Đại Kỷ Nguyên

Tinh túy truyền thống: Sự khác biệt giữa hai loại hình nghệ thuật có uy lực làm rung động trái tim nhân loại

Được mệnh danh là chương trình của các ‘‘Vũ điệu thần tiên’’, Shen Yun có sứ mệnh khôi phục nền văn hóa cổ xưa và mang lại một vẻ đẹp chân chính, thuần thiện và mĩ diệu của phương Đông truyền thống. Điều gây xúc động nhất đối với khán giả, là nét đẹp chân thực đó vốn đã bị mai một đi trong cuộc sống hiện đại ngày nay, giờ đột nhiên được tìm thấy lại ở Shen Yun. Điệu vũ phương Đông thần thánh này có điểm gì khác với vũ ba lê Tây phương? 

Tinh hoa nhân loại: Múa cổ điển Trung Hoa giống và khác với ba lê vũ như thế nào?

Một trong những khía cạnh chấn động nhất khi xem Shen Yun trực tiếp tại nhà hát là khán giả có thể cảm nhận được năng lượng, và khí chất đề cao và lan tỏa từ các vũ công trên sàn diễn. (Ảnh: Đoàn Nghệ thuật Shen Yun)

Không ai có thể phủ nhận được vị trí độc tôn của ba lê vũ trên đỉnh cao của nghệ thuật múa cổ điển Tây phương.

Tuy nhiên, nhân loại ngày nay, kể cả người phương Tây, đang được tắm mình trong một làn gió mới tươi mát, trong lành của nghệ thuật múa cổ truyền phương Đông, được dâng hiến qua các tour lưu diễn toàn cầu hàng năm của Đoàn nghệ thuật Shen Yun kể từ năm 2006.

Những tinh hoa nghệ thuật của nền văn hóa Trung Hoa 5.000 năm đã bị mai một trên đất nước Trung Quốc trong suốt cả 100 năm qua, giờ đây đã được hun đúc và phục dựng thành những tiết mục biểu diễn kiệt xuất, cung cấp cho khán giả những tuyệt tác của nghệ thuật.

Đều là những đỉnh cao của văn hóa nghệ thuật truyền thống thế giới; đều mang lại cho khán giả những cung bậc cảm xúc thăng hoa, vậy đâu là những điểm khác biệt giữa hai trường phái nghệ thuật này?

Nội tâm và vận vị là hai yếu tố chứa đựng sự khác biệt cơ bản giữa nghệ thuật múa ba lê và múa Trung Hoa truyền thống

Vẻ đẹp nguyên sơ và chủ nghĩa anh hùng của một thời đại là cảm nhận sâu đậm của một người lần đầu tiên xem vở ba lê ‘Những đêm trắng’ của Mikhail Baryshnikov.

Vẻ đẹp rung động lòng người của vũ ba lê. (Ảnh: youtube.com)

Nhưng cũng chính vị khán giả đó lại phải thốt lên rằng nó không thể so sánh được với cảm nhận của cô khi lần đầu tiên xem biểu diễn vũ điệu Trung Hoa cổ điển tại đêm diễn vừa rồi ​ở New York của Shen Yun. Hãy cùng nghe cô tự sự:

“Tôi ngồi trong im lặng, say mê như những người xung quanh tôi, thưởng thức một chương trình độc đáo của Shen Yun. Một vũ điệu miêu tả vị tướng quân Nhạc Phi huyền thoại, có người mẹ nổi tiếng vì đã xăm lên lưng ông hàng chữ: “Tận trung báo quốc”.

“Trong tiếng trống trận ầm ầm vang dội, các vũ công vút qua vút lại ào ào, làm trái tim tôi thổn thức, mắt tôi nhòa lệ – quá xúc động và chân thực, như thể tôi đã cảm nhận được bản thân vị tướng ấy”.

“Khi tiếp tục xem, tôi nhận thấy nhiều sự khác biệt căn bản giữa hai hình thức nghệ thuật ba lê phương Tây và mua cổ điển Trung Hoa – một số là ở bề mặt, một số là ở nội hàm đằng sau”.

