Đại Kỷ Nguyên

Người khôn ngoan chọn đất định cư: ‘Quân tử cầu đức, tiểu nhân muốn đất’

Người xưa nói có an cư mới lạc nghiệp, không chỉ với ý rằng sự ổn định giúp xây dựng cơ đồ, có lẽ từ “an” ấy còn bao hàm cả ý nghĩa tìm được chỗ an lành, tốt cho giao thiệp và đề cao đạo đức của mỗi người.

Trong khoảng thời gian gần đây, một người bạn hoạn nạn có nhau của tôi bởi vì niềm tin cá nhân mà không ngừng bị kẻ xấu hãm hại và phải rời khỏi quê hương của mình, tha phương cầu thực. Tiểu nhân thắng thế, người xấu phát cuồng, người tốt bị oan. Lòng tôi cảm thấy rất đau buồn và chán nản, cũng nghĩ đến chuyện có nên chuyển đến nơi khác sống không, lúc đó tay tôi lật giở một trang trong sách “Luận Ngữ” của Khổng Tử, đập vào mắt tôi là dòng chữ: “Quân tử nghĩ đến đức, tiểu nhân nghĩ đến đất; quân tử nghĩ đến hình phạt, tiểu nhân nghĩ đến ân huệ”.

Hai câu nói trên theo cách hiểu của tôi là: Người quân tử mỗi ngày đều suy xét đến việc tu dưỡng đạo đức, anh ta chắc chắn sẽ chọn nơi có người nhân đức sống để định cư. Làm hàng xóm của những của những người có đạo đức cao, thì bản thân tất sẽ được hưởng lợi. Kẻ tiểu nhân trái lại chỉ nghĩ tới miếng cơm, manh áo, chỗ ăn chỗ ở. Nên tiểu nhân chọn sống ở nơi có khả năng kiếm ra lợi nhuận, chẳng hạn như làm việc ở một nơi khiến anh ta có thể dễ dàng thăng tiến, hoặc chọn nhà ở nơi buôn bán có lời, một khi đã định cư rồi thì vẫn có thể dễ dàng di dời đến nơi khác khi không còn lợi ích gì nữa. Từ cách chọn nơi định cư cũng có thể thể phân biệt được quân tử và tiểu nhân.

Tôi đã chia sẻ suy nghĩ của mình về hai câu nói trên cho bạn bè, tôi không ngừng nghĩ có lẽ vì họ không còn chuộng văn hóa cổ đại nên mới không đồng tình với cách suy nghĩ của tôi và cho rằng việc chọn nơi để sống chẳng liên quan gì đến người đó có phải là quân tử hay không.

Ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên, đạo lý làm người là viên dung thông suốt (vì người khác, vì đại cục), trong “Lí Nhân thứ tư – Luận ngữ”, Khổng Ngữ cũng ám chỉ việc lựa chọn địa điểm một cách rõ ràng trong câu nói: “Lý nhân vi mỹ, trạch bất xứ nhân, yên đắc tri?”, tạm dịch nghĩa là: “Ở nơi có nhân đức là tốt đẹp, sống nơi thiếu nhân đức sao gọi là hiểu biết?”. Ý nghĩa sâu xa rằng, việc tu dưỡng đạo đức của con người là việc cá nhân, nhưng nó cũng liên quan chặt chẽ đến môi trường bên ngoài nơi anh ta sống. Quan tâm đến môi trường sống và coi trọng việc lựa chọn bạn bè là một vấn đề mà Nho giáo luôn chú ý đến, giống như câu nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Sống với những người có nhân đức cũng giống như ở lâu bên hoa lan, tự nhiên cũng sẽ được ám chút hương thơm, sẽ học được nhân đức của họ và nhận được những ảnh hưởng tích cực từ nhân đức của họ. Ở đây, Khổng Tử dạy con người trên thế gian chọn một môi trường sống tốt để tạo điều kiện có lợi cho cuộc sống của chính mình và con cháu.

Trong “Tam tự kinh” có đoạn viết: “Xưa Mạnh Mẫu, chọn chỗ ở, con không học, chặt khung cửi” (Tích Mạnh mẫu trạch lân xứ, tử bất học, đoạn cơ trữ”. Trong sách cổ “Liệt nữ truyện” càng nói rõ hơn chi tiết câu chuyện “Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà”. Ban đầu Mạnh gia sống ở một nơi gần nghĩa trang, Mạnh Tử khi ấy còn nhỏ thường xuyên nhìn thấy cảnh người đưa tang và cử hành tang lễ cũng bắt chước, mỗi ngày chơi trò chôn cất ở vùng đất trống. Mẹ Mạnh Tử thấy vậy, cho rằng định cư ở nơi như thế này sẽ ảnh hưởng không tốt đến con cái liền chuyển đến một thị trấn buôn bán. Mạnh Tử lúc này lại học những người rao bán hàng rong trên phố rao bán hàng hóa, mẹ Mạnh Tử lại quyết định chuyển nhà. Cuối cùng chuyển đến một nơi gần một trường học, tiểu Mạnh Tử lại bắt trước dáng vẻ của những học trò nhỏ, học lễ phép, nhân nghĩa, lúc này mẹ Mạnh Tử mới nói: “Đây chính là nơi trẻ nhỏ có thể sống được”.

Tranh vẽ tích Mạnh Mẫu tam thiên (Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà), (ảnh: Softblog).

Dù vậy, sau khi đi học, Mạnh Tử có chút ham chơi, thành tích học tập, tiến bộ không lớn. Một lần, Mạnh Tử bỏ học trở về nhà, mẹ Mạnh Tử đã tức giận cắt miếng vải đang dệt dở và khung cửi ngay trước mặt con. Bà răn dạy con rằng: “Con hoang phế học hành thì cũng như mẹ cắt đi sợi dây này làm cho mảnh vải không thể dệt thành được, không chịu khó học hành, sau này chỉ có thể trở thành kẻ hạ nhân, hầu hạ người khác”. Mạnh Tử nghe xong liền nỗ lực học hành và cuối cùng trở thành bậc thầy của Nho giáo.

Trong xã hội hiện, nơi đạo đức của con người dần lụi tàn, môi trường sống giống như một thùng thuốc nhuộm lớn, sẽ đồng hóa mọi người. Khi một người ở trong một môi trường tu tâm, trọng đức và chính nghĩa thì anh ta sẽ nhận được sự giáo dục từ lời nói và hành động của những người xung quanh, có ý thức kiềm chế bản thân và làm cho mình phát triển tiến lên về phía trước.

Ngược lại, một người ở trong một môi trường suy đồi đạo đức và giả mạo, anh ta cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực của những người xung quanh, để rồi không biết phân biệt đúng sai. Từ quan điểm này, mặc dù lựa chọn nơi sống là tự do của mỗi người, nhưng người quân tử không đặt mình vào nơi nguy hiểm. Phân biệt được đúng sai, tránh xa kẻ xấu, chọn vùng đất để sống, mới là người khôn ngoan.

Ngọc Linh
Theo Zhengjian

Exit mobile version