Đại Kỷ Nguyên

Ý nghĩa ‘thiên nhân hợp nhất’ trong tuyệt tác ‘Khuông Lư đồ’ của họa gia Kinh Hạo

Người phương đông luôn nhấn mạnh “thiên nhân hợp nhất”, nhất là đầu thời kỳ bắt đầu thịnh hành tranh sơn thủy, xu hướng này càng được thể hiện rõ hơn. Chủ nghĩa hiện thực này là một chủ nghĩa hiện thực cùng hòa quyện với thiên nhiên. Ý nghĩa ‘thiên nhân hợp nhất’ thể hiện rất rõ trong tuyệt tác ‘Khuông Lư đồ’ của họa gia Kinh Hạo

Kinh Hạo và “Khuông Lư đồ”

“Khuông Lư đồ” là một bức tranh với trục đứng của họa gia Kinh Hạo trong thời hậu Lương, Ngũ Đại. Đây là một bức tranh thủy mặc, vẽ trên lụa. “Khuông Lư đồ” là một tác phẩm khá lớn, được xưng là “Đại trung đường”.

Kinh Hạo là người Tẩm Thủy, Hà Nam. Cuối thời kỳ nhà Đường, bởi thiên hạ rối ren, ông muốn tránh thế sự hỗn loạn nên về ẩn cư tại núi Hồng Cốc, Sơn Tây, vì vậy mà có biệt danh là “Hồng Cốc tử”.

Kinh Hạo là một nhân vật quan trọng trong lịch sử phát triển tranh sơn thủy và tranh thủy mặc Trung Hoa. Ông rất giỏi vẽ những loại tranh phong cảnh cự đại. Giống như bức “Khê sơn hành lữ đồ” của Phạm Khoan, đều là một cảnh quan với khung hình cự đại. Trong lịch sử nghệ thuật hội họa, Kinh Hạo và Phạm Khoan là những họa gia có ảnh hưởng lớn tới hậu nhân. Kinh Hạo còn là người tiên phong trong trường phái hội họa sơn thủy phía bắc, cùng với đệ tử của mình hợp xưng thành “Kinh quan sơn thủy”.

“Khuông Lư đồ” – Kinh Hạo,Thời hậu Lương, Ngũ Đại. Dài 106.8cm, rộng 8cm. Hiện được cất giữ tại Bảo tàng Cố cung Đài Bắc (Ảnh: epochweekly)

Nguyên bản bức “Khuông Lư đồ” không có đề tên, sau đó mới được hậu nhân sao lục lại và đề tên. Vào năm thứ 56 của hoàng đế Càn Long (1791), Nguyễn Nguyên biên soạn “Thạch cừ bảo cập tục biên Ninh Thọ cung”, đem tên bức tranh đổi thành “Khuông lư đồ”.  

Lam tí tình huân tích thúy nùng,

Thương tùng tuyệt bích ảnh trọng trọng,

Bộc lưu phi hạ tam thiên xích,

Tả xuất lư sơn ngũ lão phong

Dịch nghĩa:

Mây mù thấm nồng trong mùi thơm hoa cỏ xanh biếc

Thương tùng dựa trên vách đá trùng trùng điệp điệp

Thác nước chảy xuống ba nghìn thước

Toát ra đỉnh núi Lư sơn ngũ lão

Nguyễn Nguyên là dựa trên những câu thơ trên mà đặt tên cho tác phẩm.

Toàn cảnh thức sơn thủy

“Khuông Lư đồ” mô tả các đỉnh dốc với khí thế hào hùng bao quanh dãy núi Lư Sơn. Một thác nước nguy nga đổ thẳng xuống. Giữa những ngọn núi cao và hiểm trở là mấy lão tùng thông, vài ngôi nhà ở dưới dãy núi nằm rải rác bên bờ sông.

