Đại Kỷ Nguyên

Tu viện lâu đời nhất thế giới, nơi sinh và niết bàn của vị đệ tử nổi tiếng của Đức Phật Thích Ca

Trường đại học lâu đời nhất thế giới, Nalanda đã trải qua 800 năm liên tục giảng dạy. Địa điểm này nằm cách Patna, thủ phủ của bang Bihar 95 km, thực sự chứa đựng những điều huyền bí của văn minh nhân loại. 

Dưới đây là một số điểm gây ấn tượng mạnh về ngôi trường đại học cổ đại này:

1 – Nalanda, trường đại học lâu đời nhất trên thế giới là trung tâm học tập từ thế kỷ thứ V sau CN đến năm 1200 sau CN.

Ảnh: Wikipedia

2- Nalanda Mahavihara, được coi là một trong những đại học vĩ đại nhất thế giới cổ đại, được thành lập bởi Hoàng đế Kumaragupta I (413-455 sau CN) của triều đại Gupta vĩ đại.

Ảnh: Nalandaonline.in

3- Vào thời kỳ hoàng kim của mình, trường đã thu hút sinh viên đến từ Tây Tạng, Hàn Quốc, Trung Quốc và Trung Á.

Đường Tăng trở về từ Ấn Độ. Bức tranh tường tại TP Đôn Hoàng, hang số 103. Thời kỳ Đại Đường (712-765)

4- Đó thực sự là một tu viện Phật giáo lớn trong vương quốc cổ đại Magadha (ngày nay là bang Bihar). Nó nổi bật lên là một tổ chức tu viện kiêm giáo dục.

Ảnh: Wikimedia Commons

5- Theo Khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ, Nalanda là nơi sinh và niết bàn của Sariputta, một trong những đệ tử nổi tiếng nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Hình ảnh một tượng Phật từ Nalanda, ở Bihar, do Alexander Caddy chụp năm 1895.

6- Các chủ đề khác nhau như thần học, ngữ pháp, logic, thiên văn học, siêu hình học và triết học đều được giảng dạy ở đây. Học viện này được duy trì bởi các khoản lợi tức thu được từ các làng xóm dành riêng cho mục đích này, bởi các nhà cai trị đương thời, như được thấy trong các bản khắc.

Hình ảnh về khu phía sau tàn tích của Đền Baladitya ở Nalanda, bang Bihar, chụp bởi Joseph David Beglar năm 1872.

7- Các cuộc khai quật do cơ quan Khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ tiến hành trong những năm 1915-37 và năm 1974-82 đã phơi bày những tàn tích còn lại của 6 ngôi đền gạch lớn và 11 nhà thờ được bố trí theo hệ thống và trải trên một diện tích hơn một cây số vuông.

Về cơ bản, một hành lang rộng một trăm bộ chạy theo hướng bắc-nam với dãy chùa ở phía tây và các tu viện ở phía đông của hành lang đó, theo trang web của ASI.

Văn tự Prajnaparamita (Trí tuệ hoàn hảo) và các cảnh từ cuộc đời Đức Phật Thích Ca (phía trên) Văn tự Maitreya (Đức Di lặc) và các cảnh từ cuộc đời Đức Phật Thích Ca (phía dưới), Các diệp trích từ một Văn tự Dharanisamgraha (Sự tổng hợp các phép thuật bảo vệ hay nâng cao sức mạnh)

8- Ngoài cấu trúc công trình, các cuộc khai quật đã tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc và hình ảnh bằng đá, bằng đồng và vữa.

Trong các tác phẩm điêu khắc Phật Giáo, có nhiều các vị Phật và Bồ Tát, và một vài hình ảnh của các vị thần Bà La Môn như Vishnu, Siva-Parvati, Mahishasura-Mardini, Ganesa, Surya, v.v…

Tranh của Bồ Tát Avalokitesvara. Bản thảo Phạn ngữ Astasahasrika Prajnaparamita Sutra được viết bằng ký tự Ranjana. Nalanda, Bihar, Ấn Độ. Khoảng 700-1100 sau CN. (Thời Nalanda Pala)

“Những khám phá đáng chú ý khác của các cuộc khai quật bao gồm tranh tường, đĩa đồng, bản khắc, triện, thẻ, đồng xu, đồ đất nung, đồ gốm sứ…

Các cổ vật đó đã được trưng bày cho các du khách thưởng thức trong một bảo tàng tại chỗ được duy trì bởi Cơ quan khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ”, trang tin ASI cho biết.

Theo Đại Kỷ Nguyên Ấn Độ
Hạo Nhiên biên dịch

Exit mobile version