Đại Kỷ Nguyên

Những câu chuyện có thật về “thiện ác hữu báo” trong hôn nhân (Phần 2)

Thiện giải oán tình mới là cách tốt nhất để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc (Ảnh: Internet)

Tiếp theo Phần 1

Tâm tư bất chính cũng chiêu họa

Trong “Đức dục cổ giám” có hai câu chuyện, một trong số đó kể rằng, có một thư sinh ở Trường Châu tự cảm thấy mình có tài văn chương lớn, được bạn bè tán thưởng không ngừng, đêm say rượu về nhà, tâm sinh hoang tưởng: “Nếu thi trúng bảng, ta sẽ lấy con gái nhà hàng xóm A Canh làm thiếp.” Một người đang chép sách cho người khác, đang đêm nguyên thần bị Thần thổ địa bắt đi, nhìn thấy có dòng chữ bằng mực đỏ trên trang sách có tên của vị thư sinh kia, phê rằng: “Suy nghĩ tuy viển vông, thực cảnh do người. Vì vọng tưởng này, vào đúng 17 tháng Giêng, đến trạm Tùng Lăng chịu quả báo chết vì đói và lạnh.” Vị thư sinh kia quả nhiên trải qua kiếp nạn này, gần chết vì đói và lạnh.

Một câu chuyện khác kể rằng Lý sinh tham gia thi cử, trú trong một lữ điếm, ông chủ lữ điếm rất nhiệt tình với anh chàng, kể rằng đêm qua mơ thấy Thần thổ địa đến và nói: “Ngày mai có một tú tài họ Lý, sẽ thi đỗ đệ nhất khoa cử, cần thiện đãi anh ta.”  Lý sinh mừng rỡ, nghĩ đến mình lấy vợ khi còn bần cùng, sau khi làm quan sẽ bỏ vợ cũ cưới vợ mới. Ngày hôm sau chủ điếm lại mơ thấy Thần thổ địa đến nói: “Vị nhân sĩ trẻ tuổi này tâm địa bất thiện, bản thân còn chưa thi đỗ công danh, đã nghĩ sẽ bỏ vợ, lần này sẽ thi trượt bảng!” Lý sinh sau đó quả nhiên trở về trong tuyệt vọng.

Một bài viết “Cảnh báo luân hồi: Cây ghim sách của tăng nhân chuyển sinh đến” là một lời cảnh báo lớn cho mọi người. Vị tăng nhân này không có ngôn hành sai trái nào về phương diện sắc dục, chỉ là không khống chế sắc niệm trong nội tâm của mình, để cho nó phát triển trong bóng tối, cuối cùng tăng nhân tỉnh dậy, nhưng đã tạo thành ác báo khó mà vãn hồi, vì việc này mà đã hơn mười lần phải chuyển sinh thành động vật chịu khổ.

Xem ra, làm người cần làm sao cho không hổ thẹn với lương tâm trời đất, như cổ ngữ: “Vô nhất niệm bất khả cáo thiên”, không niệm đầu nào của con người mà ông Trời không biết.

Kiêu ngạo là gốc rễ của vạn ác

Nữ diễn viên F hủy hoại đời mình vì sắc dục, còn nữ diễn viên X lại được lợi ích từ việc không kiêu ngạo. Rất nhiều người đẹp ỷ vào sắc đẹp, vô cùng tự mãn về mỹ mạo của mình, coi người khác không ra  gì. Đàn ông cũng vậy, rất nhiều người tỏ ra kiêu ngạo, trong mắt không có ai.

Những người kiêu ngạo đều có một điểm chung: Họ cho rằng “ưu thế” của mình là thứ mà họ sẽ vĩnh viễn sở hữu, nên họ xem những “ưu thế” của mình quá tuyệt đối. Nhưng họ đã quên rằng sự vật thế gian đều biến hóa vô thường, nhân sinh vạn biến trong chớp mắt, cần giữ tâm kính sợ, chớ cuồng ngạo tự đại.

Có câu nói: “Nếu bạn hiểu được vô thường, bạn sẽ không dương dương tự đắc”.

Sự tẩy não trong các tác phẩm văn học

Thời kỳ tôi trưởng thành, những bộ phim tình yêu lãng mạn rất thịnh hành, giáo dục tràn ngập giá trị quan tranh danh trục lợi. “Đạo đức bao nhiêu tiền một cân?” là sự phản ánh suy nghĩ nội tâm của rất nhiều người. Bản thân tôi bị nhồi nhét rằng ái tình là giá trị quan tối cao, vượt trên cả hôn nhân, đạo đức. Những nhân vật chính trong phim lãng mạn đều là những người “linh khí át người”, “phong hoa tuyệt sắc”, khiến mọi người trong khi say sưa xem phim dễ dàng bị tẩy não bởi sự ngụy biện này, cho rằng duy hộ lý niệm hôn nhân truyền thống là phi đạo đức, phi nhân tính.

