Từ nghiên cứu vật lý, hóa học, rồi đến với nghệ thuật Trung Quốc, từ Tây phương sang Đông phương, tính đến nay đã 50 năm Mowry dành riêng tâm hồn mình cho văn hóa Trung Quốc; càng ngày ông càng cảm thấy dòng chảy tuyệt diệu của Tống sứ. Ông nói: “Sứ là một trong những hình thức biểu hiện phức tạp nhất của nghệ thuật, đi từ đất sét, men, trang trí, đến nung. Nhiệt độ lò nung sứ tại các điểm sản xuất khác nhau cũng có sự khác nhau, do đó sản phẩm sứ hoàn chỉnh cũng sẽ khác nhau. Vậy nên một tác phẩm hoàn hảo là kết quả của vô số yếu tố kết hợp lại”.
Trong tuần lễ Nghệ thuật Châu Á của New York năm nay, có cuộc đấu giá cao cấp của Lâm Vũ Sơn – bộ sưu tập sứ nhà Tống, trong đó có một chiếc bát men màu đen từ thời Bắc Tống đã được bán với giá 4,21 triệu đô la Mỹ. Ông Mowry đánh giá về chiếc bát này: “Đó là trân phẩm trong những trân phẩm“.
Chuyên gia thẩm định Tống sứ Robert Mowry
Robert Mowry là một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực nghiên cứu sứ triều đại nhà Tống, ông là chuyên gia tư vấn cao cấp tại Phòng Đấu giá Christie, là giám đốc của Cục Nghệ thuật Châu Á tại Đại học Harvard và là người phụ trách Bảo tàng Nghệ thuật Đại học Harvard, nơi cất giữ nhiều món đồ thuộc hàng báu vật.
Đối với lò nung sứ của hai triều đại nhà Tống, Mowry biết rõ về thời gian chúng được xây dựng, tại sao chúng lại thịnh vượng và tại sao chúng lại suy tàn. Khi ông nói về một mảnh sứ, người nghe dường như có thể nhìn thấy một lò nung đang rực cháy, những tác phẩm nghệ thuật tinh mỹ ra đời từ đây, từng món, từng món được chạm khắc, tráng men, sau đó được nung đốt ra sao.
Khi lấy lại tinh thần, bạn sẽ có cảm giác bừng tỉnh lại, như vừa bứt phá về thời gian và không gian; hiện trước mặt một học giả phương Tây với mái tóc bạc và đôi kính đen, khi nói có thể chuyển đổi tự nhiên giữa tiếng Trung và tiếng Anh.
Đó là Mowry, một học giả đã cống hiến mình cho văn hóa và nghệ thuật Trung Quốc trong cả nửa cuộc đời. Trong các bài giảng của mình, ông khiến cho con người hiện đại được quay về thế giới cổ đại và đưa người Mỹ hiện đại vào thế giới phương Đông cổ xưa.
Biến đổi bất ngờ
Mowry cùng Tống sứ có một cuộc hội ngộ ấn tượng, có thể gọi là là “thủy đáo cừ thành” (nước chảy thành sông), cũng là “nhất ba tam chiết” (biến đổi bất ngờ). Ông Mowry vốn nghiên cứu hóa học vật lý trong trong những năm tuổi trẻ, từng mong muốn trở thành một bác sĩ trong tương lai. Nhưng do tình yêu dành cho nghệ thuật Gothic, khiến sau này anh đã quay sang nghiên cứu lịch sử văn hóa thời Trung cổ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Mowry tham gia chương trình “Đội quân Hòa bình” của chính phủ Hoa Kỳ. Ông hy vọng có thể được gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ để có dịp chiêm ngưỡng các di tích cổ Roman và Byzantine. Mặt khác, Mowry cũng cảm thấy rằng ông có thể sẽ được phái đến Nam Mỹ hoặc Châu Phi. Tuy nhiên, số phận lại đưa ông đến Hàn Quốc của châu Á.
Trong thời gian ở Hàn Quốc, Mowry dạy tại Đại học Quốc gia Seoul và gặp Kim Jae-won, người phụ trách Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, nơi ông đã bị thu hút bởi ngọc bích. “Vẻ đẹp của nghệ thuật men ngọc làm cho tôi rất muốn hiểu kỹ nền văn hóa đã tạo ra một kiệt tác như vậy“. Mowry nói: “Vì vậy, tại trường đại học, tôi đã quyết định chọn học văn hóa Hàn Quốc“.
Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ vào những năm 1970, có rất ít trường đại học dạy tiếng Hàn và các chương trình sau đại học nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc. Theo gợi ý của một nhà tư vấn, Mowry đã chọn văn hóa Trung Quốc – một nền văn hóa hàm dưỡng sâu sắc nền văn minh Đông Á.
Tiến vào mỹ cảnh
Từ nghiên cứu vật lý, hóa học, rồi đến với nghệ thuật Trung Quốc, từ Tây phương sang Đông phương, tính đến nay đã 50 năm Mowry dành riêng tâm hồn mình cho văn hóa Trung Quốc; càng ngày ông càng cảm thấy dong chảy tuyệt diệu của Tống sứ. Ông nói: “Sứ là một trong những hình thức biểu hiện phức tạp nhất của nghệ thuật, đi từ đất sét, men, trang trí, đến nung. Nhiệt độ lò nung sứ tại các điểm sản xuất khác nhau cũng có sự khác nhau, do đó sản phẩm sứ hoàn chỉnh cũng sẽ khác nhau. Vậy nên một tác phẩm hoàn hảo là kết quả của vô số yếu tố.”
Mowry giới thiệu, trong công nghệ sản xuất sứ nhà Tống đi đến sự trưởng thành, qua các triều đại, nhiều phương pháp sản xuất lớn vẫn đang được sử dụng. Tống sứ thông thường có hình dạng đơn giản, sắc men tao nhã, tinh tế nhưng đằng sau sự đơn giản này bao gồm cả một quy trình sản xuất phức tạp.
Bất cứ khi nào sắc đẹp của sứ đều có thể lay động lòng người, Mowry nói: “Thứ tưởng chừng đơn giản này, đồng thời lại rất phù hợp với thẩm mỹ hiện đại“. Ông yêu men tráng màu đen nhà Tống vì nó mang “vẻ đẹp trừu tượng” hiếm có trong sứ Trung Hoa.
Rất nhiều các trân phẩm sứ nhà Tống là thông qua sử dụng khéo léo của kỹ thuật cắt, khắc hoặc hội họa – tạo hoa văn trên gốm trước khi tráng men, sau khi được nung đốt những văn hoa đó sẽ lộ ra trên bề mặt men tinh tế. Ông nói: “Các lò nung vùng phía Bắc, như Định Châu, Diệu Châu và Từ Châu thường tạo hoa văn trang trí màu nâu“.
Sắc đen của men sứ đen nhánh sáng ngời, làm nổi bật hoa văn lông vũ của chim ngói. Từ trên cao nhìn xuống, bát men sứ đen này giống như một vòng xoáy, như muốn hút người nhìn vào đó, hoa văn lông chim ngói từ xa vụt tới, tựa như đặt người nhìn vào một vũ trụ mênh mông cùng những vì sao tới từ vô hạn. Tống sứ từ đơn giản cho tới tao nhã, từ mộc mạc tới khiêm tốn, từ một bát sứ hình nón nhỏ, mà càng làm tăng thêm vẻ động trong tĩnh mỹ diệu: “Vì thế mà bát này còn được gọi là Thiên ngoại phi tiên” – Mowry nói.
Tống sứ còn là một công cụ để điểm tô cho trà đạo, lấy men đen của sứ làm nổi bật bạch trà (một loại trà phổ biến, không lên men, không qua vò xoắn, kỹ thuật chế biến rất đặc biệt, gồm có các loại: Ngân Châm Bạch Hào, Cống Mi, Thọ Mi). Trước năm 1388, danh gia giám định đã nhắc tới trong ‘Cách cổ yếu luận’: “Có sắc đen của sứ đen như màu sơn, có giá cao hơn nhiều lần so với sứ men trắng“.
Mowry cho biết, màu đen thủy tinh thể là một quá trình sản xuất men vô cùng phức tạp, thường chỉ sản xuất với mục đích cụ thể, chẳng hạn như một số đồ dùng trong trà đạo, vì vậy có số lượng cực ít.
Ông nói rằng những chiếc bát tráng men màu đen nổi tiếng thế giới đã được cá nhân thu thập hết; đây có thể là chiếc duy nhất được lưu giữ và trưng bày, vì vậy nó còn có giá trị hơn nữa.
Người thời Tống rất chú ý đến cuộc sống thanh lịch, trà đạo, cắm hoa, dâng hương; nơi đây nghệ thuật trong “Tống nhân tứ nghệ” không thể tách rời chính là đồ sứ. Người xưa nói: “Tam sinh vạn vật”; nước, lửa, đất – ba hành (Thủy – Hỏa – Thổ) trong ngũ hành – đã làm nên sự rực rỡ của đồ sứ.
Số cũng 3 là một con số tuyệt vời. Sau ba lần biến đổi bất ngờ của cuộc đời mình, ông Mowry đã tìm được lý tưởng nghệ thuật trong trái tim; cuối cùng ông đã định lại trong đó; tính đến nay ông đã nghiên cứu nghệ thuật Trung Quốc được hơn 50 năm. Từ Tây sang Đông, con đường đó không dài, nhưng gặp được nghệ thuật thời Tống, đối với ông có thể đó là một sự an bài may mắn của số mệnh.
Theo elite-magazine.com và epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch