Đại Kỷ Nguyên

Trong suốt 5000 năm khi chưa có email, người xưa đã nỗ lực thế nào để nhận được thư đúng hẹn?

Người chạy bộ để đưa thư, người cưỡi ngựa, chim bồ câu, la, lừa…những hình thức bưu chính này đã quán xuyến việc trao đổi thông tin giữa các chính phủ và người dân trong suốt 5000 năm của lịch sử loài người ở lần văn minh này…

Vua Sargon của Babylon, người trị vì năm 3800 TCN đã thiết lập một dịch vụ bưu chính thường xuyên để có thể giúp người nhận tiếp cận nhanh chóng thư tín của ông thậm chí cả ở những nơi xa nhất.

Herodotus đã viết rằng: “Không quản mưa gió, bão tuyết, nắng cháy hay đêm tối âm u thì những người đưa tin vẫn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được chỉ định“.

Kinh Cựu ước chứa đựng nhiều điểm liên quan đến nội dung trên. Những người Ba Tư cổ đại đã “Gửi đi bằng máy bay” với hình thức là chim bồ câu đưa thư, người Aztects và Inca có nhiều người chạy rất nhanh, những người này đã gửi tin nhắn đến nơi được chỉ định với tốc độ nhanh nhất có thể.

Điều gì là quan trọng nhất ở các nền văn hóa cổ đại trong việc chuyển thư tín? Bất kể phương pháp nào sử dụng để gửi thông điệp của mình, họ chỉ có một mục đích chính và chung nhất: gửi thư đúng thời gian.

Những nỗ lực để nhận thư đúng hẹn đã kéo dài suốt hơn 5000 năm.

Các Pharaoh của Ai Cập cổ đại đã thành lập hệ thống bưu chính đầu tiên và coi thư tín đó quan trọng đến nỗi  người vận chuyển thư còn được miêu tả trên những bức tường của các lăng mộ hoàng gia. Khi sức mạnh của các Pharaoh tăng lên theo thời gian thì sự cần thiết về thông tin càng cao.

Hai vương quốc của Thượng và Hạ Ai Cập đã thống nhất vào năm 3000 năm trước Công nguyên, và việc trao đổi thông tin an toàn là rất cần thiết để giữ cho hai vương quốc giữ được tình hữu nghị với nhau, đặc biệt là những lúc gặp vấn đề.

Những sứ giả đáng tin cậy đã được tìm kiếm và Pharaoh thành lập thành một nhóm những người chuyển phát, những người được giao nhiệm vụ ghi nhớ thông tin để chuyển lời từ quốc Vương, tránh việc bị kẻ thù bắt giữ và lấy văn bản.

Không một Pharaoh hay tướng lĩnh nào của ông có thể ghi nhớ hết những thông tin liên quan đến thiết bị quân sự, vì vậy kho lưu trữ là một giải pháp hữu hiệu khi bộ máy hành chính bắt đầu phát triển và nhu cầu lưu trữ văn bản xuất hiện.

Hệ thống chữ tượng hình cổ được phát triển bởi nền văn minh Ai Cập đã đóng một vai trò quan trọng khi dịch vụ bưu chính đầu tiên trên thế giới được thành lập cũng như việc phát minh ra những tờ giấy cói có thể cán lại thành cuộn cung cấp đủ cho một lượng lớn thông tin. Vương quốc Ai Cập trở nên phức tạp và nhu cầu thông tin liên lạc an toàn và nhanh chóng là vô cùng cấp bách.

Bằng cách này, hệ thống bưu chính đầu tiên được thành lập khoảng năm 2200 TCN. Những người chuyển tin của Pharaoh có thể cung cấp các cuộn giấy cuộn loại này với sắc lệnh và luật ban hành được đưa ra cho tất cả các tỉnh của vương quốc và các quan chức của pharaoh được cung cấp các báo cáo về tình hình tài chính và các tài liệu khác có giá trị quan trọng cho vương quốc.

Hệ thống chuyển phát thư của người Ai Cập cũng có một mục đích quan trọng khác: nó liên kết chính phủ với các doanh trại quân đội trên khắp Ai Cập.

Hầu hết việc chuyển phát thư ở Ai Cập đều mang những thông điệp của họ bằng đường bộ hoặc bằng thuyền. Một số lá thư đầu tiên của lịch sử được viết trên đất sét vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Chúng là hiện vật không thể bị lửa phá hủy mà lửa chỉ có thể làm chúng bền hơn và bắt nguồn từ Ba Tư.

Người cưỡi ngựa đưa thư

Khoảng năm 450 TCN, Herodotus mô tả một dịch vụ bưu chính hoạt động hiệu quả ở Ba Tư dựa trên các kíp ngựa (tốp ngựa thay thế các tốp trước đã mệt) tại các trạm trong một ngày, khoảng cách giữa các trạm được quản lý bởi các quan chức, là người nhận thư và gửi chúng đi thông qua những người cưỡi ngựa.

Các thông điệp giữa chế độ quân chủ và các quan chức ở những vùng xa xôi của đất nước được thu thập và chuyển đi sớm nhất có thể!

Dọc theo con đường chính, con đường dài 55 dặm, gọi là “con đường của nhà vua”, có rất nhiều trung tâm bưu điện cấp thấp, nơi ngựa được nghỉ ngơi và một sứ giả mới đang chờ đợi để tiếp nhận tất cả các vấn đề và phân phát chúng một cách nhanh nhất có thể.
Những bức thư đầu tiên được khắc trên viên đất sét khô (người Ba Tư không có giấy), với những hàng chữ khổ hình dày đặc.

Thư và các thông điệp khác đã tồn tại từ thời Ấn Độ cổ đại, Sumer, Ai Cập cổ đại thông qua Rome, Hy Lạp và Trung Quốc, cho đến ngày nay. Hình thức truyền thông này cùng tồn tại với con người.

Các bức thư chuyển đi gồm Kinh thánh, thư từ cá nhân, ngoại giao hoặc kinh doanh.

Việc chuyển phát thư thời cổ đại không giống như những gì chúng ta tưởng tượng ngày nay. Trong thời cổ đại, chỉ có chính phủ và quan chức quân đội được phép sử dụng hệ thống bưu chính.

Trái: Đế quốc La Mã có dịch vụ bưu chính hoạt động tốt được hình thành dưới thời Augustus Caesar. Nó được gọi là Cursus publicus; Phải: Cưỡi ngựa chuyển thư ở Ba Tư.

Hệ thống bưu chính bồ câu

Mọi người dân thường khác phải thuê các sứ giả riêng của họ để gửi thư hoặc sử dụng một trong những người đáng tin cậy nhất trên thế giới – “chim bồ câu đưa thư”. Những chú chim bồ câu đáng yêu đã truyền tải thông điệp của chúng ta  trong 5.000 năm qua, được khẳng định trong nhiều bản ghi chép cổ đại của hành tinh này.

Người Ba Tư chính là một trong những người sử dụng “bồ câu đưa thư” một cách có hệ thống nhất để gửi thông điệp của họ.

Và đáng ngạc nhiên, vào năm 1860, cơ quan thông tin của Reuter đã có tới 45  “Chim bồ câu đưa thư” cung cấp tin tức giữa Brussels và Berlin. Thiếu các đường dây điện báo, buộc cơ quan phải làm điều đó và hệ thống bưu chính bồ câu đã hoạt động thật tốt.

Đế Quốc La Mã đã xây dựng hệ thống phân phối bưu chính tiên tiến nhất; người cưỡi ngựa có thể phải đi khoảng 170 dặm (270 km) trong một khoảng thời gian là 24 giờ. Sự giao tiếp nhanh chóng và tin tưởng giữa Rome và các thống đốc và quan chức quân sự ở các tỉnh xa xôi là điều rất cần thiết.

Khoảng 2000 trạm tiếp sức cùng  khoảng cách, được đặt dọc theo những con đường quan trọng nhất của đế quốc. Các trạm được trang bị ngựa, phụ tùng và một người đàn ông với nhiệm vụ chăm sóc động vật và cung cấp cho những người đưa thư thức ăn và nước uống. Thêm vào đó, người ta có thể thuê những con la và xe bò cho những gói hàng lớn hơn.

Đáng lưu ý là tốc độ cuối cùng đã không đáp ứng được so với nhu cầu của các chính phủ ở châu Âu vào khoảng thế kỷ 19.
Đồng thời, cái gọi là “cursus publicus” (dịch vụ chuyển phát nhanh và vận chuyển của nhà nước) của Đế chế La Mã cũng đã hoạt động và gửi thư cho cả người dân bình thường.

Sơn Tùng – Hà Phương

Xem thêm:

 

Exit mobile version