Đại Kỷ Nguyên

Triển lãm nghệ thuật đồng hồ đeo tay tại New York, chiếc kỷ lục có giá khổng lồ 23 triệu USD

Đến và đi lộng lẫy như một ngôi sao băng. “Triển lãm nghệ thuật Đồng hồ đeo tay” ở New York dường như đã làm cho tất cả những ai vào xem đều phải hết sức kinh ngạc.

Sự kiện này cứ mỗi 11 năm mới được tổ chức một lần, đó là khi hãng sản xuất đồng hồ gia đình độc quyền của Thụy Sỹ, Patek Philippe, quyết định chia sẻ di sản khổng lồ của mình với công chúng trên quy mô lớn.

Nhưng bạn có thể tự hỏi làm cách nào mà một cuộc triển lãm của một công ty đồng hồ Thụy Sĩ như thế lại có thể tạo ra sự khác biệt so với việc đi vào một cửa hàng đồng hồ bán lẻ.

Bí quyết nằm ở chỗ: triển lãm “Nghệ thuật của Đồng hồ” đã được thiết kế để đưa khách thăm quan trải qua một hành trình tự khám phá.

Nó tiết lộ những bí ẩn của một số đồng hồ phức tạp nhất trên thế giới đã từng được sản xuất. Sau tất cả, nó đã trả lời cho câu hỏi then chốt nhất: đồng hồ cơ thực sự là gì?

Mười căn phòng kỳ thú

Cổng chào của “Triển lãm lớn về Nghệ thuật đồng hồ” của hãng Patek Philippe tại Cipriani Phố số 42, New York, Tháng 7/2017.(ảnh: Patek Philippe)

Việc trưng bày trong triển lãm được tiến hành theo mức độ phức tạp tăng dần. Đầu tiên là một bộ phim ngắn giới thiệu bước đầu khởi nghiệp của công ty, rồi sau đó khéo léo đưa bạn vào căn phòng trưng bày bộ sưu tập hiện tại của họ.

Rồi đi xuống sảnh và vào một phòng giống hệt như Phòng Napoleon ở Salon Patek Philippe ở Geneva, nơi bạn có thể xem các phiên bản đặc biệt dành cho New York, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ của công ty với thị trường Hoa Kỳ.

Trong phòng kế tiếp, bạn chợt thấy mình đắm trong những mẫu đồng hồ lịch sử từ bộ sưu tập của Bảo tàng Patek Philippe, ví dụ như chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên, chiếc đồng hồ bỏ túi của Nữ hoàng Victoria và cặp đôi lọ xịt nước hoa gắn đồng hồ, cùng với nhiều mẫu đồng hồ hấp dẫn khác.

Đồng hồ mặt dây chuyền Patek Philippe của Nữ hoàng Victoria (ảnh: Benjamin Chasteen/Thời báo Đại kỷ nguyên)

Bên cạnh đó, Phòng Lịch sử Hoa Kỳ đã trưng bày các mẫu đồng hồ trứ danh khác, chẳng hạn như chiếc đồng hồ để bàn được tặng cho John F. Kennedy một ngày sau bài phát biểu nổi tiếng “Ich bin ein Berliner” của ông năm 1963, cũng như những chiếc đồng hồ thuộc quyền sở hữu của tướng Patton; nghệ sĩ nhạc jazz vĩ đại Duke Ellington; huyền thoại bóng chày Joe DiMaggio; huấn luyện viên Tom Smith của chú ngựa đua nổi tiếng Seabiscuit, và của những nhà sưu tập cạnh tranh và những người khổng lồ trong ngành công nghiệp như Henry Graves Jr. và James Ward Packard”

“Triển lãm lớn về Nghệ thuật đồng hồ” của hãng Patek Philippe bên trong tòa nhài Cipriani Phố số 42, New York. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Thời báo Đại kỷ nguyên)
Heinz Wipperfeld và chiếc đồng hồ để bàn quartz tự động của hãng Patek Philippe được làm cho John F. Kennedy (1917–1963) được tặng trong chuyến thăm của ông tới Tây Berlin vào tháng 6/1963. Nó hiển thị giờ của Moscow, Washington, và Berlin (Do hãng Patek Philippe mượn từ Bảo tàng và triển lãm Tổng thống John F. Kennedy tại Boston, Massachusetts)
Đồng hồ quả quít bỏ túi có nắp đậy Patek Philippe, Ref. P1412, có chân dung tráng men của George Washington. Chiếc đồng hồ này đã được trưng bày taij Triển lãm Vũ trụ vào năm 1851 tại London. (ảnh: Patek Philippe)
Đồng hồ đeo tay Patek Philippe, năm 1948. Reference 130J của biểu tượng thể thao bóng bầu dục Joe DiMaggio (1914–1999). Theo báo cáo nó được tặng cho Joe DiMaggio từ người Yankees. (ảnh: Patek Philippe)
Đồng hồ quả quít siêu biến thể (đa chức năng) của Henry Graves, chế tạo năm 1933 bởi Patek Philippe và có tới 24 biến thể, mới được bán bởi nhà đấu giá Sotheby năm 2014 với giá phá kỷ lục là hơn 23 triệu đô la. (ảnh: Patek Philippe)
Đồng hồ quả quít thiên văn bỏ túi của James Ward Packard’s do Patek Philippe chế tạo, Hình đặc trưng: Biểu đồ bầu trời. (ảnh Patek Philippe)
Đồng hồ quả quít thiên văn bỏ túi của James Ward Packard’s do Patek Philippe chế tạo, Hình đặc trưng: Biểu đồ bầu trời. (ảnh Patek Philippe)