Bố cục của “Bản đồ” tương đối toàn diện, không chỉ những ngọn núi trùng điệp nguy nga, là một cây cầu nhỏ với khe nước chảy qua, quy ẩn khí tức. Tổng thể toát lên một khí thế hùng vĩ, mà những sự vật nhỏ nhắn lại được vẽ hết sức tinh tế, vì vậy mà được gọi là “toàn cảnh thức sơn thủy”.

Phong cách tả thực kiến tạo “Ý cảnh”

Bức “Khuông Lư đồ” cũng mang phong cách tả thức, bất quá là phong cách tả thực này không giống với chủ nghĩa hiện thực của hội họa phương tây. Hội họa tây phương nhấn mạnh vào sự thay đổi của ánh sáng và bóng tối, đòi hỏi sự vật mang cảm giác lập thể, yêu cầu sự chính xác của từng đường nét. Mà sơn thủy của phương đông lại thiên về tả thực “Ý cảnh”, vì vậy mà hai phong cách hội họa về cơ bản là khác nhau.

Trong “Khuông Lư đồ”, Kinh Hạo kiên nhẫn vẽ “suân pháp” (một lối vẽ của Trung Quốc, đặt nghiêng ngọn bút lông quệt mực khô nhạt để thể hiện vân đá và mặt nam mặt bắc của núi, sau khi phác ra đường nét chung), từng chút từng chút một như những hạt mưa, đặc biệt còn có kỹ thuật làm nhòe mực, đạt được “ý cảnh” mà họa gia mong muốn.

Tại sao phương pháp tả thực của phương tây và phương đông lại khác nhau? Điều này có liên quan trực tiếp tới tư duy triết học trong tư tưởng. Người phương đông luôn nhấn mạnh “thiên nhân hợp nhất”, nhất là đầu thời kỳ bắt đầu thịnh hành tranh sơn thủy, xu hướng này càng được thể hiện rõ hơn. Chủ nghĩa hiện thực này là một chủ nghĩa hiện thực cùng hòa quyện với thiên nhiên. Nó hoàn toàn khác biệt với sự hiển thị ngoài bề mặt về ánh sáng và bóng tối của phương tây.

Không gian cảm

Ở phía bên phải của bức tranh là hình ảnh của một cảnh xa xăm với thủy vực rộng lớn. Vẫn dùng “suân pháp” để thể hiện những nét phác họa, sau đó mới khắc sâu từng chút vào dáng vẻ của thủy vực. Chiều rộng của khoảng xa làm tăng lên độ sâu của vực, như là một sự so sánh mãnh liệt, sự tương phản này có lẽ chính là “không gian cảm”.

Một vực nước rộng lớn, bóng mượt và vươn xa, với những tảng đá khổng lồ đứng cạnh nó. Hình ảnh cho thấy một phần của “Khuông Lư đồ” (Ảnh: epochtimes)

Hình ảnh phía dưới bên phải có mấy bụi cây tùng đứng lặng, dày đặc và nguy nga, với một kết cấu giữa các nhánh vô cùng tinh tế, nhẵn nhụi, toàn thể tư thái đều dồi dào đầy đặn. Công phu tinh thông của Kinh Hạo không phải vô căn cứ, tất cả đều được ông ghi chép và phân tích tỉ mỉ trong “Bút pháp ký”.

Các bụi cây tùng, cành cây cao và thẳng. Hình ảnh cho thấy một phần của “Khuông Lư đồ” (Ảnh: epochtimes)

Theo “Bút pháp ký” ghi lại, Kinh Hạo đã từng ở Hồng Cốc phát hiện ra một mảng rừng tùng ngàn năm, vỏ ngoài thương cổ, cao vút thẳng đứng, rậm rạp và tráng lệ. Đối với lần gặp này, Kinh Hạo vô cùng kinh ngạc, sau đó không ngừng phác họa vẻ hùng vĩ của những cây tùng này, nghe nói rằng ông đã phác họa đến mấy chục cuộn tranh. Vì thế, cây tùng trong “Khuông Lư đồ” mới bộc phát được sinh khí và nội lực như vậy, đó đều là do Kinh Hạo trải qua nhiều kinh nghiệm phác họa, khổ tâm tích lũy mà thành.

