Đại Kỷ Nguyên

Triển lãm về một giai đoạn không thể quên của lịch sử: Khi niềm tin và chính tín bị bức hại

Các bức tranh của triển lãm toàn cầu về nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn thực sự là những tác phẩm mĩ thuật cao cấp. Đồng thời thông qua sáng tác nghệ thuật đã truyền tải tới toàn thế giới những thông điệp sâu sắc, về những con người tu luyện kiên định vượt lên sự bức hại tà ác của chế độ cường quyền. 

Kể từ lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng vào tháng 3/2005 tại Geneva, Thụy Sĩ, triển lãm quốc tế của nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt tại 900 thành phố và 50 quốc gia, trong khi lưu diễn khắp châu Âu, châu Mỹ, Úc và châu Á. Đến nay triển lãm này đã có một chỗ đứng vĩnh viễn đầu tiên tại Hoa Kỳ, trong Bảo tàng nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn ở Tempe, Arizona.

Kể từ lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng vào tháng 3/2005 tại Geneva, Thụy Sĩ, triển lãm quốc tế của nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt tại 900 thành phố và 50 quốc gia, trong khi lưu diễn khắp châu Âu, châu Mỹ, Úc và châu Á. (Ảnh: minghui.org)

Vẻ đẹp của một thế giới trong sáng, thuần tịnh

Theo Nick Janicki, giám đốc Bảo tàng, triển lãm này là cơ hội để mọi người làm quen với vẻ đẹp của môn tu tập Pháp Luân Đại Pháp. Nhiều bức tranh của triển lãm, lấy cảm hứng từ thực hành thiền định, giúp khán giả nhìn vào thế giới của vẻ đẹp bên trong con người, sức mạnh và sự kỳ diệu của tu luyện và tâm linh.

Các tác phẩm nghệ thuật này đã làm hồi sinh cả nền mĩ thuật truyền thống phương Đông và phương Tây.

Đối với các nghệ sĩ đã được đào tạo theo truyền thống phương Tây, hầu hết họ học tập theo các danh họa bậc thầy cổ điển. Thông qua kĩ thuật vẽ sơn dầu tỉ mỉ và trau chuốt, các bức tranh mang tính hiện thực cao, có thể qua biểu hiện của nhân vật mà biểu đạt được quan điểm của họ.

Về phần những họa sĩ sử dụng các kĩ thuật hội họa Trung Quốc cổ đại, với mực hoặc màu nước chiếm ưu thế, cốt cách của nhân vật được lột tả chỉ bằng những đường nét đơn giản.

Nick Janicki ở lối vào nhà bảo tàng (Ảnh: CODEC Prime)

Biểu trưng nghệ thuật truyền thống chính là sự mô tả và ca ngợi Thần

Trong quá khứ, một khía cạnh chủ yếu của nghệ thuật biểu trưng truyền thống, cả ở phương Đông và phương Tây, là mô tả về Thánh Thần. Chủ đề này cũng được trở lại trong một số tác phẩm nghệ thuật trong triển lãm.

Từ những hình ảnh rất chân thực về niềm tin siêu việt của các học viên Pháp Luân Công, triển lãm triển hiện ra những sinh mệnh cao cấp tới thế gian, những vị thần hạ thế để dẫn dắt con người, và hình ảnh các vị thần trên thiên thượng đang hiên ngang trong cuộc đại chiến phá trừ ác quỷ và cứu vớt người tốt. Qua đó có thể hiểu được tại sao các học viên Pháp Luân Công có thể chịu đựng được áp bức cực đại của thế lực tà ác trong một thời gian lâu như vậy.

Nghệ thuật tả thực mỹ diệu và chuẩn xác

Các bức tranh gốc được vẽ trên các chất liệu lụa, giấy và vải bạt. Các bản sao với chất lượng cao, hiển thị các khái niệm gốc một cách mỹ diệu và chính xác, cuối cùng đã mang lại tác dụng đề cao tư tưởng cho khán giả. Các bức tranh đã thể hiện được sự can đảm của trái tim con người, dù bé nhỏ nhưng đã siêu vượt lên trên sự tấn công tàn bạo và hoàn toàn vô nghĩa của thế lực cường quyền.

Các bức tranh gốc được vẽ trên các chất liệu lụa, giấy và vải bạt. (Ảnh: vimeo.com)

Triển lãm của vẻ đẹp Chân -Thiện- Nhẫn

Triển lãm này được khởi nguồn từ một nhóm nhỏ các nghệ sĩ quyết định diễn tả vẻ đẹp của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Đại Pháp. 

