Thôn cổ Thành Tử thuộc địa phận sông Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, nằm giữa Văn Sơn Lưỡng Châu và sông Lô Thủy. Đây là khu định cư của dân tộc Di, một dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu quanh vùng Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây. Sau đó người Hán di cư vào, khiến cho tòa nhà dân cư ở đây được xây dựng dung hợp giữa phong cách Di tộc và Hán tộc.

Căn cứ theo lịch sử ghi chép lại, trong triều đại nhà Minh cách đây hơn 600 năm về trước, quan cai quản đất đai đến đây thành lập một phủ lớn, khiến cho thôn cổ Thành Tử trở thành một trung tâm văn hóa chính trị của miền đông đất nước. Ngày nay vẫn còn những ngôi nhà dân cư cổ đại được xuất hiện từ thời Ung Chính nhà Thanh. Kiến trúc của các tòa nhà nơi đây đều có cấu tạo từ đất thổ nhưỡng địa phương, lợi dụng những vật liệu như gỗ, đá, cỏ tranh, đất sét thổ nhưỡng mà kiến tạo dựa theo thế núi, tạo thành một bức tranh thành cổ. Thôn cổ Thành Tử mặc dù được đặt là thôn, nhưng trên thực tế nó cũng có chức năng của một thành phòng thủ.

Thôn Thành Tử nước biếc ung dung, ruộng tốt trăm khoảnh (Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa) (Nguồn ảnh: epochtimes)

Cảm nhân về thôn cổ Thành Tử qua cảnh sắc thiên nhiên

Nếu có cơ hội một lần đến viếng thăm thôn Thành Tử, hãy tìm hiểu trước về nó qua những bức ảnh mà Triệu Văn Hoa muốn giới thiệu cho chúng ta về một cõi bồng lai trên mặt đất với nhiều ý nghĩa lịch sử, cụ thể là những hình ảnh mang đậm tính nhân văn của thôn, như nhà đất của khu dân cư, núi non, nước, ruộng vườn, cây cối.

Về núi: Thôn cổ có một ngọn núi phía trước, cùng một ngọn núi vắt ngang, trái phải đều có núi. Thôn cổ dường như được bao quanh bởi các ngọn núi, như là cách ly với những phong trần bên ngoài, khiến khách thăm quan chỉ tập trung chú ý vào thôn, thán phục sự tươi đẹp, ngạc nhiên với sự tươi tốt hoàn hảo của núi, của nước non, của ruộng đất nơi đây.

Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)

Về nguồn nước: Tiểu Giang Hà là một con sông nhỏ quanh co chảy qua từng vùng đất canh tác của Thành Tử, phía nam của thôn cổ có một thác nước tuyệt đẹp ở núi Trung Sơn. Nước của Tiểu Giang Hà tụ tại đó, một năm bốn mùa có thể thấy những bọt nước trắng xóa, thác nước có hai tầng, chênh lệch 80 thước. Nếu như bạn là người may mắn, còn có thể nhìn thấy thác nước cuốn mây bay.

Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)

Về điền (ruộng nương): Có hơn 2.000 mẫu đất canh tác tại cổ thôn Thành Tử, tại đây chủ yếu trồng cây kinh tế như thuốc lá, trái cây, cây mạ, ngô và lúa mì. Khi Triệu Văn Hoa đến thăm thành cổ đang vào mùa vụ thu hoạch thuốc lá, anh được chứng kiến hoạt động của những người nông dân đang nhanh nhẹn thu hoạch, bước chân vội vã, miệng hát vang những ca khúc dân gian, hay quát tháo những chú trâu, những người phụ nữ nông dân chọn giống cây để chuẩn bị cho vụ mùa sau đó. Cảnh tượng này thật sự khiến Văn Hoa như quay ngược lại thời gian, thoáng chốc quên mất mình đang ở thời đại nào.

Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)

Về cây: Xung quanh thôn cổ được bao quanh bởi núi rừng, rừng rậm rạp ước chừng chiến 30% diện tích, cây chủ yếu là cây nhiệt đới quanh năm xanh tốt và cây thông. Ngoài ra tại đây cũng trồng nhiều loại cây như cây sam, trúc và các cây ăn quả. Do có Tiểu Giang Hà vắt ngang qua mà nguồn nước lúc nào cũng dư thừa, nơi này chính là bức tranh điển hình của thanh sơn lục thủy, cánh đồng màu mỡ.

Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)

Về nhà cửa: Các vật liệu xây dựng chính gồm đất sét, gỗ, cỏ tranh và đá. Cư dân ở đây sử dụng những nguyên liệu nguyên thủy sẵn có tại địa phương; những ngôi nhà đất được xây liền kề nhau theo sát sườn núi Phương Sơn. Ở đây nhiếp ảnh gia Văn Hoa đã chứng kiến được kỹ thuật xây dựng cổ xưa khiến toàn bộ cổ thôn có một cấu trúc độc đáo đồng bộ.

Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)
Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)
Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)

Về con người: Bất luận là người dân tộc Di hay dân tộc Hán nơi đây đều hết sức chân thành, chất phác. Nếu du khách tới chỉ cần nguyện ý dừng bước ở lại, sẽ được người dân mời ăn tối và họ sẵn sàng chia sẻ câu chuyện hàng ngày của mình. Mặc dù người nơi đây họ dùng tiếng vùng quê nên không hoàn toàn nghe hiểu được Hán ngữ, nhưng từ họ du khách luôn nhận được một cảm giác thân thiết, gợi niềm xúc cảm cho những con người xa nhà.

Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)
Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)
Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)

Thời gian và hình ảnh lịch sử cô đọng lại

Nếu như bạn đến thôn Thành Tử thuần túy là đi du lịch thì vấn đề giao thông là một vấn đề lớn, giao thông đến thôn không được thuận tiện cho lắm. Đầu tiên bạn phải đi xe đến Côn Minh, sau đó chuyển xe đi qua thành phố Di Lặc, từ đó phải đi theo con đường núi gập ghềnh mới tới được thôn cổ. Do điều kiện đường xá nghèo nàn ở vùng núi, các con đường đất nhỏ hẹp, mặc dù khoảng cách không quá xa nhưng lại tốn khá nhiều thời gian đi lại. Có lẽ chính vì giao thông ở đây khó khăn như vậy mà góp phần bảo vệ thôn cổ trong tình trạng gần như nguyên thủy đến tận ngày nay. Nếu bạn có nhiều thời gian, bạn có thể đến đây để trải nghiệm một cuộc sống yên bình của thôn xóm nơi miền núi này.

Ảnh được chụp bởi Triệu Văn Hoa (Nguồn ảnh: epochtimes)

Cũng bởi thôn cổ lịch sử này thiếu các thiết bị hiện đại, mà chúng ta có thể sử dụng những điều kiện sinh hoạt giống như cư dân nơi đây. Hiện nay cũng đã có nhà nghỉ và các nhà hàng trong thôn, nơi có thể cung cấp chỗ ở và đồ ăn đồ uống đơn giản cho du khách. Những đồ ăn nơi đây chủ yếu là rau củ, hơi ít thịt cá; các món ăn được chế biến bởi người dân tộc và khá ngon miệng. Vân Nam đúng là vùng đất tràn đầy những câu chuyện thần bí và lịch sử, cho dù thôn Thành Tử chỉ là một góc nhỏ của tỉnh này, nhưng vẻ đẹp của nó chính là điểm nhấn cho sự trở lại với cội nguồn!

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip ý nghĩa: Đời người có 2 điều không nên nhìn, 3 điều không nên quản, 4 điều không nên cho, 5 điều không nên đợi

videoinfo__video3.dkn.tv||9983cd854__