Trong cuộc sống này, mọi việc đều có nhân duyên, hôn nhân cũng chẳng phải ngoại lệ?

Người xưa có câu “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”, thường khi kết đôi với nhau rồi ta mới nhận ra, dường như tất cả đều đã được Trời định từ trước, không phụ thuộc vào ý muốn của mỗi người.

Mọi trở ngại cũng không thể ngăn cản được duyên số

Vào năm cuối đời nhà Đường, chủ bộ huyện Xạ Hồng, Chu Hiển dự định lấy Đỗ Thị con gái Đỗ Tập huyện Bì, nhưng không ngờ, sau khi đính hôn, đúng lúc Vương Kiện tự xưng Hoàng đế ở đất Thục, lấy quốc hiệu là Tiền Thục, Đỗ Thị bị chọn đi tiến cung.

Sau khi Vương Kiện chết, con trai Vương Diễn còn nhỏ nối ngôi. Hắn là một Hoàng đế vô cùng dâm đãng, ngày ngày mê đắm trong sắc dục, cuối cùng bị quân lính giết chết. Lúc này, Chu Hiển đang làm quan ở Bàng Châu, đi đâu cũng nhờ người giúp đỡ để tìm lại hôn thê của mình. Có người đã giới thiệu cho ông cháu gái nhà Vương gia, nghe nói cô gái này cũng từng là cung nữ.

Sau khi cưới nhau, Chu Hiển có tâm sự với vợ về việc đính hôn của mình với Đỗ Thị trước đây, đồng thời trong giấy đính hôn còn ghi: “Rất tiếc vì bản thân quá nghèo, sợ rằng không gánh vác được vai trò một người con rể”. Cháu gái Vương gia nghe xong liền nói: “Thiếp chính là Đỗ Thị đây. Sau khi thiếp rời cung, không còn nơi nào để đi, nhờ Vương gia cho ở lại và sau đó thiếp đã đổi họ thành họ Vương”. Chu Hiển nghe xong, mừng vui khôn xiết, đây đúng là duyên số rồi. Tình cảm vợ chồng từ đó càng thêm sâu đậm hơn.

Hình minh họa – Một phần bức tranh Thuyền nhân hình đồ của Minh Câu Anh (Nguồn: Wikipedia).

Nhân duyên đến từ chiếc lá

Thượng thư Tiền Thục cuối đời nhà Đường Hầu Kế Đồ xuất thân từ Thư hương môn đệ, thời trẻ tay không rời sách, ngày ngày nghiền ngẫm thơ ca. Khi làm quan ở Thành Đô, chàng trai thư sinh nho nhã này thường xuyên tới chùa Đại Từ.

Vào một ngày trời thu mát mẻ, Hầu Kế Đồ đến chùa Đại Từ, từ lan can tầng trên cao, chàng đứng ngắm nhìn ra xa. Bỗng một lá cây theo gió thổi tới, nhặt lên xem, chàng phát hiện trên lá có những vần thơ rất hay, chắc chắn bài thơ này là do một tiểu thư đài các nào đó viết ra.

Hầu Kế Đồ mang chiếc lá về nhà, để vào trong hòm cất đi. Năm sáu năm sau, Hầu Kế Đồ kết hôn với một tiểu thư Nhậm gia. Một hôm, chàng bỗng nhớ ra và đọc những vần thơ đó. Nhậm tiểu thư nói: “Đây là vần thơ viết trên lá khi thiếp đang Tả Cẩm, sao chàng lại biết?”. Hầu Kế Đồ vô cùng kinh ngạc, liền bảo vợ viết lại cả bài thơ. Nhậm tiểu thư viết xong, Hầu Kế Đồ đem so với chiếc lá, hoàn toàn giống nhau. Đây đúng là “Nhân duyên đến từ chiếc lá”.

Nhân duyên cắt không đứt

Thời nhà Đường có một tú tài, năm 20 tuổi đã rất muốn kết hôn, nhưng bà mối giới thiệu mấy chục người đều thất bại. Không biết làm thế nào, vị tú tài này đành đi tìm thầy bói để hỏi rõ xem sao.

