai, nhà Thanh (Ảnh: sohu)

Dịch nghĩa bài thơ

Bên cầu Chu Tước đã từng là nơi phồn vinh tấp nập, nhưng bây giờ cỏ dại, hoa dại phủ kín khắp nơi;

Trong ngõ Ô Y đã từng là nơi tụ cư của danh gia quý tộc, nay chỉ thấy buồn tẻ heo hắt theo ánh mặt trời lặn;

Ngày thường gia tộc họ Vương họ Tạ giàu có, thường có chim yến bay tới đậu trước tiền đường;

Yến tử hàng năm vẫn bay qua đây, nhưng chỉ ghé vào thăm những nhà bá tánh thường dân.

Phân tích bài thơ

Ô Y Hạng là một con hẻm có từ thời Chiến quốc, đầu tiên nó là nơi đội Cấm Quân Áo Đen đóng binh, vì thế mà có tên là Ô Y (Ô y: Y phục màu đen). Đội quân này được huấn luyện tại đây chuyên đục thủng thuyền của quân giặc. Một phần cũng vì đội quân đóng ở bên bờ sông Tần Hoài, chiếu theo ngũ hành, thủy thuộc màu đen, vì thế họ chọn trang phục màu này. Sau đó vào thời Đông Tấn, đây trở thành nơi ở của hai gia tộc nhà họ Vương (Vương Đạo) và nhà họ Tạ (Tạ An). Người qua lại nườm nượp, vì thế lúc ấy hẻm Ô Y rất nổi tiếng.

“Cao Tông ngự thư phạm thành đại mại si ngốc từ” – Tào Quỳ Âm (Ảnh: epochtimes)

Chim yến là biểu tượng của xuân tới, của sự hạnh phúc ấm no. Theo tập tính của loài chim này, chúng chỉ làm tổ trên những nhà có người ở, vì thế hình ảnh chim yến ở đây bay về phía nhà “bá tánh thường dân” muốn chỉ đến sự hoang vu, không bóng người trong hẻm Ô Y.

Tác giả cũng rất linh hoạt khi dùng hình ảnh của cỏ dại, hoa dại, cái nghiêng của nắng chiều sắp tắt và sự vắng lặng không một bóng chim để nhấn mạnh và gợi lên sự hoang tàn tiêu điều của các danh gia đã từng vang bóng.

Đôi chút bình luận

Từng câu từng câu đều được viết như đang đứng trước cảnh, đang đứng trước nhìn sự việc. Nhìn thời không của chim yến, tự nhiên suy ra được sự thịnh suy cùng cảm giác thương cảm. Bài thơ cho ta thấy được sự trân trọng ký ức, thương nhớ quá khứ của tác giả, quả không hổ danh là tiêu biểu của thơ ca Đường triều.

Dù viết hay đọc thơ vào thời cổ đại, mọi người sẽ đều cảm thấy cuộc đời con người vô cùng ngắn ngủi và khổ đau. Đời như mộng, thịnh suy thay đổi, thế đạo tang thương, khởi lên trong lòng người một sự suy nghĩ về ý nghĩa sinh mệnh và vũ trụ. Dọc theo con đường suy tư này mà đi xuống, không có mấy người nhảy ra khỏi được vòng luẩn quẩn của thế gian. Tác giả là một nhà thơ nhạy cảm, cả đời trải qua nhiều trắc trở, vì thế mà cuối cùng có thể giác ngộ, quy y theo Phật môn, quả thật cũng không phải sự tình cờ.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Xem thêm: