Đại Kỷ Nguyên

Những câu chuyện có thật về “thiện ác hữu báo” trong hôn nhân (Phần 1)

Lý niệm truyền thống cho rằng điểm tựa của hạnh phúc là sự tích đức của bản thân, muốn cầu phúc, hành thiện mới là điều căn bản. (Shutterstock)

Ngũ phúc

Người xưa quan niệm con người có ngũ phúc: một là trường thọ, hai là phú quý, ba là bình an, bốn là tốt đức, năm là thiện chung, trong đó quan trọng nhất là phúc thứ tư – “tốt đức”, vì đức là nguyên nhân và căn bản của phúc, phúc là kết quả và biểu hiện của đức.

Trong ngũ phúc thực ra không bao gồm hôn nhân, càng không có ái tình, cũng không có thứ gọi là nhan sắc mà con người hiện đại rất quan tâm. Chúng ta có thể thấy được giá trị quan của người xưa, nếu khỏe mạnh kiện toàn về thể chất và tinh thần, có đủ cơm ăn áo mặc, phẩm đức tốt, trường thọ và qua đời nhẹ nhàng, thì chính là người có phúc, không tham cầu nhiều hơn.

Trong xã hội hiện đại, đa phần mọi người có tiền nhưng lại không vui vẻ, tham dục nhưng không cảm thấy thỏa mãn, họ không có phúc hưởng thụ sự an lạc. Có một số danh nhân ngay cả khi tuổi đã cao mà vẫn còn tâm tâm niệm niệm đòi hỏi “đời sống tình cảm”, đột nhiên rơi vào những mối quan hệ tình cảm mới và cảm thấy vô cùng hạnh phúc, rồi lại đột nhiên mất đi tình yêu, rơi vào trầm cảm. Những người như vậy kỳ thực cách xa hạnh phúc thực sự, có người quan sát thấy những người yêu sớm, đồng tính luyến ái, ngoại tình, lạm dụng ma túy… có tỷ lệ trầm cảm cao hơn, đây có thể là một phương thức ông Trời trừng phạt con người.

Người xưa xem hôn nhân là do có nhân duyên nhân quả, nói về mệnh lệnh của cha mẹ, lời nói của bà mối, không đề cao “tình ái”. Con người hiện đại không biết rằng vận mệnh là đã được sắp đặt sẵn, họ tự định nghĩa hạnh phúc là cảm thấy vui vẻ, tìm được đúng người. Họ có rất nhiều mối tình, chung sống trước hôn nhân, ngoại tình, ly hôn tái hôn, tìm đối tượng bạn đời cũng giống như chọn một món hàng, thậm chí có lý luận cho rằng, có nhiều mối tình có thể giúp nâng cao trí tuệ cảm xúc khi chọn bạn đời.

Lý niệm truyền thống cho rằng căn bản của hạnh phúc là nhờ vào bản thân tích đức, hành thiện; vì dục vọng bản thân mà bất từ thủ đoạn thì trái lại sẽ phản tác dụng. Tiếp theo, chúng ta hãy xem một số câu chuyện chân thực.

Câu chuyện nữ diễn viên Hollywood

Dung nhan tuyệt thế của nữ diễn viên Hollywood F từng được miêu tả là “tác phẩm nghệ thuật của Thượng Đế”. Ban giám khảo khi trao giải cho cô tại lễ trao giải Oscar đã ca tụng: “Cô ấy có vẻ đẹp như vậy, căn bản không cần kỹ năng diễn xuất như thế; Cô ấy có kỹ năng diễn xuất như vậy, thì căn bản không cần vẻ đẹp như thế.”

Sau khi kết hôn và sinh con gái, cô đã phải lòng A, một nam diễn viên đã có gia đình, cả hai đều ly hôn rồi tái hôn, F cũng đạt đến đỉnh cao sự nghiệp và giành được giải Oscar. Nếu thời gian dừng lại ở thời điểm này, thì đây sẽ là câu chuyện “thành công” về “chủ động thay đổi vận mệnh, kết hôn vì ái tình”.

Nhưng câu chuyện vẫn chưa kết thúc, F sau đó bị mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt. A, người đã viết vô số bức thư tình cho cô, đã bỏ rơi cô và thành hôn với một nữ diễn viên trẻ. Đây có thể là một cọng rơm làm gãy lưng lạc đà, F đã qua đời trong đau khổ. Có người chỉ trích A là người tuyệt tình. Thực tế, hành động của A phù hợp với tính cách của anh ta, anh ta cũng từng bỏ rơi vợ con vì ham muốn ích kỷ có được F, những người không bỏ rơi người vợ ốm yếu của mình đều phải làm việc rất vất vả, nhưng A không nằm trong số họ. 

