Bàn về thuật xem tướng, cổ nhân đã đúc kết ra câu như thế này: “Người có 3 tướng, không giàu cũng vượng”. Người sở hữu 3 tướng này thì nhất định là bậc có mệnh phú quý.

Họa sĩ Trần Đan Thanh từng nói: “Tướng mạo của một người, theo nghĩa cao nhất, chính là phẩm chất của người đó”. Tướng mạo ban đầu là do cha mẹ cho, nhưng tướng mạo sau này lại là biểu hiện sự tu dưỡng trong lời nói cử chỉ hành động tạo nên. Trên thế giới này có hàng ngàn người với những khuôn mặt khác nhau. Tướng mạo của một người là thể hiện sự tu dưỡng, tính tình, tập quán và nhân phẩm của người đó. Đừng bao giờ coi thường người có tướng mạo tốt. Bàn về thuật xem tướng, cổ nhân đã đúc kết ra câu như thế này: “Người có 3 tướng, không giàu cũng vượng”. Người sở hữu 3 tướng này thì nhất định là bậc có mệnh phú quý. 3 tướng chính là nói về: Tướng hiền hòa, tướng khiêm tốn, tướng kiêu hãnh. 

1. Tướng hiền hòa

Lễ ký có viết: “Người có yêu thương sâu sắc tất có hòa khí, người có hòa khí tất có sắc thái vui vẻ, người có sắc thái vui vẻ tất có dung mạo đẹp đẽ”. Thông qua tướng mạo có thể thấy được người đó có giáo dưỡng và thái độ ứng xử tốt hay không.

Người hiền hòa không chỉ có tướng mạo tốt mà còn là người được giáo dưỡng xuất chúng và đắc được đạo xử thế hiền hậu. Vô luận là đối với bất kỳ người nào, họ cũng đều có thể đối xử bình đẳng. Bởi thế nên trên gương mặt của người hiền hòa luôn toát ra sự niềm nở tươi cười ôn nhu bình hòa, khiến người vừa nhìn đã cảm thấy dễ gần, cảm thấy ở bên cạnh họ nhưng đang tắm dưới làn gió xuân mát lành. 

Không ít bức họa danh nhân thời cổ đại cũng thấy được dáng vẻ nhân hậu dễ gần. Họ có một điểm tương đồng, đó là thích làm cho người khác vui vẻ, tâm địa thiện lương, tấm lòng rộng mở, thấy người lâm nạn thì vui vẻ giúp đỡ, đồng thời cũng sẽ gặp được quý nhân chỉ điểm. 

Tóm lại, trong mắt cổ nhân, người có dáng vẻ hiền hậu sẽ có số mệnh giàu có, quyền quý.

Có câu cửa miệng thế này: “Có tâm mà không có tướng, tướng theo tâm sinh ra, có tướng mà không có tâm thì tướng sẽ theo tâm mất đi”. Tướng do tâm sinh, một người có tính tình như thế nào thì sẽ thể hiện ra ở thần thái và dáng vẻ như thế. 

Phẩm đức cùng thiện lương đều hiện ra ở gương mặt và trở thành bảng hiệu của một người bước đi trong xã hội. 

Trong mắt cổ nhân, người có dáng vẻ hiền hậu sẽ có số mệnh giàu có, quyền quý.

2. Tướng khiêm tốn

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Khiêm tốn hàm dung là tướng quý”. Nói cách khác, một người rất khiêm tốn, tướng mặt sẽ xinh đẹp và cao quý”.

Thân dù ở địa vị cao hay thấp mà vẫn giữ được tâm thái ung dung, khiêm tốn nhún nhường, lễ độ nhã nhặn, không phân biệt sang hèn, không cậy thế ức hiếp người, nhất định sẽ hiển lộ được sức hấp dẫn cá tính đỉnh cao của mình.

Là một giáo sư nổi tiếng tại Đại học Bắc Kinh, nhà ngôn ngữ học người Trung Quốc Quý Tiện Lâm không hề kiêu ngạo sau khi đi du học về. Ông luôn mặc quần áo mộc mạc, thái độ luôn khiêm tốn lịch sự. Bộ vest Tôn Trung Sơn giản dị, ông đã mặc suốt mấy chục năm và chưa từng vì bản thân có danh tiếng lớn mà tỏ ra chói lóa. 

Ông là một học giả nghiên cứu học vấn thực thụ, trải qua cuộc sống sinh hoạt như những người bình thường, sau khi xuất bản bài báo được đánh giá cao, ông chỉ nói nhẹ nhàng rằng “được mọi người yêu mến vừa mừng lại vừa lo”. Ông rất khiêm tốn, nhún nhường trước sau như một, thực sự đáng ngưỡng mộ. 

