Đại Kỷ Nguyên

Thưởng thức tinh tế bản lục tấu cung Mi giáng trưởng của Beethoven

Ảnh: pixabay.com

Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau. Để viết một tác phẩm cho horn hòa tấu là rất khó, nhưng ở Op. 81b – Sextet for 2 Horns, 2 Violins, Viola, and Cello tác giả đã phối vô cùng sống động hài hòa, làm nổi bật sự tương phản hồn nhiên của âm nhạc.

Op. 81b – Sextet for 2 Horns, 2 Violins, Viola, and Cello là bản lục tấu cung Mi giáng trưởng của Beethoven viết cho 6 nhạc cụ gồm: 2 kèn Horn, 2 Violon, Viola và Cello. Có lẽ tác phẩm được viết vào khoảng năm 1795, và được xuất bản bởi Simrock Verlag vào năm 1810. Nó có thể được mô phỏng theo Horn Quintet trong cùng một cung nhạc của Mozart (K. 407) và giống như tác phẩm trước đó, nó được viết theo phong cách concertante, với lối viết điêu luyện cho hai chiếc kèn Horn.

Trước khi Simrock xuất bản vào năm 1810, người ta không biết gì về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ngoài sự tồn tại của một vài bản phác thảo xác nhận tác phẩm được sáng tác vào giữa những năm 1790. Bản chất concertante của tác phẩm, đã khiến các nhà văn như John Henken suy đoán rằng tác phẩm có thể đã được viết cho những người biểu diễn cụ thể ở Bon, và bày tỏ sự ngạc nhiên rằng nhiều điều chưa biết về lịch sử ban đầu của tác phẩm.

Op. 81b – Sextet for 2 Horns, 2 Violins, Viola, and Cello gồm 3 chương:

Chương 1: Allegro con brio (E♭ major)
Chương 2: Adagio (A♭ major)
Chương 3: Rondo: Allegro (E♭ major)

Clip là trọn vẹn tác phẩm được trình bày bởi nhóm NSO, Musicians:

Chương 1 khá vui tươi, tạo nên một bầu không khí tích cực, trong lành và lãng mạn. Như thính giả đã biết, chất liệu kèn horn khá mộng mị nếu so sánh với sự linh hoạt sắc bén du dương của đàn dây, vì vậy để viết một tác phẩm cho horn hòa tấu là rất khó. Ở đây tác giả đã phối vô cùng sống động hài hòa, làm nổi bật sự tương phản hồn nhiên của âm nhạc.

Chương 2 vô cùng ngọt ngào lãng mạn trên nhịp chậm Adagio và được chơi trên cung La giáng trưởng – thấp hơn 7 tone so với cung nhạc chủ là Mi giáng trưởng, với chiều sâu thăm thẳm vang lên từ những rung cảm tuyệt diệu của tâm hồn người nghệ sỹ. Trong đó tiếng kèn Horn phụ họa làm nổi bật tất cả nét đẹp của tiếng dàn dây hòa tấu đầy hoa mỹ.

Chương 3 là một sự tổng hòa mọi nét đẹp tinh thần của cả 2 chương trước, được viết theo hình thức Rondo trên nhịp nhanh Allegro. Vì vậy, chương 3 trở thành biểu tượng tuyệt vời của sự cân đối, hài hòa, lãng mạn và niềm lạc quan tích cực.

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Chân dung Beethoven được vẽ bởi Joseph Karl Stieler năm 1820. Ảnh: Wikipedia.

Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Exit mobile version