Điểm khởi đầu của vũ ba lê là yêu cầu một sự hoàn hảo ở hình dáng bên ngoài, trong khi đó, nội tâm bên trong, còn được gọi là “nội hàm” mới là gốc rễ của mọi chuyển động và biểu hiện trong múa cổ điển Trung Quốc. (Ảnh: Đoàn Nghệ thuật Shen Yun)

Tuyệt tác ở hai nửa địa cầu

Để bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa ba lê và khiêu vũ cổ điển Trung Hoa, chúng ta có thể nhìn vào nghệ thuật phương Tây và châu Á.

Trong thời đại hoàng kim của nghệ thuật phương Tây, thời kỳ Phục Hưng vào thế kỷ 15, là thời kỳ tạo ra những kiệt tác nghệ thuật hoàn hảo với đặc trưng là kỹ thuật chi tiết chính xác và độ trung thực hoàn hảo. Một ví dụ là các bức tranh trong nhà thờ Sistine sống động đến nỗi trông giống như một cửa sổ lên thiên đàng.

Vũ ba lê cũng giống như thế, chính xác và nhìn rất khỏe khoắn – yêu cầu một sự hoàn hảo ở hình dáng bên ngoài.

Ở bán cầu kia của Trái đất, hội họa cổ điển Trung Hoa mang nhiều đường nét sâu, trông ít thực hơn, gợi mở nhiều hơn về cuộc du ngoạn bên trong thân thể, tượng trưng cho tình cảm thần thánh.

Tương tự như thế, bản chất bên trong của diễn viên là điểm khởi đầu của múa cổ điển Trung Hoa – đó được gọi là nội hàm – là gốc rễ của biểu hiện thể chất và cảm xúc của người vũ công, thường truyền tải những tư tưởng thần thánh thông qua vũ đạo.

Vũ đạo phương Đông xuất phát từ “võ đạo”

Những khởi đầu của ba lê là từ thời kì Phục hưng ở Ý vào thế kỉ 15, với hình thức được hệ thống hoá sau đó một thế kỉ bởi nhà bảo trợ tinh túy của nghệ thuật, Vua Louis XIV.

Ở phía bên kia bán cầu, vũ điệu cổ điển của Trung Quốc đã được đặt nền móng trong quá trình lịch sử năm ngàn năm văn minh, có nguồn gốc từ các điệu múa hoàng cung thời cổ đại, truyền thống dân gian, và nhất là từ một trong những di sản quý giá nhất của Trung Quốc – võ thuật.

Múa cổ điển Trung Quốc và võ thuật có thể được coi là hai người anh em tài giỏi đã tách nhau từ rất lâu

Vào thời điểm thật xa xưa, trong các buổi lễ lớn trong hoàng cung, các tướng lĩnh đã biểu diễn múa võ cho hoàng đế thưởng thức, diễn lại các động tác võ thuật được sử dụng trên chiến trận; chẳng hạn như, tránh né khi bị giáo đâm bằng cách lật ngửa người ra phía sau; hoặc tự vệ trước nhiều kẻ địch đồng thời tấn công bằng cách vừa quay vừa quét.

Ngày xưa, các tướng lĩnh đã biểu diễn múa võ cho hoàng đế thưởng thức, diễn lại các động tác võ thuật được sử dụng trên chiến trận; chẳng hạn như, tránh né khi bị giáo đâm bằng cách lật ngửa người ra phía sau; hoặc tự vệ trước nhiều kẻ địch đồng thời tấn công bằng cách vừa quay vừa quét. (Ảnh: shenyun.com)

Như vậy, nghệ thuật múa cổ điển Trung Quốc đã không bắt nguồn từ một loại hình nghệ thuật khác; thay vào đó, khi các kĩ thuật chiến đấu trở thành các môn võ thuật, thì các động tác của nó dần được đưa vào thành các vũ điệu, phục vụ mục đích giải trí cho nhân dân.

Ngôn ngữ tượng hình của Trung Quốc cũng ngụ ý về mối quan hệ giữa vũ đạo và võ thuật.. Mặc dù được viết khác nhau, chữ võ (trong võ thuật) và chữ vũ (trong vũ đạo) được phát âm giống hệt nhau.