Môn tập này có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống Trung Hoa và bao hàm sự tinh túy của nền văn hoá phong phú của Trung Quốc. Tuân thủ nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn, môn Pháp Luân Đại Pháp đã được phát triển tự do trên khắp thế giới, ngoại trừ ở Trung Quốc, trên chính là quê hương của Pháp môn này.

Nghịch lý đàn áp xuất phát từ đâu?

Được giới thiệu ra công chúng từ năm 1992, nhưng môn tập này đã bị chế độ Cộng sản Trung Quốc cấm đoán vào năm 1999; và từ đó trở đi, các học viên đã bị bắt giam, tra tấn, và lạm dụng một cách tàn bạo và bất hợp pháp từ đó đến nay. Vì sao một môn tập thiền định thiện lương và tốt cho sức khỏe như vậy lại trở thành mục tiêu của sự áp chế ​​và bức hại của các nhà chức trách Trung Quốc?

Nhiều tác phẩm nghệ thuật trong triển lãm Chân – Thiện – Nhẫn đã đề cập đến sự tương phản này, và người xem thường nói rằng họ cảm thấy xúc động từ cả hai điều: Vẻ đẹp của các tác phẩm, cũng như tâm lý bối rối bởi sự vô lý và tàn bạo của cuộc bức hại.

Một triển lãm ghi lại một giai đoạn không thể nào quên của lịch sử: Bức hại người tốt và chính tín

Đây là một triển lãm độc đáo tại một khoảnh khắc độc đáo trong lịch sử, khi sự ra đời của công nghệ đã làm cho thế giới nhỏ hơn và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Những hành động, bao gồm cả thiện và ác, của các cá nhân và các quốc gia, có thể được trưng bày cho toàn thế giới thấy. Trong khung cảnh đó, triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn đã tạo nên một cửa sổ về vẻ đẹp văn hóa truyền thống Trung Quốc, trong mối tương phản mạnh mẽ với tính chất tàn bạo của chế độ hiện hành ở Bắc Kinh.

Đây là một triển lãm độc đáo tại một khoảnh khắc độc đáo trong lịch sử, khi sự ra đời của công nghệ đã làm cho thế giới nhỏ hơn và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. (Ảnh: vimeo.com)

Giáo sư Zhang Kunlun, người sáng lập ra triển lãm này, cũng là cựu giám đốc Viện điêu khắc tại Học viện nghệ thuật Sơn Đông, Trung Quốc, cho biết, các tác phẩm nghệ thuật mô tả chi tiết cả cuộc sống tâm linh bên trong và thảm kịch nhân quyền xảy ra bên ngoài thân thể người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Nghệ thuật của chúng tôi xuất phát từ một trái tim thuần khiết; và công việc của chúng tôi phản ánh kinh nghiệm nghệ thuật của cá nhân. Nghệ thuật có thể có ảnh hưởng rất lớn đến cách mọi người suy nghĩ và cũng kết nối trực tiếp tới đạo đức của con người. Đúng ra, nghệ thuật và đạo đức có mối quan hệ tương tác lẫn nhau“, giáo sư Zhang nói.

Cha Rannenberg từ Berlin, Đức nói: “Những tác phẩm nghệ thuật này truyền tải một thông điệp quan trọng: Con người nên sống nhân từ và chúng ta nên chiến đấu cho công lý ở Trung Quốc”.

Điều tạo ra khác biệt trong triển lãm này là nó đã thoát ly khỏi các giá trị đương đại, không có những hình ảnh vô nghĩa hoặc các hình thức nghệ thuật rối rắm. Nó nói về những con người thực, các sự kiện thực, và kể lại những câu chuyện của chính họ “, Kathy Gillis, một nghệ sĩ từ Ottawa, Canada nói.

Joseph D’Anna, chủ nhân của Il Bottaccio, London, thì cho rằng:

Các tác phẩm nghệ thuật đẹp và có ý nghĩa sâu sắc như vậy, hiện nay là rất hiếm hoi. Triết lý bên trong những tác phẩm đẹp đẽ ở đây là một điều gì đó rất, rất quan trọng … nhưng lại xoay quanh một nguyên lý rất đơn giản nhưng mạnh mẽ, được gói gọn trong ba phẩm chất: Chân, Thiện, Nhẫn. Ba phẩm chất đó, nếu tất cả chúng ta đều có thể áp dụng vào cuộc sống và xã hội, thì có thể mang lại cho tất cả chúng ta một cuộc sống rất tốt đẹp”.

