Đại Kỷ Nguyên

Thưởng thức tinh tế: Khi dàn nhạc được phối khí hoàn hảo, tôn vinh hết vẻ đẹp của giọng nam cao Tenor

“Le Jour Tombe” là trích đoạn trong vở “L’Attaque du Moulin” của Alfred Bruneau, là một vở kịch với 4 màn, dựa trên tiểu thuyết của Emile Zolá. Âm nhạc của Bruneau rất lãng mạn, chứa đầy phẩm chất tinh thần thăng hoa cao thượng.

Alfred Bruneau được trình diễn ở Paris vào năm 1893. Bruno sinh năm 1857 và qua đời năm 1934. Câu chuyện được đặt ra năm 1870 và là bài luận văn của Wagner trong chủ nghĩa hiện thực cằn cỗi, với chủ đề chống chiến tranh. Vở opera bây giờ hầu như không bao giờ được trình diễn, và có một số lượng ít ghi âm của những giọng nam cao (tenor), mà Alagna hát rất hay, với phong cách kịch tính của Pháp.

Âm nhạc của Alfred Bruneau rất lãng mạn, chứa đầy phẩm chất tinh thần thăng hoa cao thượng. Trích đoạn “Le Jour Tombe” này được phối khí cho dàn nhạc đạt đến vẻ đẹp hoàn hảo kinh điển, tôn vinh hết vẻ đẹp của giọng Tenor.

Roberto Alagna

Sau đây mời các bạn cùng thưởng thức trích đoạn ‘Le Jour Tombe’ với giọng Tenor đầy ấn tượng của Roberto Alagna:

Đôi nét chấm phá về tác giả

Louis-Charles-Bonaventure-Alfred Bruneau (1857-1934) là nhà soạn nhạc, nhà phê bình âm nhạc người Pháp.

Cuộc đời và sự nghiệp

Alfred Bruneau học âm nhạc từ Jules Massenet tại Nhạc viện Paris. Bruneau bắt đầu hoạt động phê bình âm nhạc trên báo chí Pháp từ thập niên 1880. Từ năm 1909, ông trở thành tổng thanh tra giáo dục âm nhạc Pháp. Năm 1929, ông lại trở thành viện sĩ Viện Pháp quốc.

Các tác phẩm

Alfred Bruneau viết chủ yếu là opera, gồm 13 tác phẩm, chủ yếu là dựa trên các cuốn tiểu thuyết của Émile Zola, nổi bật có:

Giấc mơ (1890)

Tấn công cối xay (1892)

Messidor (1897)

Cơn bão (1901)

Ngoài ra, Bruneau còn viết các tác phẩm ballet, các tác phẩm dành cho dàn nhạc giao hưởng và các ca khúc.

Sách

Ông viết nhiều sách phê bình âm nhạc, nổi bật có những nghiên cứu về Fauré (1925), Massenet (1935). Ngoài ra, ông viết những hồi ức về Zola (1932).

 

Exit mobile version