Đi tiếp nữa, mọi người sẽ bị níu chân tại Gallery đồng hồ thủ công hiếm hoi, nơi các nghệ nhân biểu diễn làm các hoa văn tiểu cảnh, đường viền, chạm khắc và gắn đá quý lên đồng hồ.

Phòng đón tiếp của “Triển lãm lớn về Nghệ thuật đồng hồ” của hãng Patek Philippe tại Cipriani Phố số 42, New York. (ảnh: Patek Philippe)
Phòng sưu tập hiện thời của “Triển lãm lớn về Nghệ thuật đồng hồ” của hãng Patek Philippe bên trong tòa nhài Cipriani Phố số 42, New York. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Thời báo Đại kỷ nguyên)
Một phụ nữ đang xem bộ sưu tập hiện thời của “Triển lãm lớn về Nghệ thuật đồng hồ” của hãng Patek Philippe bên trong tòa nhài Cipriani Phố số 42, New York, (Ảnh: Benjamin Chasteen/Thời báo Đại kỷ nguyên)
Phòng Napoleon của “Triển lãm lớn về Nghệ thuật đồng hồ” của hãng Patek Philippe bên trong tòa nhài Cipriani Phố số 42, New York. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Thời báo Đại kỷ nguyên)
Một nghệ nhân đang trình diễn kỹ thuật chạm khắc tại “Triển lãm lớn về Nghệ thuật đồng hồ” của hãng Patek Philippe tại New York. (Ảnh: Milene Fernandez/Thời báo Đại kỷ nguyên)
Một người thợ của Patek Philippe đang chỉ dẫn cách thức vận hành của các bánh răng đồng hồ trong “Triển lãm lớn về Nghệ thuật đồng hồ” của hãng Patek Philippe bên trong tòa nhài Cipriani Phố số 42, New York. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Thời báo Đại kỷ nguyên)
Phòng trưng bày bộ phận hoạt động của “Triển lãm lớn về Nghệ thuật đồng hồ” của hãng Patek Philippe tại New York. (Ảnh: Patek Philippe)

Đồng hồ cơ thực sự là gì?

Lên tới tầng lầu trên, bạn có cơ hội nói chuyện với các thợ làm đồng hồ thực thụ. Họ sẽ giải đáp các câu hỏi của bạn bằng cách chỉ rõ các cơ chế khác nhau, bao gồm cả hoạt động bên trong và sự duyên dáng của bộ lặp phút.

Bộ lặp phút sẽ gõ nhịp theo giờ, khắc và phút, một số chiếc có thể đặt thời gian lặp theo yêu cầu của người dùng, bằng cách điều khiển một núm trượt.

Đây là những chiếc đồng hồ cơ khó làm nhất, nó đòi hỏi tới 15 năm để một thợ đồng hồ có thể học hết được các kỹ năng làm ra nó.

Tại đây, bạn có lẽ sẽ có cảm giác rất kỳ diệu khi thấy các máy móc nhỏ xíu này vận hành mà không cần pin hoặc nguồn điện. Âm thanh tic-tic mà chúng phát ra giống y như chúng cũng có trái tim đang đập bên trong vậy.

Có một cảm giác huyền bí là vì sao chúng lại có thể thực sự chạy được”, Larry Pettinelli, chủ tịch của Patek Philippe US, nói vào ngày 19 tháng 7 tại Cipriani.

Thậm chí các chuyên gia và nhà sưu tập đồng hồ cũng không thể giải thích đầy đủ tại sao năng lượng từ dây cót mà lên bằng tay thôi lại có thể được nhả ra rất đều trên toàn bộ các bộ phận chuyển động của chiếc đồng hồ để tạo ra một thời gian rất chặt chẽ và chính xác đến như vậy.

Bản vẽ kỹ thuật của một chiếc đồng hồ Patek Philippe, Phiên bản đặc biệt với bộ lặp phút thời gian thế giới Reference 5531R-011 New York 2017 (ảnh: Patel Philippe)

Hết phần 1

Mời quý độc giả xem tiếp phần 2

Hạo Nhiên

Exit mobile version