Giáo sư Zhang Kunlun, người sáng lập ra triển lãm này, cũng là cựu giám đốc Viện điêu khắc tại Học viện nghệ thuật Sơn Đông, Trung Quốc (Ảnh: youtube)

Các bức tranh đã được hoan nghênh nhờ cả kĩ năng của các nghệ sĩ và chủ đề của tác phẩm nghệ thuật

Dưới con mắt của các chuyên gia, các tác phẩm đó như một tấm thảm phong phú của kĩ năng nghệ thuật, bao hàm được toàn bộ thẩm mĩ học truyền thống. Dưới con mắt của những người không chuyên, vẻ đẹp và sự chăm chút trong từng tác phẩm không hề bị đánh giá thấp. Chủ đề bao quát của triển lãm – lòng can đảm đối mặt với nghịch cảnh – cũng được đánh giá cao..

Garyevieve Marie, một bác sĩ tâm lý gia đình ở Melbourne, Úc, nói rằng bà đã biết được nhiều hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ triển lãm này: “Trước đây chúng tôi đã nghe nói nhiều về môn tập này, nhưng bây giờ tôi mới nhìn thấy nó và cảm nhận được nó. Tôi đã hiểu thêm về thiền, về luyện thân, cũng như lí do mọi người yêu thích nó, bởi vì nó kết nối chúng ta với thần thánh. Giờ đây, sự thực này đã rõ ràng“.

Linda Lyons, một nghệ sĩ ở Melbourne, Australia, nói: “Sau đó, khi tôi đi xung quanh thì nhìn thấy bức tranh của người bị mổ cướp tạng; tôi thực sự kinh hoàng; sau đó là trào nước mắt … Bức tranh này thực sự làm tôi xúc động. Tôi nghĩ, đối xử với người khác như động vật như vậy thật là tàn ác hết chỗ nói “.

Triển lãm Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn, cho tới đây, đã và đang hoàn thành mĩ mãn vai trò lịch sử của nó: Mang cái đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ra toàn thế giới, đồng thời vạch trần bức hại tàn ác và trường kỳ gây ra bởi ĐCS Trung Quốc đối với môn tu tập an hòa này. 

Triển lãm mang cái đẹp của Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) và những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ra toàn thế giới, đồng thời vạch trần bức hại tàn ác và trường kỳ gây ra bởi ĐCS Trung Quốc đối với môn tu tập an hòa này. (Ảnh: vimeo.com)

Dưới đây là nội dung và một số bình luận sắc sảo dành cho các tác phẩm cụ thể trong triển lãm:

Tiếng gọi của Người vô tội

Tác giả: Tiểu Bình Chen

Tranh sơn dầu trên vải 50 “x 34” 2005

Tiếng gọi của Người vô tội. (Ảnh: Falunart)

Bức tranh được đặt trong bối cảnh một ngày mưa gió ở Manhattan. Một bé gái nhỏ cầm trên tay một chiếc bảng với dòng chữ: “Bị giết vì không từ bỏ tín ngưỡng“, khi đó cô bé đang đứng tại một cuộc triển lãm ngoài trời, nhằm phản đối tra tấn học viên Pháp Luân Công.

William Cheung, một trong những nhà tổ chức triển lãm đã giải thích: “Đôi mắt của cô bé thể hiện niềm tin lớn lao nếu so với tuổi của cô, khi tố cáo trường hợp bức hại nhân quyền nghiêm trọng này ra thế giới”.

Bryan Chalker, thị trưởng xứ Bath, U.K., thì nói: “Điều làm tôi xúc động trong triển lãm này không chỉ là những cảm xúc chân thực trong các tác phẩm nghệ thuật, mà còn là sự ứng dụng tuyệt vời của ánh sáng và các màu sắc, khiến cho tôi phải chú ý đến từng giọt nước mưa đọng trên mái tóc rủ trên vầng trán của cô bé. Quả thật là kỳ diệu!“.

Tỏa sáng

Tác giả: Trần Tiếu Bình

Năm 2005, Tranh sơn dầu trên vải (30 x 36 inch)

Tỏa sáng. (Ảnh: falunart)

Bức vẽ mô tả một người mẹ ôm đứa con nhỏ đang ngủ, trong khi đang đọc những Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp. Bức tranh được giải thích tóm tắt rằng: khung cảnh này “biểu thị sự cân bằng hài hòa giữa một đời sống tinh thần nghiêm túc và cuộc sống gia đình thường nhật. Giấc ngủ nhẹ nhàng của đứa trẻ phản chiếu thế giới nội tâm bình hòa của người mẹ đang học Pháp Luân Công“.

Nỗi buồn tủi của em bé mồ côi

Tác giả: Xiqiang Dong

Năm 2006. Tranh sơn dầu trên vải (40 x 40 inch)

Nỗi buồn tủi của em bé mồ côi. (Ảnh: chanhkien.org)

Một cô bé quàng trên vai chiếc áo khoác da của bố cô, đeo trước ngực chiếc hộp đựng tro cốt của bố mẹ cô; Các em nhỏ trong những trường hợp như thế này thường bị quên lãng và bỏ rơi. Chúng bị mất nhà cửa và không có người trông nom, chăm sóc; vì thường thì họ hàng hoặc hàng xóm của chúng vì sợ bị liên lụy mà không muốn dính dáng tới chúng.