Những nền tảng căn bản tạo nên sự khác biệt của hai loại hình nghệ thuật múa đỉnh cao

Một trong những sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai loại hình nghệ thuật cùng rất tuyệt vời này là cách các vũ công ba lê và vũ công Trung Quốc di chuyển trên sân khấu.

Các vũ công ba lê sử dụng một đầu mút bàn chân hoàn toàn duỗi thẳng khi chuyển bước. Trong khi đó, các vũ công cổ điển của Trung Quốc thì làm hoàn toàn ngược lại; họ lướt qua sàn diễn bằng một bước nhảy nhỏ nhanh với bàn chân áp phẳng xuống sàn, như thể đang trôi nổi theo một đám mây.

Trong khi mỗi hình thức di chuyển khác nhau của bàn chân đặt ra những thách thức và đặc trưng riêng biệt, thì một hệ thống đào tạo hoàn chỉnh của từng loại hình nghệ thuật đó cũng như vậy.

Vũ ba lê đầu tiên chủ yếu luyện bước chân và tăng cường sức mạnh của đôi chân và eo. Sau đó sẽ đặt trọng tâm vào đôi tay, đầu mũi chân, tập ghép đôi, cho tới các kĩ thuật cao cấp (như động tác xoay tròn trên đầu ngón chân).
Múa cổ điển Trung Quốc thì lại xoay quanh ba hợp phần cốt lõi – nội hàm của động tác, hình thức biểu hiện, và kĩ năng kĩ thuật, cũng bao gồm nhiều kĩ thuật cao cấp không có trong vũ ba lê.

Ta cùng khám phá kĩ hơn một chút vào ba hợp phần này.

Nội hàm của động tác, vận vị

Nội hàm, hay còn gọi là ‘vận’ trong tiếng Trung, là một phẩm chất chỉ có trong múa cổ điển Trung Hoa – đó là cảm xúc ở bên trong đằng sau mỗi một động tác.

(Ảnh: Đoàn nghệ thuật Shen Yun)

Nó gắn liền với hơi thở, tâm trạng, tính cách đạo đức và khí chất của người vũ công, và đó là lý do tại sao vũ điệu của tướng quân Nhạc Phi đã mang lại cho khán giả một cảm xúc mạnh mẽ như thế.

Về bản chất, tinh thần của người biểu diễn đã dẫn dắt hình thức biểu hiện; đến lượt hình thức biểu hiện quay trở lại nâng đỡ tinh thần khán giả, còn gọi là cách truyền thụ ‘từ tâm tới tâm’.

Mặc dù nguồn gốc của các động tác và biểu hiện của vũ công Trung Quốc là từ bên trong, nhưng chuyến du hành nghệ thuật này lại là toàn diện, trong đó yêu cầu là diễn viên làm chủ hoàn toàn tâm trí và cơ thể – tạo nên một vũ điệu hòa hợp giữa miền tâm linh và hiện thực.

Hình thức biểu hiện khác biệt: Ý nghĩa thâm sâu của ‘thẳng và tròn’

Hợp phần cốt lõi thứ hai là hình thức biểu hiện, gồm hàng trăm động tác và tư thế đặc thù Trung Quốc. Trong khi việc múa gậy, hướng mắt nhìn, và vị trí của các ngón tay dường như là các động tác riêng lẻ, nhưng lại thực sự hòa hợp cùng nhau rất đồng bộ, phối hợp hoàn hảo và tròn trịa – toàn bộ cơ thể trở thành một vũ trụ thu nhỏ với tất cả các thành phần hoạt động hài hòa với nhau.

Thực sự hòa hợp cùng nhau rất đồng bộ, phối hợp hoàn hảo và tròn trịa – toàn bộ cơ thể trở thành một vũ trụ thu nhỏ với tất cả các thành phần hoạt động hài hòa với nhau. (Ảnh: shenyun.com)

Nhìn sâu hơn nữa, trong quan niệm truyền thống của cả phương Tây và phương Đông đều có cùng một mục tiêu nhân sinh cuối cùng; đó là sự trở về ngôi nhà của chính mình trên thiên giới – hai hình thức nghệ thuật này phản ánh các triết lý tương phản về thời gian trên trái đất.