Nếu F không vì tham cầu hạnh phúc lớn hơn mà viết lại “kịch bản mới” cho số phận của mình, mà an phận thủ thường với “kịch bản cũ”, sống một cuộc sống an tĩnh bình yên với người chồng luật sư đầu tiên của mình, cuộc sống này sẽ ít tạo nghiệp, sẽ tốt đẹp hơn với sinh mệnh của cô ấy. Nhưng vì không biết nghiệp lực của tình yêu ngoài hôn nhân, ngoài bị báo ứng ở đời này, cô ấy chẳng phải sau khi chết vẫn còn phải tiếp tục trả quả báo sao?

Trong “Thần khúc”, Dante mô tả những trải nghiệm của bản thân khi huyễn du địa ngục, luyện ngục và thiên đường. Ở tầng địa ngục thứ hai, những người “để tình dục lấn át lý tính mà phạm tội tà dâm” sẽ bị “bão tra tấn”, dù kêu la than vãn cũng vĩnh viễn sẽ không bao giờ được yên nghỉ.

Nói trắng ra, trong phúc phận của F thiếu đi thứ then chốt nhất – “tốt đức”, mới hủy hoại đi một ván bài tốt. Một biểu hiện điển hình của quan niệm hiện đại là người ta truy danh trục lợi không từ thủ đoạn, căn bản không hề nghĩ đến người khác. Có một bình luận cho rằng cô “sinh vì sắc đẹp, tử vì tính cách”.

Những nữ hoàng địa ngục

Dante cũng đề cập trong “Thần khúc” rằng “vong linh” sắc dục bị tiêu diệt bao gồm “những nữ hoàng của rất nhiều dân tộc với ngôn ngữ bất đồng, như nữ hoàng Samiram của Assyria, nữ hoàng Dido của Carthage, nữ hoàng Cleopatra, còn có Helen, nữ hoàng của Sparta, và Paris, người yêu Helen và bắt cóc nàng mang đi, gây ra cuộc Chiến tranh thành Troy kéo dài 10 năm, ngoài ra còn có Tristram, người phải lòng dì Isolde của mình”.

Trong đó cũng đặc biệt đề cập đến một đôi danh nhân đã chết vì “ái tình”. Tiểu thư quý tộc Francesca được cha nàng sắp đặt cho một cuộc hôn nhân chính trị, gả cho người chồng quý tộc què quặt, xấu xí, thô bạo và độc ác. Em trai của chồng nàng, Paul lại là một chàng trai tuấn tú. Hai người, em chồng và chị dâu đã phải lòng nhau, nhưng bị người chồng phát hiện, đã giết chết cả hai. Sau khi chết, họ bị đưa xuống tầng địa ngục thứ hai (tầng tham sắc) để trừng trị tội tà dâm.

Theo quan niệm của người hiện đại, có lẽ rất nhiều người sẽ cho rằng Francesca có thể tha thứ được, nhưng tiêu chuẩn của Thần lại khác, hôn nhân dù không như ý đến đâu cũng không phải là lý do để bắt đầu một “ái tình” ngoài hôn nhân. Hôn nhân không như ý là món nợ do quá khứ tạo nghiệp, nếu không thừa nhận, không muốn trả nợ, lại còn kháng mệnh mà tiếp tục tạo nghiệp, vậy thì chỉ có thể hạ địa ngục để hoàn trả.

Dante cũng nói chuyện với linh hồn của Francesca, tìm hiểu xem “tình yêu thầm kín không nói thành lời” của họ được biết đến như thế nào. Francesca kể rằng mối tình của nàng với Paul bắt đầu khi họ đọc cuốn sách “Lancelot trên hồ” trong vườn. Launcelot là hiệp sĩ bàn tròn đầu tiên của Vua Arthur, chàng đã yêu nữ hoàng Quennevale một cách vô vọng, trong một đêm hội trong hoa viên, chàng đã biến thành “nô lệ tình yêu” và hôn nữ hoàng. Sau khi đọc đến đây, Francesca và Paul cảm thấy đồng cảm, và đã hôn nhau, phạm phải trọng tội.

Học tập Võ Tòng

Câu chuyện về cặp đôi “em chồng chị dâu” này gợi nhớ đến một cặp em chồng chị dâu người Trung Quốc, không khỏi cảm thán trước sự bảo vệ văn hóa truyền thống đối với con người. Phan Kim Liên không thể ve vãn được Võ Tòng, nhưng “Phan Kim Liên ngoại quốc” lại ve vãn được “Võ Tòng ngoại quốc”.