Thầy bói nói: “Tìm vợ tìm chồng thì phải tìm người đúng duyên đúng số của mình, vợ anh giờ mới có 2 tuổi thôi”. Vị tú tài rất ngạc nhiên hỏi: “Cô ấy đang ở đâu? Tên là gì?”. Thầy bói nói với anh ta: “Ở Thành Nam Hoạt Châu, mang họ…, bố mẹ là nông dân trồng rau, chỉ có một người con gái này, cô ấy chính là vợ của anh”.

Tú tài nghe xong thấy rất buồn vì với học vấn và trình độ của mình, sao anh có thể lấy con gái một người nông dân trồng rau được. Anh không thực sự tin lời của thầy bói, anh đích thân đi tới vùng Thành Nam ở Hoạt Châu để tìm, quả nhiên sau đó anh đã thấy vườn rau của một gia đình, tên họ của người trồng rau đúng như ông thầy bói nói, gia đình họ cũng chỉ có một người con gái 2 tuổi.

Vị tú tài càng thêm ưu tư. Một hôm, khi bố mẹ cô bé ra ngoài, chàng liền trốn vào trong nhà đó, dụ dỗ cô bé ra ngoài rồi lấy một cái kim nhỏ chọc vào sau đầu cô bé rồi bỏ đi.

Bé gái lên 5, 6 tuổi, bố mẹ qua đời. Quan ở đó đã bẩm báo trường hợp cô bé mồ côi này cho quan Liêm Sử biết. Quan Liêm Sử liền nhận nuôi cô bé. Một hai năm sau, thấy cô bé thông minh lanh lợi, ông liền nhận làm con, đặc biệt yêu quý cô bé. Khi Liêm Sử được điều đi làm quan ở nơi khác, cô bé đã trở thành một thiếu nữ.

Khi đó, vị tú tài năm nào giờ đã đỗ đạt cao hơn, giữ chức Chủ bá quản lý văn thư tại nơi Liêm Sử làm quan nhưng ít qua lại với quan Liêm Sử. Một lần, vì công việc, tú tài đi gặp quan Liêm Sử. Thấy tú tài là người phong độ, đĩnh đạc hơn người nên rất quý mến, liền hỏi cậu đã lập gia thất chưa. Tú tài trả lời mình chưa thành hôn, Liêm Sử biết cậu xuất thân con nhà thư hương nên rất ngưỡng mộ học vấn của cậu, liền ngỏ ý gả con gái cho, tú tài vui mừng nhận lời.

Một phần hình ảnh bức tranh Cô Tô Phàm Hoa Đồ của Hứa Dương vẽ thời Càn Long Nhà Thanh, mô tả hình ảnh đám cưới (ảnh: Wikipedia).

Sau đó không lâu, tú tài và con gái của Liêm Sử đã thành thân. Liêm Sử tặng rất nhiều đồ đạc, cô con gái cũng vô cùng xinh đẹp, nằm ngoài mong ước của tú tài. Tú tài khi đó nhớ lại lời thầy bói, thấy ông này đã nói không đúng.

Sau khi cưới, vợ của tú tải không có bất kỳ một điểm gì đáng chê trách, chỉ có một việc là cứ khi trời âm u là thấy đau đầu, bệnh đã mấy năm mà không chữa khỏi được. Tú tài đưa vợ đi gặp một thầy thuốc. Thầy thuốc nói dùng thuốc đắp lên đỉnh đầu, một lúc sau thầy thuốc rút ra một cây kim, sau đó bệnh của cô khỏi ngay tức thì.

Tú tài vô cùng kinh ngạc, sau đó hỏi rò người thân bạn bè của Liêm Sử mới biết vợ mình chính là con của người nông dân trồng rau. Cuối cùng anh ta đã tin ông thầy bói nói đúng.

Người xưa có câu “Tu mười năm mới đi cùng thuyền, tu trăm năm mới ngủ cùng giường”, câu nói này muốn nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng hôn nhân của mình.

Theo Epochtimes
Quỳnh Chi biên dịch

Video: Đạo nghĩa vợ chồng trong văn hoá truyền thống

videoinfo__video3.dkn.tv||a6949e53b__