Đại Kỷ Nguyên

Cảm nhận các cung bậc tình yêu qua tác phẩm ‘Septet in E-flat major, Opus 20’ của Beethoven

Septet in E-flat major, Opus 20 của Beethoven được phác thảo vào năm 1799, hoàn thành, và lần đầu tiên được biểu diễn vào năm 1800, sau đó được xuất bản năm 1802. Đây là một trong những tác phẩm thành công và nổi tiếng nhất của Beethoven

Trên tác phẩm có ký hiệu: “Der Kaiserin Maria Theresia gewidmet”, được dịch là “Dành riêng cho Nữ hoàng Maria Theresa.” Tác phẩm có sáu chương và thời lượng khoảng 40 phút:

Chương 1: Adagio – Allegro con brio (in E-flat major)
Chương 2: Adagio cantabile (in A-flat major)
Chương 3: Tempo di menuetto (in E-flat major)
Chương 4: Tema con variazioni: Andante (in B-flat major)
Chương 5: Scherzo: Allegro molto e vivace (in E-flat major)
Chương 6: Andante con moto alla marcia (in E-flat minor) – Presto (in E-flat major)

Cách bố trí tổng thể tương tự như Serenade (dạ khúc) và thực tế ít nhiều giống với bộ tam tấu đàn dây của Mozart, K. 563 trong cùng một giọng, nhưng Beethoven mở rộng biểu mẫu bằng cách thêm phần giới thiệu đáng kể vào chương đầu tiên và cuối, và bằng cách thay đổi minuet thứ hai cho một scherzo. Chủ đề chính của chương thứ ba đã được sử dụng trong Piano Sonata số 20 của Beethoven (Op. 49 No. 2), đó là một tác phẩm ông sáng tác trước đó mặc dù số đếm opus cao hơn.

Bố cục của Septet cho một clarinet, horn và bassoon là sáng tạo. Vì vậy, vai trò nổi bật bất thường của clarinet, cũng quan trọng như violin.

Bản Septet là một trong những tác phẩm thành công và nổi tiếng nhất của Beethoven và lưu hành trong nhiều phiên bản và chỉnh sửa cho các mục đích khác nhau. Vào khoảng năm 1803, bản thân Beethoven đã chỉnh sửa tác phẩm như là một Trio cho clarinet (hoặc violin), cello và piano, và phiên bản này đã được xuất bản thành Op. 38 của ông vào năm 1805.

Clip là toàn bộ tác phẩm được trình diễn bởi 7 nghệ sỹ:

Gerhard Bosse, violin
Dietmar Hallman, viola
Kurt Hiltawsky, clarinet
Waldemar Schieber, horn
Werner Seltmann, bassoon
Friedemann Erben, cello
Konrad Sieback, double-bass

Chương 1 xuất hiện với những câu nhạc chủ đề rất đẹp và lãng mạn, có thể khiển thính giả cảm nhận được ngay những phẩm chất kết nối ấm áp của tình yêu, đồng thời còn thăng hoa trên những nét nhạc chói sáng lảnh lót của violon được phụ họa rất đậm bởi 6 nhạc cụ còn lại. Và chương 1 được phát triển qua những câu chủ đề trên nhịp chậm Adagio như vậy rồi biến tấu tinh tế trên nhịp nhanh Allegro khá sôi động và lôi cuốn trên giọng Mi giáng trưởng. Cho dù tác phẩm có dâng lên cao trào thế nào đi nữa thì thính giả vẫn có thể thấy chất tình yêu lãng mạn mang tính kết nối thật mạnh mẽ của Beethoven.

Khác với chương 1 được viết trên giọng Mi giáng trưởng, chương 2 được viết trên giọng La giáng trưởng với nhịp Adagio cantabile (chậm, mang tính thăng trầm) xuyên suốt trọn chương, gợi lên nhiều niềm thương cảm sâu xa, và khiến thính giả thư giãn trải lòng trong niềm an ủi mênh mông vô tận của tình yêu.

Ảnh minh họa: hinhanhsieudep.net

Rõ ràng sự linh hoạt, tinh khôi dí dỏm của chương 3 xuất hiện là vô cùng cần thiết, khi chương 2 đã dẫn dắt thính giả trải lòng trên những cảm giác có phần bi thương, thì sự tái hiện của niềm vui như trong chương 3 là một sắp xếp bố cục mang tính tương phản mạnh của nghệ thuật cổ điển. Dù chương 3 chỉ chơi trong thời lượng 3 phút và đã trở về giọng chủ Mi giáng trưởng.

Chương 4 được phát triển trên giọng Si giáng trưởng và nổi bật lên những câu solo của Violon rất lãng mạn, lôi cuốn. Phải nói rằng những câu nhạc của violon tạo nên một sức hút mãnh liệt cho chương nhạc này. Và bản thân sắc thái của những câu nhạc ấy cũng được ký hiệu nhấn từ nhỏ tinh tế đến rất mạnh mẽ. Về cuối chương Beethoven đã viết cho sự phát triển đồng đều cả 7 nhạc cụ, và tất cả đều đặt trên một hòa âm kết thật ấn tượng.

Chương 5 đã quay về với giọng chủ Mi giáng trưởng, nhưng được chơi trên chủ đề Scherzo, và phát triển trên nhịp nhanh Allegro tiến dần tới vivace. Đặc điểm nổi bật của chương 5 cũng khá tương đồng với chương 3 là sự vui nhộn và thời lượng chơi 3 phút. Tuy nhiên chương 5 nhanh và vui hơn, đặc biệt là violon sử dụng kỹ thuật strill (láy) ace khiến tác phẩm sáng bừng lên những rung động trong sáng bay bổng kỳ lạ. Và cũng trong những chương nhạc vui thế này, thính giả mới cảm thấy giá trị phụ họa tuyệt vời của bộ ba nhạc cụ hơi là: Clarinet, Horn và Bassoon, bởi âm lượng dày mộng mị của chúng rất tương phản với bộ đàn dây, tạo nên những điểm nhấn tuyệt hảo cho sự bay bổng của đàn dây, đặc biệt là violon sẽ dễ dàng nổi bật để tạo sức hấp dẫn ngọc ngà cho toàn bộ tác phẩm.

Ảnh minh họa: Việt thanh Music

Thưởng thức chương cuối của bản Septet này, chắc chắn thính giả sẽ có nhiều mong chờ cho một điều gì đó đặc biệt được sáng tạo. Và dĩ nhiên là Beethoven đã đặt thật nhiều tâm huyết nghệ thuật cho chương kết này. Bằng chứng là toàn bộ phần chủ đề giới thiệu của chương ông đã viết trên giọng Mi giáng thứ thay vì Mi giáng trưởng, sau đó đột ngột chuyển sang nhịp nhanh Presto trên giọng Mi giáng trưởng, gây nên một trạng thái hưng phấn khó tả cho thính giả. Và điểm đặc biệt hơn nữa là ngay tại trung tâm của phần biến tấu nhịp nhanh Presto ấy, Beethoven còn sáng tạo một đoạn dành riêng chỉ mình Violon độc tấu trong màn không gian tĩnh lặng tuyệt đối, đó chính là trái tim chói lọi của nghệ thuật đỉnh cao.

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.

Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Exit mobile version