Thậm chí Quý Tiện Lâm còn nói với thế nhân trong bài ‘Tạp ký giường bệnh’: “Xin hãy lấy xuống ba vòng nguyệt quế ‘Quốc học đại sư’, ‘Ngôi sao sáng học thuật’, ‘Quốc bảo’ xuống khỏi đầu tôi, rửa sạch bọt, cho tôi một thân người tự do tự tại”. 

Đối với người ngoài, Quý Tiện Lâm cũng dùng thái độ lịch sự và nhã nhặn, thậm chí còn ẩn danh giúp đỡ các học sinh mới trông coi hành lý. Những người từng đến thăm ông đều nói rằng, bất kể thân phận của khách đến thăm nhà cao thấp thế nào, khi họ ra về, ông đều đưa tiễn ra tận cửa, đợi khách đi xa rồi mới xoay người rời đi. 

Người có tướng khiêm tốn hiểu rằng, người sống trong vũ trụ này nhỏ bé như phù du. Chỉ bằng cách khiêm tốn cúi đầu và không ngừng tu luyện bản thân, chúng ta mới có thể tiếp tục nâng cao cảnh giới của chính mình.

Bởi có tu dưỡng tốt nhất nên người có tướng khiêm tốn mới được hưởng phúc sâu dày. Điều đó cũng giống như câu được viết trong ‘Thượng thư’ như thế này: “Quá đầy sẽ tổn hại, khiêm nhường mới được lợi, đây là đạo lý của trời đất”. 

3. Tướng kiêu hãnh 

Người có vẻ ngoài kiêu hãnh, đường nét trên khuôn mặt cũng rõ ràng hơn, khiến người nhìn thấy cũng cảm nhận được sự kiên trì và tự tin. Những người này đều có nguyên tắc, chính trực và không khom lưng trước danh lợi. Họ là những người có thể làm thành việc lớn.

Người xưa tin rằng quân tử là người kiêu hãnh, có thể kiên trì các nguyên tắc và không sợ thế tục cũng như bất kể trở lực gì. Đây chính là phẩm chất ưu tú mà xã hội ngày nay còn khuyết thiếu. 

Từ Bắc Hồng từng nói: “Người ta không thể kiêu ngạo, nhưng cũng không thể không kiêu hãnh”. Lời này thực sự đúng! Khi một người đàn ông thực sự đi giữa trời đất, anh ta nên dựa vào sự kiêu hãnh của mình để tồn tại chứ không phải dựa vào sự kiêu ngạo của bản thân để đàn áp người khác.

Phạm Trọng Yêm đã vì hậu thế mà lưu lại câu danh ngôn thiên cổ: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, hoàn toàn được coi là một thân kiêu hãnh, không thông đồng với người khác làm chuyện trái lương tâm. 

Khi làm quan, Phạm Trọng Yêm không vì tư lợi mà nhìn trước ngó sau, ngược lại còn không ngừng dùng những lời thẳng thắn can gián. Đây cũng là nguyên nhân ông đắc tội với Hoàng đế, Thái hậu, Thừa tướng, khiến cho bản thân bị giáng chức tới 3 lần. 

May mắn thay, nhờ có sự kiêu hãnh, ông đã không cảm thấy sợ hãi tới mức tự buộc tay buộc chân, ngược lại còn giữ vững chí hướng tốt đẹp “Vì Thiên địa lập tâm, vì sinh dân lập mệnh”, trước sau như một, dũng cảm tiến về phía trước. 

Khi người bạn tốt Mai Nghiêu Thần lo lắng cho tình cảnh của Phạm Trọng Yêm, ông đã đến thuyết phục Phạm Trọng Yêm viết một bức thư thức thời, nhưng Phạm Trọng Yêm vẫn như trước kiên quyết nói: “Ninh minh mà chết, không mặc mà sinh” (lên tiếng mà chết còn hơn sống mà im lặng). 

Phạm Trọng Yêm, vì dân mà lo lo lắng lắng, đã cứu vô số người. Cho dù lúc sinh thời hay khi không còn tại thế, ông đều là tấm gương tinh thần cho toàn bộ giới văn học, để lại tiếng thơm lưu truyền mãi cho muôn đời sau. 

Phạm Trọng Yêm một thân kiêu hãnh, không thông đồng với người khác làm chuyện trái lương tâm. (Ảnh: Đệ tử quy)

Khi nói đến sự kiêu hãnh, hầu hết mọi người đều nghĩ đến hoa mai không sợ mùa đông lạnh giá, kiên trì vượt qua khó khăn và một mình nở rộ.

Người kiêu hãnh quả thực giống như hoa mai nở một mình trong tiết trời se lạnh, thể hiện ra phẩm chất đặc biệt cao đẹp – kiên cường bất khuất. 

Các hoàng đế và tướng lĩnh thời xưa lập được thành tựu to lớn đều là những người kiêu hãnh, kiên cường ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, người xưa tin rằng người có tướng kiêu hãnh cũng sẽ được hưởng phúc.

Theo Vision Times
San San biên dịch