Kiến tạo bầu không khí khiến hậu nhân như hòa cùng cổ nhân

Phía bên trái những cây tùng là một vài gian phòng xá, trong đó có một gian bày một bức bình phong, bên ngoài được bao bởi một hàng rào tre. Ý tưởng của hình ảnh này vô cùng cuộc sống hóa, thậm chí còn mô tả rõ ràng về chất liệu của gian phòng, trên nóc nhà được lợp bằng cỏ tranh, hay vài mảnh ngói, những thứ này chẳng những làm phong phú hình ảnh, lại còn khiến cho hậu nhân tự nhiên hòa vào hình thái cuộc sống của cổ nhân.

(Ảnh: epochtimes)

Nhìn con đường để đi lên đỉnh núi, ta có thể thấy đây là một bờ núi hiểm trở, hay còn gọi là sạn đạo. Cổ nhân xây sạn đạo quanh co, đem đường mở rộng, thuận lợi cho việc leo núi và khám phá Lư Sơn.

Người xưa sửa chữa những con đường hẹp trên núi để tạo điều kiện đi lại (Ảnh: epochtimes)

Vượt qua một cây cầu nhỏ, phía trái lại có một phòng xá khác, lại là một hộ gia đình. Trong gia đình này có bàn, bình phong và các đồ vật dùng trong nhà, bởi địa thế khá cao, vẻ đẹp ở phía ngoài được thu hết vào tầm nhìn của những gia đình trên đây. Cổ nhân luôn luôn mang lý luận về triết học đó là “Nhân giả nhạc sơn, trí giả nhạc nước”.

Các nhân vật trong bức tranh phong cảnh đều rất nhỏ, nhưng họ lại là trung tâm của bức tranh

Các bức tranh phong cảnh phương đông có chung một đặc điểm, chính là nhân vật trong mỗi bức họa thường được vẽ vô cùng nhỏ, xem chừng nhân vật ở đây chỉ dành để tô điểm, thực ra không phải như vậy. Trong bức “Khuông Lư đồ”, phía dưới cạnh thủy vực, có một thuyền phu đứng trên chiếc thuyền con, lơ đãng chống cây, liền dẫn người xem thong thả mà theo dõi tình huống trước mặt. Do đó, trong các bức tranh sơn thủy, nhân vật thực chất chính là trung tâm tinh thần của toàn bộ bức tranh.

Cổ nhân luôn khâm phục “Nhân giả nhạc sơn, trí giả nhạc nước”, thường thường đường núi ở phía sau nhà, thủy đạo ngay trước cửa nhà (Ảnh: epochtimes)

Bút pháp, khí thế cũng có thể xảo diệu hòa vào nhau, hồn như một thể

Kinh Hạo từng lưu lại một tự đề thơ:

Bút tiêm hàn thụ sấu, mặc đạm dã vân khinh,

Nham thạch phún tuyền trách, sơn căn liệt thủy bình.

(Đầu ngọn bút vẽ cây xanh gầy, mực nhạt vân nhẹ

Núi đá, suối phun hẹp, rễ cây ngang mặt nước)

Đối với cận cảnh bằng phẳng, Kinh Hạo lấy bút pháp khắc họa tỉ mỉ, phô trần sự dễ chịu, yên tĩnh, so với cảnh tượng khổng lồ của núi non trùng điệp, ông cũng cho thấy công lực bất phàm. Ông tạo một ngọn núi dựng đứng, địa thế và đường ranh dùng bút pháp phác họa, mặt vách núi sử dụng “suân pháp” để miêu tả sự sần sùi mà vững chắc của sơn nham. Không chỉ có thể, cận cảnh và cảnh núi có sự tương phản, hai loại bút pháp, nhưng khí thế và cách bố trí giúp chúng hòa vào nhau một cách kỳ diệu, hồn như một thể.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version