Xã hội truyền thống Trung Quốc có lễ nghi rất nghiêm khắc, “em chồng chị dâu không hỏi lẫn nhau”. Ngày xưa, làm sao em chồng và chị dâu có thể ngồi cùng nhau đọc sách, huống chi là một cuốn sách có nội dung như vậy. Phan Kim Liên (chị dâu của Võ Tòng) vừa nói với Võ Tòng “những lời không đứng đắn”, Võ Tòng đã bỏ nhà ra ngoài. Nhưng đôi “em chồng chị dâu” ngoại quốc kia lại đã cùng nhau đọc những “văn tự không đứng đắn” trong sách.

Lương ngôn của tiên sinh Dương Nhẫn

Một số nghiên cứu đã phát hiện, những biến hóa trong đại não sau khi yêu cũng tương tự như sau khi hút ma túy. Có người nói, người dễ động tình đối xử với người khác như ma túy, khi không còn khoái cảm thì lại chuyển sang một người khác, luôn truy cầu sự kích thích tinh thần. Người ngoại tình mà tìm được “tình yêu”, kỳ thực là tìm đến những người tư lợi, có đê tuyến đạo đức thấp kém.

Lão nhân Dương Nhẫn từng nói: “Tình ngoài hôn nhân là khi hai người có bệnh tưởng mình gặp được thuốc tốt, kỳ thực là gặp phải thuốc mê. Một khi thuốc mê hết tác dụng, cơn đau sẽ càng nặng hơn trước, thậm chí nói không chừng gặp phải một con sếu mào đỏ đòi mạng bạn.”

Tại sao lại nói “hồng nhan bạc mệnh”?

Nữ diễn viên X, người nổi tiếng không kém minh tinh F, lại có quỹ đạo nhân sinh hoàn toàn khác. X cũng có nhan sắc tuyệt vời, sau khi kết hôn, cô cự tuyệt sự theo đuổi khổ tâm của tài tử si tình, không có scandal nào, bên chồng đến bạc đầu giai lão, cuộc sống êm đềm bình tĩnh. Nhận xét của mọi người về X là “Xinh đẹp là ưu thế, nhưng sống đẹp là bản sự”, “thanh tỉnh trong nhân gian”.

Người ta thường nói “hồng nhan bạc mệnh”, tôi phát hiện, kỳ thực vận mệnh không ưu ái mỹ nữ, từ một giác độ nào đó mà xét, mỹ nữ càng đẹp trái lại càng bị thách thức. Bởi vì họ sẽ thu hút càng nhiều người theo đuổi, trong đó bao gồm cả đàn ông cặn bã, đương nhiên cũng có nam nhân có nhân phẩm tốt, nhưng kẻ cặn bã thường tham dục hơn, sẽ tận lực theo đuổi, giành giật được mỹ nữ thì mới thỏa mãn. Trong khi người nam nhân phẩm tốt đều có ưu điểm tùy duyên tòng mệnh, hiền lành lương thiện, thường sẽ không cố gắng theo đuổi bằng được.

Xem ra mỹ nữ cần trang bị cho mình một đầu não thanh tỉnh mới có thể sàng lọc ra những kẻ cặn bã, giúp cho nhân sinh an ổn. Giống như nữ diễn viên X, bà từng nói mình thích sự trung thực của chồng, học tập sự sáng suốt trí huệ của chồng và phó thác cả đời mình cho ông, điều ông ấy chọn không phải là “đam mê” mà là lòng tốt. Điều này hoàn toàn khác biệt với F, người theo đuổi “đam mê” của mình, cuối cùng đoản mệnh. Những minh tinh cùng thời đại với X, rất nhiều người đã phải lòng những kẻ cặn bã vì “bộ não ái tình” của họ, số phận sau đó của họ chắc cũng quá bi thảm, có người tự sát, có người phát điên, họ thực sự đã ứng nghiệm lời nguyền “hồng nhan bạc mệnh”.

