Dietrich Buxtehude (1637-1707) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn đại phong cầm người Đan Mạch. Ông là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất thời Ba rốc. Ông là người mà Johann Sebastian Bach đã phải đi bộ 200 dặm để nghe ông biểu diễn. Âm nhạc của ông với chiều sâu tinh tế có thể giúp người nghe tự giải câu hỏi: Hạnh phúc là gì?
Dietrich Buxtehude (1637-1707)
Năm 1668, Dietrich Buxtehude còn là người chơi đàn organ tại nhà thờ ở Lubeck, nhờ vậy ông trở nên nổi tiếng về sáng tác và tài chơi đàn organ. Các tác phẩm của ông chỉ còn lưu lại được 120 bản gốm các bản oratorio-cantata, sonata, trio-sonata, tổ khúc cho những dàn đồng diễn thính phòng, fugue, toccata, chaconne. Phong cách của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều nhà soạn nhạc thế hệ sau.
Hằng năm, ông biểu diễn đàn organ vào 5 ngày chủ nhật trước Giáng sinh. Johann Sebastian Bach đã phải đi bộ 200 dặm để nghe nhà soạn nhạc Đan Mạch biểu diễn.
Hạnh phúc và đau khổ phải chăng chỉ là 2 mặt của một đồng tiền?
Chỉ vài câu dạo đầu vang lên, khi ta lắng nghe giai điệu violon nhảy nhót trên nền giai điệu đàn dây, ta đã thấy sự dí dỏm tinh hoa tuyệt diệu của nhà soạn nhạc bậc thầy vĩ đại.
Sự dí dóm ấy đưa người nghe ngả vào giọng thứ từ phút 1:10, và điệu thứ là báo hiệu 1 sự tương phản cảm xúc sẽ dần nở rộ… và cao trào đã bùng lên tới tận phút 3:25, tiếng violon bỗng trở nên kéo dài hiu hắt thê lương, gợi lên những suy tư sâu lắng về cuộc sống…
Ta biết rằng cuộc sống luôn ẩn chứa những nỗi buồn khổ đau cho dù bạn có là ai đi nữa, bởi hạnh phúc và đau khổ chỉ là 2 mặt của một đồng tiền. Có phải trong lúc hạnh phúc nhất bạn thường đặt câu hỏi: “Hạnh phúc này liệu kéo dài được bao lâu?”. Và đó chính là sự ẩn náu của nỗi buồn khổ rồi đấy. Khi những yếu tố tạo nên hạnh phúc bị tan rã thì bạn sẽ cảm nhận nguyên vẹn nỗi thống khổ. Vấn đề là sự tan rã ấy không ai có thể ngăn cản nổi…Âm nhạc ông như khuyên người ta, đừng đặt câu hỏi ấy, câu hỏi về hạnh phúc này kéo dài bao lâu. Hãy tận hưởng từng giây phút mà chúng ta đang sống một cách trọn vẹn.
Hạnh phúc và đau khổ phải chăng chỉ là 2 mặt của một đồng tiền? Hạnh phúc này kéo dài được bao lâu? Hãy đừng đặt câu hỏi ấy.
Quay trở lại tác phẩm, ta sẽ hiểu vì sao một bố cục âm nhạc của những nhà soạn nhạc lừng danh lại ẩn chứa nhiều tương phản về cảm xúc như vậy. Sự tương phản ấy là một ngôn ngữ để gợi ý một cách tế nhị tới sự hòa hợp các đối cực. Sự hài hòa ấy luôn xuất hiện trong những giai điệu vui tươi trong sáng hồn nhiên, nếu bạn cảm nhận được những giai điệu nào như thế tức là bạn đang thưởng thức trái tim của tác phẩm. Và hạnh phúc chính là, đừng lo lắng, đừng suy nghĩ nữa, hãy tận hưởng từng giây phút bạn đang may mắn sống trên cuộc đời này…
Kim Cương – Hà Phương Linh