Hết thảy tiền tài, danh dự, địa vị, đều chỉ là cái vỏ bề ngoài, đức hạnh mới là điều căn bản. “Lấy đức dày chở muôn vật” câu nói này vốn không hư giả chút nào.
Chúng ta đều là được cha mẹ sinh ra và nuôi lớn, nhưng mỗi cha mẹ đều không hẳn là con người hoàn mỹ như ta mong muốn, đều có những vấn đề này hay vấn đề kia. Và chính những vấn đề này, đã trở thành cái cớ cho rất nhiều người không nguyện ý hiếu thuận cha mẹ.
Ví dụ có những cha mẹ tính khí nóng nảy, có những cha mẹ (đối với con cái) bên trọng bên khinh, có những cha mẹ ít học nghèo khổ, có những cha mẹ quan niệm lạc hậu cố chấp, có những cha mẹ thân thể không được toàn vẹn, đặc biết là cha mẹ tuổi tác đã già, đầu óc không còn linh hoạt nữa, thân thể có mùi, nhiều khi còn đại tiểu tiện ngay trên giường, tính khí càng trở nên khó chịu, v.v…..
Cha mẹ là đối tượng đầu tiên trong tu dưỡng của chúng ta, mỗi người đều phải bắt đầu từ cha mẹ nơi mà học được bao dung và yêu thương. Cha mẹ dù có thế nào, chúng ta đều phải yêu thương họ, hiếu kính họ, tôn trọng họ. Một người nếu mà ngay đến cả cha mẹ cũng đều không chịu bao dung, khẳng định là “kẻ tiểu nhân” thường hay tính toán so đo, lòng dạ hẹp hòi, không có phúc khí lớn.
Không có phúc khí lớn, vậy làm sao có thể thành tựu được đại sự? Vậy nên các bậc hoàng đế thời xưa khi tuyển chọn quan viên đều sẽ đặt những người có lòng hiếu thảo ở vị trí đầu tiên.
Cũng vậy, những ai lựa chọn bạn đời, nhất định phải xem người đó có lòng hiếu thảo hay không ở vị trí đầu tiên, người bạn trai đó đối với cha mẹ mình có tình cảm trách nhiệm hay không, cô bạn gái đó đối với cha mẹ có lễ phép ngoan ngoãn vâng lời hay không, đối với cha mẹ là đòi hỏi hay là báo ân.
Nếu không, người mà ngay đến cả cha mẹ cũng đều không thể bao dung, sau này cũng sẽ không thể bao dung cho những thiếu sót của bạn, cũng như thiếu sót của cha mẹ bạn. Trên đường đời, nhân duyên của loại người này cũng sẽ không tốt đẹp được đến đâu.
Là cha mẹ người ta, thì bất kể con cái của mình có như thế nào đi nữa, đều sẽ yêu thương nó, nuôi nấng nó, mong sao con cái sau này có được tiền đồ sáng lạn, cả một đời thuận lợi bình an, vui vẻ hạnh phúc.
Tuy vậy, nếu như những người đã làm cha làm mẹ rồi ngay đến cả tấm lòng bao dung cha mẹ của mình cũng đều không có, con cái của họ ngay từ khi còn nhỏ đã nghe quen tai, nhìn quen mắt, thử hỏi chúng làm sao có được một con tim tấm lòng rộng mở đây?
Không có tấm lòng rộng mở, đời người đâu đâu cũng đều sẽ gặp phải chướng ngại, thì thử hỏi tiền đồ sáng lạn ở đâu ra đây? Vui vẻ hạnh phúc ở đâu ra đây? Sau này khi con cái lớn lên, cha mẹ tuổi tác đã già cần được con cái săn sóc, con cái chắc chắn sẽ so đo tính toán với cha mẹ.
Làm người cần phải tận tròn đạo hiếu, đây là bước đầu tiên để thay đổi vận mệnh. Bởi chúng ta làm người, ngay đến cả cha mẹ có ơn sinh thành dưỡng dục với mình cũng đều không bao dung được, vậy thì thử hỏi làm sao có thể có được tấm lòng bao dung được cả thiên hạ rộng lớn đây?
Làm cha mẹ người ta, nếu như muốn con cái có được đường đời hạnh phúc, thuận lợi, bản thân cần phải hiếu thuận với cha mẹ già; người mà lòng ôm chí lớn, trước hết cần phải làm được từ bao dung cha mẹ của mình, cần phải bao dung được bản tính cố chấp của cha mẹ, tận tâm tận tụy chăm sóc tốt cha mẹ, đây cũng là bước đầu tiên trong việc tu tâm dưỡng tính.
Thiện Sinh biên dịch