Những khu phố cổ từ hơn 100 năm trước có thể đã biến mất trong các thành phố hiện đại của châu Âu và châu Úc nhưng hình ảnh về chúng có lẽ sẽ còn lưu lại mãi trong những bức tranh của họa sĩ tài hoa người Hà Lan Jacques Carabain.

Jacques François Joseph Carabain, (sinh ngày 23 tháng 2 năm 1834, tại Amsterdam và mất ngày 2 tháng 1 năm 1933 tại Schaerbeek) là một họa sĩ người Hà Lan, nổi tiếng chủ yếu với những bức tranh vẽ cảnh thành phố và các tòa nhà chi tiết theo phong cách hiện thực lãng mạn. Ông đặc biệt quan tâm đến các kiến trúc thời Trung cổ và Baroque, và thường bị thu hút vẽ về những khu vực buôn bán sầm uất.

Quảng trường Cavalli, Piacenza , Ý, 1898. Nguồn ảnh: Tutt’Art

Ông bắt đầu nghiên cứu tại Học viên Nghệ thuật Kunst ở Amsterdam, nơi ông bắt đầu vẽ các phong cảnh như cảnh biển cũng như cảnh quan thành phố. Tại đó ông có hai người thầy là các họa sĩ vẽ phong cảnh và chủ để lịch sử – Jacobus Schoemaker Doyer (1792-1867) và Valentijn Bing (1812-1895).

Mặt trời mọc ở Venice, Ý. Nguồn ảnh: Tutt Art

Buổi trình diễn lớn đầu tiên của ông là tại một Triển lãm của những bậc thầy còn sống vào năm 1852. Ông sống và làm việc ở Amsterdam cho đến năm 1856. Trong thời gian này ông đã đi du lịch khắp châu Âu. Sau đó ông tới sống ở Brussels của nước Bỉ trong một thời gian ngắn trước khi định cư ở Schaerbeek. Ở đó, ông bắt đầu chuyên tâm vẽ về cảnh quan thành phố và chịu ảnh hưởng của nghệ sĩ François-Antoine Bossuet. Tới lúc đó, ông mới vẽ các thành phố ở Ý, Đức, Pháp và Áo. Ông cũng gửi tranh trưng bày tại Triển lãm quốc tế lần thứ ba (1873) và thứ tư (1874) tại London.

Một cảnh ở Venice, Ý , 1900. Nguồn ảnh: Tutt’Art

Năm 1880, ông trở thành công dân của Bỉ. Năm 1885, ông đến New Zealand và Úc, nơi ông trưng bày các tác phẩm của mình tại Học viện Nghệ thuật Victoria. Ông đến Melbourne hầu như cùng thời điểm với các họa sĩ Nerli của Ý và Loureiro của Bồ Đào Nha. Tờ Table Talk (1888) nhận xét: ‘Số lượng nghệ sĩ nước ngoài đang định cư tại Melbourne đang tăng đều đặn và việc họ ở đây chắc chắn tạo ấn tượng về lịch sử nghệ thuật của lãnh thổ thuộc địa này”. Thời gian này ông cũng đi du ngoạn khắp nơi ở ở Úc và New Zealand. Các bức tranh nổi bật của ông trong thời kỳ này có thể kể đến ‘Tòa thị chính Melbourne’ năm 1889. ‘Phố Collins ở Melbourne’ và ‘Phố King, Sydney’ năm 1889, ‘Phố George, Sydney’ 1889.. Tất cả các tác phẩm của ông là đặc biệt chi tiết và giống như tác phẩm nhiếp ảnh.

Phố Queen Street, Auckland, New Zealand – Nguồn ảnh: Tutt’Art

Vẽ cảnh quan đô thị là điều tương đối hiếm trong các bức tranh về New Zealand thời kỳ này, khi các nghệ sĩ khác thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến cảnh đẹp như tranh của rừng núi. Nhưng mô tả của Carabain về khu phố Queen Street rất đáng giá khi cho chúng ta thấy một khung cảnh đường phố gần như đã thay đổi hoàn toàn so với ngày nay. Điểm quan sát là từ ngay dưới góc phố Fort và tòa nhà gạch hùng vĩ trong tranh là Victoria Arcade, mà đã bị phá hủy vào năm 1978 và được thay thế bằng Ngân hàng New Zealand hiện tại.

Sau khi sống ở Melbourne một thời gian, ông trở về quê hương vào năm 1889.

Một khu phố đông đúc ở Culemborg. Hà Lan. Nguồn ảnh: Tutt’Art

Từ năm 1894 đến 1897, ông đã vẽ một loạt 59 bức tranh màu nước, mô tả các khu vực cũ của Brussels. Đây là kết quả của công việc ủy nhiệm từ Thị trưởng Charles Buls, khi ông ta lo ngại về các kế hoạch tái phát triển thành phố hoành tráng đang được Vua Bỉ khi đó là Leopold II thực hiện.

Một cảnh thành phố Brussels, Bỉ. Tranh màu nước của Carabain. Nguồn ảnh: Bruzz

Năm 2011, một triển lãm lớn với loạt tác phẩm nói trên đã được tổ chức tại Bảo tàng Thành phố Brussels.

Một ngày chợ phiên ở  Gosla, Đức. Nguồn ảnh: Tutt’Art

Triển lãm cuối cùng mà ông thực hiện là vào năm 1907 và dường như sau đó ông đã ngừng vẽ. Ông đã an hưởng tuổi già 26 năm nữa trước khi ra đi, không lâu sau sinh nhật lần thứ 99 của mình.

Nhà thờ St. Goar bên bờ sông Rhein. Đức Nguồn ảnh: Tutt’Art

Jacques François Carabain là nghệ sĩ vẽ tranh cảnh quan năng suất cao cùng với việc thực hiện các chuyến đi khắp châu Âu và châu Úc. Giống như nhiều nghệ sĩ cùng thế hệ, ông ưa thích các chủ đề khiêm tốn, như cuộc sống thường nhật, được đặt trong những không gian mở, cho phép ông tập trung vào việc diễn giải các hiệu ứng chân thực của ánh sáng bằng cọ vẽ.

Quảng trường ‘Piazza delle Erbe’, Verona, Ý, 1917. Nguồn ảnh: Tutt’Art

Theo Wikipedia, National Library of Australia, và NewZealand Museum

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||b5f38a62e__