Đại Kỷ Nguyên

Trí huệ cổ nhân: Qua âm nhạc, vũ đạo có thể thấu hiểu được lòng người

Khổng tử bàn luận nhạc vũ

Khổng Tử có kiến thức rất sâu rộng về âm nhạc, vũ đạo. Có thể chơi nhiều loại nhạc cụ: gảy đàn cổ cầm, thổi tiêu, gõ khánh,… lại soạn ra được một cuốn thiên thư về hòa âm và nhạc vũ, lưu hành hậu thế.

Dưới đây là câu chuyện của Khổng Tử với đệ tử của mình là Tử Lộ. Qua đó ta có thể thấy được triết lý của ông về nhạc vũ.

Tử Lộ còn có tên là Trọng Do, kém Khổng Tử vài tuổi, đây là một trong 10 môn đồ của Khổng Tử. Ông là người thẳng thắn, tốt bụng, hành thiện trừ ác. Trong hai cuốn kinh điển Nho gia là “Luận ngữ” “Tử tử gia ngữ” có ghi lại rất nhiều sự tích và những cuộc đối thoại đặc sắc của ông cùng Khổng Tử. Câu chuyện dưới đây kể về Tử Lộ hai lần múa võ trước mặt Khổng Tử.

Khổng Tử (Ảnh: epochtimes)

Tử Lộ múa kiếm

Tử Lộ khi còn nhỏ không được giáo dục lễ nghi cơ bản, nhưng ông cũng học qua võ công. Vì thế khi ra ngoài ông thường treo kiếm ở eo, trên đầu cắm nhúm lông gà trống, đeo răng của heo rừng, đây được cho là biểu tượng của lòng dũng cảm, hành hiệp trượng nghĩa.

Ông nghe danh đã lâu về kiến thức thư sách và lý luận của Khổng Tử. Có một ngày, Tử Lộ mang đầy đủ võ trang tới bái kiến Khổng Tử. Sau khi gặp được sư phụ, ông liền rút ngay thanh kiếm dắt eo và múa vài đường để thể hiện võ công bất phàm của mình. Ông dương dương đắc ý nói với Khổng Tử: “Sư phụ, quân tử thời cổ cũng từng lấy bảo kiếm để đi bảo vệ mọi người giống con chứ?”

Tuy nhiên, đáp lại sự hào hứng của Tử Lộ, Khổng Tử nói: “Quân tử thời cổ, là lấy trung nghĩa làm mục tiêu theo đuổi, được chữ “nhân” làm bảo vệ, không cần phải bước ra ngoài, cũng biết được thiên hạ đại sự. Gặp phải người bất thiện, sẽ dùng lòng chân thành tới cảm hóa; Gặp phải giặc ngoại xâm, sẽ dùng nhân nghĩa dẹp yên bọn chúng. Như vậy, há phải ỷ lại vào thanh đao?” (Chữ “nhân” ở đây chỉ về lòng nhân từ, nhân ái)

“Khổng Tử thánh tích đồ” – Cửu Anh, triều Minh (Ảnh: epochtimes)

Tử Lộ nghe xong rất cảm phục, nói: “Cho tới ngày hôm nay con mới được nghe đạo lý như vậy, từ hôm nay con nguyện lòng tới sư phục học tập!”.

Từ ấy, Tử Lộ bắt đầu được mặc Nho phục, đưa lễ vật, chính thức làm đệ tử của Khổng Tử.

Khổng Tử có kiếm thức rất sâu rộng về âm nhạc, có thể chơi nhiều loại nhạc cụ, có thể gảy đàn cổ cầm, thổi tiêu, gõ khánh v.v. lại soạn ra được một cuốn thiên thư về hòa âm và nhạc vũ, lưu hành hậu thế. Ông từng dạy dỗ Tử Lộ chơi đàn, muốn trau dồi khí chất và tính tình của Tử Lộ qua âm nhạc, để Tử Lộ tĩnh tọa suy ngẫm mà tu trì tự thân.

Tử Lộ múa khiên

Khi Khổng Tử đi chu du các nước thời kì khốn đốn bần cùng, ông bị mắc kẹt giữa vùng nông thôn giao giữa Thái Quốc và Trần Quốc, gần như lương thực cũng đến mức cạn kiệt. Lúc này, Khổng Tử trong gian nhà chính mà ca hát. Tử Lộ vào nhà, thấy Khổng Tử, nổi giận đùng đùng nói: “Tiên sinh ngài ở thời điểm này mà ca hát, có phù hợp hay không?”

Khổng Tử không trả lời, cho đến tận khi hát xong ca khúc mới nói: “Trọng Do à! Quân tử thích âm nhạc, vì trong ca vịnh khiến tâm tình bĩnh tĩnh, có thể nhìn lại bản thân mình, loại trừ được sự kiêu ngạo; kẻ tiểu nhân thích âm nhạc, là vì trong ca vịnh loại trừ được sự sợ hãi, mục đích là không giống nhau. Là người nào không hiểu ta, lại muốn đi theo ta chứ?”

Tử Lộ (Ảnh: epochtimes)

Khổng Tử thấy Tử Lộ vẫn chưa vui, liền thuận tay cầm lên chiếc khiên đưa cho Tử Lộ bảo ông múa một khúc. Vũ khúc này là của kẻ sĩ nước Chu, nhìn qua có thể biết được đức hạnh của một người, đồng thời có thể coi đây là một thức bày tỏ tình cảm. Cứ như vậy Tử Lộ múa ba lần, rốt cuộc cũng bình tĩnh lại, khiêm tốn đón nhận lời dạy bảo của Khổng Tử.

Lúc này, Khổng Tử quay ra nói với các môn đồ của mình rằng: “Hoa lan trong thâm cốc, không cần người biết đến mà vẫn phát ra mùi thơm, ở trong bất kì môi trường nào nó cũng không hề thay đổi. Nó thanh chính, kiên cường và cao cả như một chính nhân quân tử!” Sau đó ông làm một khúc “Ỷ lan thảo” để tán tụng, cũng để truyền cảm hứng và sự khích lệ cho những môn đồ của mình khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

(Ảnh: art.ifeng)

Khổng Tử là tinh hoa của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Ông dành cả cuộc đời để khôi phục giáo dục nghi lễ và âm nhạc của nhà Chu. Ông tin rằng tín ngưỡng và lễ nghi của nhà Chu đối với thần phật và trời đất có thể đưa con người tìm về với bản tính tiên thiên. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã không ngừng giảng dạy, biến đổi tinh tế để các môn đồ tiếp nhận giáo dục âm nhạc và vũ đạo cổ xưa.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version