Đại Kỷ Nguyên

Thưởng thức trích đoạn ‘Vesti la giubba’ của vở nhạc kịch lừng danh thế giới ‘Pagliacci’

Vesti la giubba

Trích đoạn “Vesti la giubba” được hát bởi vai chú hề Pagliacci, khi anh chuẩn bị lên sân khấu, trước bàn trang điểm, bôi phấn vào mặt, và phải cười trên nỗi khổ của chính mình để tiếp tục tạo ra niềm vui tiếng cười cho khán giả…

Vở nhạc kịch “Pagliacci”

“Pagliacci” (Chú Hề) là vở nhạc kịch lừng danh thế giới của Ruggero Leoncavallo. Tác phẩm giàu kịch tính này không chỉ nổi tiếng về độ hay mà còn nổi tiếng về độ khó thể hiện đối với ca sĩ.

Vở kịch kể về cuộc sống phiêu bạt của hai vợ chồng chú hề Pagliacci trong gánh xiếc, nay đây mai đó diễn kịch kiếm sống.

Một hôm vợ Pagliacci tình cờ gặp lại người yêu cũ, hai người rủ nhau vào rừng để tâm sự, nhưng bạn thân của Pagliacci trông thấy và mách Pagliacci. Tận mắt thấy vợ ngoại tình, Pagliacci không nói lời nào, chìm trong căm hận và đau khổ.

Trích đoạn trong vở “Pavarotti”. Ảnh: Youtube

Trong một vở diễn Pagliacci phải đâm chết vợ bằng con dao giả trên sân khấu, nhưng anh đã thay bằng dao thật. Đoán được ý định của Pagliacci, anh tình nhân chạy lên để cứu người yêu nhưng không kịp, anh cũng bị Pagliacci đâm chết. Vở bi kịch khép lại trong sự sững sờ hoảng hốt của khán giả.

“Pagliacci” là lời cảnh tỉnh sâu sắc với thế nhân về sự trượt dốc của đạo đức con người. Người xưa có câu “vạn ác dâm vi thủ” (trong vạn điều ác, tà dâm đứng đầu), cái chết của vợ Pagliacci và tình nhân chính là hậu quả thảm khốc của sự trượt dốc đó. 

Trích đoạn “Vesti la giubba”

Trích đoạn “Vesti la giubba” được hát bởi vai chú hề Pagliacci, khi anh chuẩn bị lên sân khấu, trước bàn trang điểm, bôi phấn vào mặt, và phải cười trên nỗi khổ của chính mình để tiếp tục tạo ra niềm vui tiếng cười cho khán giả. Trích đoạn này thể hiện sự xung đột nội tâm gay gắt của nhân vật. Đây cũng là nút thắt để tạo sự kịch tính cho tác phẩm, đẩy sự căng thẳng lên tột cùng để rồi mở ra một kết thúc bi thảm của các nhân vật.

Xem trích đoạn:

Nội dung:

“Có thể nói gì đây! Có lẽ tôi đang mê sảng,
Tôi chẳng biết mình đang nói điều gì, hay đang làm gì
Tuy nhiên, nó cần thiết, tôi phải ép buộc chính mình!
Bah (tiếng khóc)! Mày không phải đàn ông sao?
Mày là Pagliacci (chú hề)!

Hãy trang phục và bôi mặt
Người ta trả tiền, và họ muốn được cười.

Cười lên, Pagliaccio (hề), và mọi người sẽ hoan nghênh!
Biến sự co thắt và nước mắt thành trò cười,
Những giọt nước mắt và đau đớn vào nhăn nhó, A!

Cười đi, Pagliaccio (hề),
Tình yêu của mày đã tan vỡ!
Hãy cười trên nỗi đau, độc tố trái tim!

* Đôi nét về tác giả:

Ruggiero (Ruggero) Leoncavallo. Ảnh: Wikipedia tiếng Việt

Ruggiero (Ruggero) Leoncavallo (1857-1919) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano, thầy giáo hòa thanh người Ý. Ông là một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái opera Ý hiện thực cuối thế kỷ XIX.

Ruggiero Leoncavallo học âm nhạc tại Nhạc viện Naples. Năm 1876, ông hoàn thành vở opera đầu tiên nhưng không thành công, phải chuyển sang dạy hát, đánh đàn cho các quán cà phê tại Anh, Pháp, Đức, Hà Lan và Ai Cập, đồng thời vẫn tiếp tục sáng tác. Sau khi hoàn thành vở opera Paillasse (Chiếc nệm rơm) dựa theo libretto ông tự viết, ông nổi tiếng khắp thế giới. Sau đó, ông đi lưu diễn khắp châu Âu và châu Mỹ, tự chỉ huy vở diễn của mình.

Ruggero Leoncavallo, trong các tác phẩm xuất sắc nhất của mình, luôn hướng về những chủ đề của những người bình dân, tô đậm những xung đột kịch tính, giai điệu giàu sức diễn cảm.

Kim Cương

Exit mobile version