Tuy nhiên, con người ta khi đang ở trong thời khắc quang vinh mà vẫn có thể giữ được đầu óc thanh tỉnh không phải là việc dễ dàng. X năm đó là một ngôi sao lớn không ai bì kịp, nhưng bà lại không mê mẩn trong hào quang, cho dù người khác có nhiệt ái đến đâu, bà cũng không hồ đồ, không động tâm, không mê lạc. Có bao nhiêu người có thể làm được điều đó? Không có gì ngạc nhiên khi bà may mắn đến vậy. Bà không chỉ là một nghệ sĩ đức hạnh, mà còn là một người vợ hiền đức. Bà hiểu rất rõ quy tắc du hý trong vở kịch lớn của cuộc đời, nghiêm túc đối đãi chứ không đùa giỡn với nhân sinh. Một cuộc sống tốt đẹp đến từ việc tự tuân thủ các nguyên tắc và quy củ, không đi lệch ra ngoài. Kỳ thực, điều này cũng phù hợp với lý niệm làm người truyền thống, bất cứ lúc nào cũng cần bảo trì sự khiêm nhường, con người sống giữa trời đất, nhất thiết không được quá coi trọng cái bản thân nhỏ bé của mình.

Thanh kiếm trí huệ phá vỡ giả tướng

Nữ diễn viên F khi mãn ý với cuộc sống, đã hành động buông thả. Nhưng sắc đẹp là con dao hai lưỡi, đừng vì đắc ý mà quên cả giữ gìn hình ảnh của mình, nó sẽ đâm chính mình. Nói đến kiếm, trong “Giới hình sắc dục (4)” có đề cập đến “chín thanh kiếm trảm sắc”, viết rằng: “Trong thế giới thập phần ác độc này, đối mặt với cám dỗ sắc tình, mấy người có thể vượt qua quan ải này? Mấy người sẽ không vì thế loạn? Hiện có chín thanh huệ kiếm, nguyện được trợ lực cho chàng.” Tôi chọn ra “ba thanh huệ kiếm” trong số đó để chia sẻ với các bạn. 

Kiếm phá ‘ngây thơ’: Nụ cười ngọt ngào quyến rũ, ánh nhìn rụt rè, hình ảnh trong sáng ngây thơ nhất, dễ làm động tâm những ai chấp vào sắc dục nhưng tâm hồn vẫn trong sáng. Tuy nhiên, dưới vẻ ngoài dễ thương dễ xiêu lòng như vậy, ai biết được có bao nhiêu ác dục ẩn giấu trong tâm? Mong bạn nhìn thấy bản tướng thực sự bằng đôi mắt thần Hỏa Nhãn Kim Tinh của Tôn Ngộ Không, đừng để ngoại cảnh làm mê mẩn tâm trí.

Kiếm phá tài nghệ: Người xưa ca ngợi người đẹp nhất định phải là mỹ nhân tinh thông tài nghệ, do đó tài nghệ là một phần của sắc đẹp. Văn nhân thường có khuyết điểm này, các nho sĩ đạo đức cũng dễ bị lay động bởi điều này. Nhưng các bạn nên biết, đại đức không dùng tài nghệ để hiển thị, chấp vào tâm thuật sẽ mất đi đại đạo. 

Kiếm phá tuyệt sắc: Độc dược trộn mật, cực kỳ hại thân; sắc họa ẩn trong sắc đẹp, cực kỳ hại tâm. Người tuyệt sắc được gọi là hoa mẫu đơn, Phật gọi là kiếm hoa, đâm vào xương cốt của người ta, mà anh ta chết cũng không oán. 

Cần có huệ nhãn mới phá được giả tướng. Người sẵn có tài năng, nhan sắc lộng lẫy,… không chỉ thu hút người khác phái mà còn khiến chính bản thân bị mê mẩn, cảm giác bản thân sắc đẹp hơn người, kỹ nghệ quần hùng v.v. Khi bạn có những suy nghĩ không đúng đắn về người khác giới, đó thường là lúc bạn cảm thấy xuân phong đắc ý. Sự kiêu ngạo có thể che mờ trí huệ, tạo điều kiện cho những tà niệm len lỏi tiến vào.

Chuyện Phật giáo kể rằng có một hoàng hậu “vô cùng diễm lệ, tuy không so được với tiên nữ nhưng vẫn vượt trội tất cả những nữ nhân”, bà và quốc vương thập phần ân ái. Sau khi bà qua đời, Bồ Tát đã nói với quốc vương đang đau buồn rằng: “Vì bà ấy quá mức tự mãn đối với dung mạo mỹ lệ của bản thân mà sống buông thả, không làm việc thiện, vì vậy, nay bà ấy đã chuyển sinh thành một con sâu phân trong hoa viên này.” 

Có câu nói rằng “Tất cả những món quà do vận mệnh ban tặng đều đã được định giá từ trong bóng tối.” Chỉ có lòng cảm ân, tích phúc, khiêm nhường, đó mới là thực sự tốt cho bản thân (còn nữa).

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version