Ông Ross Bowyer, Ontario, Canada, đã có một cảm giác đặc biệt về bức tranh. Ông nói: “Đây là một tác phẩm nghệ thuật rất cảm động. Tôi có thể thấy nỗi buồn tủi và bối rối trên khuôn mặt cô bé, khi không thể hiểu vì sao cha mẹ cô lại bị giết (do cuộc bức hại)“.

Dũng cảm không khoan nhượng

Tác giả: Kathleen Gillis,

Năm 2004. Tranh sơn dầu trên vải, 57.5×32 cm

Dũng cảm không khoan nhượng. (Ảnh: pinterest.com)

Bức tranh này dựa trên  câu chuyện có thật về anh Liu Chengjun. Anh Liu là một học viên Pháp Luân Công từ miền bắc Trung Quốc. Tháng 3 năm 2002, anh đã bị kết án 19 năm tù vì tham gia vào các chương trình phát chèn sóng Đài truyền hình Trung Quốc, để phơi bày sự tàn bạo của cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sau 21 tháng ở tù, anh đã bị tra tấn đến chết. Các hình ảnh quỷ quái trên sàn nhà tượng trưng cho những nỗi kinh hoàng mà anh phải chịu đựng trong khi bị giam giữ. Nhưng anh vẫn được tắm mình trong ánh sáng vàng kim ấm áp, tượng trưng cho niềm tin vững vàng của anh vào Đại Pháp.

Norah, một nhà thiết kế thời trang ở London đã nói: “Trên khắp thế giới vẫn có những người đang tra tấn người khác, cấm đoán tự do tôn giáo và tự do ngôn luận; và những hành vi dã man của con người với đồng loại như vậy chưa bao giờ ngừng gây sốc cho tôi, mặc dù tôi cũng đã biết về nó“.

Sốc

Tác giả: Trần Tiểu Bình

Năm 2009, Tranh sơn dầu trên vải (48 x 75 inch)

Bức tranh “Sốc” của Tác giảTrần Tiểu Bình . (Ảnh: Flunart)

Bức tranh này minh hoạ một học viên Pháp Luân Đại Pháp trong một gian phòng của nhà tù, vẫn điềm tĩnh phi thăng (bay lên trong khi ngồi thiền), phát ra ánh hào quang mạnh mẽ của sự từ bi, đã làm khiếp sợ các tên cai ngục, khiến chúng phải rạp xuống và tránh xa khỏi vầng hào quang thần thánh đó.

Bhakta Dasa, một Mục sư nổi tiếng tại Melbourne, Áustralia, đã lý giải về bức tranh này như sau:

Cho dù một người bị bức hại bao nhiêu, bị đàn áp hoặc nô dịch bao nhiêu, thì sức mạnh tâm linh của người đó sẽ luôn vượt lên trên tất cả. Các ví dụ từ xa xưa đã có trong tất cả các tôn giáo khác nhau. Các nhà lãnh đạo tinh thần, dù bị đối xử như thế nào, thì họ vẫn hiểu rằng họ không chỉ là những thân thể vật chất; họ thực sự đã trở thành một thực thể tinh thần, và một khi họ đã liên kết với nó, thì không quan trọng những gì đã xảy ra với thân thể, họ vẫn giữ được sự tinh khiết và vượt lên khỏi sự đau khổ về thể xác. Bức tranh này là một ví dụ, khi mà người tù này thực sự ở trong một trạng thái thức tỉnh như thế, nơi mà toàn bộ thân thể cô chuyển thành một thực thể tâm linh và cô có thể bay lên không trung.

Hoa sen tinh khiết

Tác giả: Chen Zhengping, 2006

Hoa sen tinh khiết. (Ảnh: tinhhoa.net)

Bức tranh mô tả một cô gái đang ngồi thiền giữa những bông hoa sen, thực hành theo bài tập thứ năm của Pháp Luân Công. Hoa sen nở xung quanh cô ấy thể hiện hiệu quả thanh lọc cả tâm lẫn thân của môn thiền định này.

Ồi, Chúa ơi, bức tranh đẹp quá! Sự tinh khiết và thanh thản như thế quả thật là thần thánh, đúng là hiện thân của thần thánh .. “, Leonie Rendell, Nghệ sĩ trang điểm ở Melbourne, Úc, xúc động nói.

Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn

Hạo Nhiên

Exit mobile version