Các động tác trong vũ ba lê của phương Tây thường căng và thẳng, biểu hiện của niềm tin của người Tây phương về một kiếp nhân sinh đi thẳng tới cái chết – một cuộc hành trình trên trần thế với một kết thúc rõ ràng, lên thiên đàng. Ở mặt kia, vũ điệu của Trung Hoa thường bao gồm các động tác tròn trịa, thể hiện quan niệm về vũ trụ và sinh- tử- tái sinh- luân hồi.

Ở mặt kia, vũ điệu của Trung Hoa thường bao gồm các động tác tròn trịa, thể hiện quan niệm về vũ trụ và sinh- tử- tái sinh- luân hồi. (Ảnh: shenyun.com)

Kĩ thuật khó

Hợp phần cốt lõi thứ ba của múa cổ điển Trung Quốc là kĩ năng kĩ thuật – những kĩ thuật rất khó như nhảy, quay và nhào lộn. Nhiều động tác thể chất khó thực hiện này không có trong vũ ba lê.
Trong múa ba lê, ví dụ động tác quay, được thực hiện theo chiều đứng, với cơ thể xoay tròn trên một trục vuông góc tuyệt đối với mặt sàn.

Trong khi ở múa cổ điển Trung Quốc, phần trên cơ thể nghiêng về phía trước, nghiêng chéo lên trên hoặc vặn xoắn về phía sau, quay tròn trong nhiều quỹ đạo phức tạp. Trong nghệ thuật Trung Quốc, một vũ công thậm chí còn có thể thực hiện động tác quay trên một chân, trong khi giữ chân kia hướng thẳng lên trời, vượt quá cả đầu của mình.

Động tác ‘bật búng’ từ múa cổ điển của Trung Quốc không có trong múa ba lê, mặc dù trong lịch sử chúng cũng đã tạo ảnh hưởng nhất định đến văn hóa phương Tây.

Nhiều chục năm trước đây, các vận động viên thể dục của Trung Quốc, khi tham dự Olympic, đã tập luyện theo nhiều động tác tài tình của múa cổ điển Trung Quốc, rồi đưa lên sàn thi đấu; kết quả là đã làm mê hoặc thế giới thể thao của phương Tây. Từ đó trở đi, các động tác này đã trở thành các chuẩn mực trong thể dục thể thao phương Tây.

Mặc dù có nhiều sự khác biệt và có phong cách riêng, cả vũ ba lê phương Tây và múa Trung Quốc cổ điển đều là đại diện cho các hình thức nghệ thuật đẹp đẽ và đức hạnh trên thế giới, có uy lực làm rung động trái tim của nhân loại. Thưởng thức các di sản sống đó của hành tinh này, chắc chắn sẽ làm chúng ta thêm phần phấn chấn và hạnh phúc.

Shen Yun 2018 Official Trailer 2

Để biết thêm về lịch diễn tour 2018 và vé tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác, quý độc giả có thể xem thông tin tại:www.shenyunperformingarts.org/tickets

Các khán giả Việt Nam mong muốn thưởng thức nghệ thuật Shen Yun vào dịp tháng 02 và tháng 03/2018, cũng có thể đặt các tour trọn gói đi xem biểu diễn Shen Yun do các công ty lữ hành F5 và công ty du lịch Đại Dương Xanh (Blue Ocean Tours) tổ chức:

Công ty du lịch F5 Việt Nam: Hotline: (84-024) 37618941
Công ty du lịch Đại Dương Xanh (Blue Ocean Tours):
Tại Hà Nội: 0912082 092 – 0982301105
Tại Tp. HCM: 0912014556 – 0918969802
Tại Melbourne, Úc: (+61) 400 510 533
Tại New Zealand: (+61) 400 510 533

Thời báo Đại Kỷ Nguyên xem nghệ thuật Shen Yun là sự kiện văn hoá quan trọng của thời đại bởi tính đột phá trong việc khôi phục những giá trị nghệ thuật truyền thống chân chính của lịch sử văn hóa Đông phương và Tây phương huy hoàng. Đại Kỷ Nguyên đã đăng các phản hồi của khán giả khi xem trình diễn từ khi đoàn Nghệ thuật Shen Yun khởi diễn vào năm 2006.

Hạo Nhiên

Exit mobile version