Người xưa miêu tả hôn nhân mỹ mãn là “tôn kính lẫn nhau như khách”, nhưng quá khứ tôi từng cảm thấy người xưa sao mà khô khan cứng nhắc, không có tự do nhân quyền. Sau này mới phát hiện, con người hiện đại tuy rất tự do, nhưng họ cách xa hạnh phúc càng xa. Có thể thấy, lễ nghi đạo đức không hạn chế mà bảo vệ con người, nó giống như lan can trên đường núi quanh co bảo vệ xe cộ khỏi rơi xuống vực. “Nam nữ khác biệt” và những nguyên tắc cổ lão khác kỳ thực đã vĩnh tồn với thời gian, tuân theo chúng là cách tốt nhất cho bản thân. Hãy dựng lên một hàng rào cho bản thân để bảo vệ mình không lỡ bước.

Cách đây vài thập kỷ, người ta thích những người chân thật. Những người phù phiếm dù tài mạo đến đâu cũng bị coi là “không đứng đắn”. Ai vướng vào chuyện tình cảm phong lưu sẽ bị chỉ trích vì “tác phong bất hảo” của mình. Vài chục năm sau, những người chân thật thậm chí còn trở thành đối tượng bị chế giễu. Khi tìm kiếm đối tượng, họ coi trọng “quyến rũ”, “gợi tình”, nhưng thực chất họ lại chọn một người tham lam ích kỷ. Giống như cổ ngữ có câu “Ngàn kén vạn chọn, chọn phải đúng cái đèn rò dầu”. Có người đã kết hôn, nhưng trong tâm vẫn như cỏ dại không an phận, khao khát sự hưng phấn của tình yêu đôi lứa, đây chẳng phải là loại người “không đứng đắn” từng bị chế giễu sao? Kỳ thực, anh ta chỉ là một kẻ nghiện sắc tình.

Những tác phẩm văn nghệ hiện đại dùng những tình tiết ám muội để kích thích nhân tâm, “giải cơn khát”, khiến con người thành nghiện thứ thuốc phiện tinh thần này, nhưng họ quên mất rằng nghệ thuật cao hơn cuộc sống, diễn giải câu chuyện hư cấu thành hiện thực, truy cầu “ái tình” ngoài hôn nhân, thì chẳng khác nào giành được tấm vé tàu tốc hành tới địa ngục. Có người thậm chí hình thành loại nhân cách kịch tính, coi cuộc sống như mộng huyễn, thiếu lý trí thanh tỉnh đối với hiện thực. Nhiều khoảnh khắc được cho là “đẹp” trong các “phim tình cảm kinh điển” đã in sâu vào lòng người: sự diễm lệ của nụ cười nhìn lại, vẻ thê mỹ của đôi mắt đẫm lệ, tình tiết “kinh thiên địa, khốc quỷ thần”… Người ta sẽ khó mà quên được những ký ức tuổi thơ, những hồi ức thanh xuân này, chúng sẽ cùng nhau tạo nên những giá trị quan hiện đại thâm nhập nhân tâm, kích hoạt tư duy tình ái của con người, đây là thứ vũ khí diệt người lợi hại.

Liệu có bị Trời phạt vì viết một cuốn sách?

Câu “Có tình nhân cuối cùng cũng thành vợ chồng” xuất phát từ cuốn “Tây Tương Ký”, cuốn sách này đã khiến nhiều người khởi tà tư dâm niệm, tác giả Vương Thực Phủ bị quả báo, cắn phải lưỡi mà chết. Kỳ thực, nhìn từ lý niệm truyền thống, câu nói trên là sai lầm, cổ nhân cho rằng, hôn nhân do nhân duyên nghiệp báo mà thành, con người cần tích duyên tích phúc, không như giá trị quan chỉ chú trọng ái tình của con người hiện đại.

Tình không biết từ đâu, một lần đến đã sâu”, câu nói quen tai này thực chất là dòng tiêu đề trong “Mẫu Đơn Đình”, cuốn sách mô tả nam nữ chạy theo tình yêu, sử dụng những ngôn từ hoa lệ khiến nhiều người ngộ nhận mà đối kháng với lễ giáo, truy cầu tình ái phong lưu. Tác giả Thang Hiển Tổ (nhà văn nổi tiếng TQ cuối thời nhà Minh) sau khi chết, từng có người phục sinh từ cõi chết, đã nhìn thấy ông ấy ở âm gian, phải chịu thống khổ da thịt bị xé toạc.

Bản thân tỉnh ngộ

Tôi đã từng mộng tưởng về một ái tình mãnh liệt, kỳ thực là vọng tưởng lấp đầy trái tim hư vinh của mình bằng đam mê và tán mỹ. Thực ra tôi chỉ muốn trải nghiệm thế nào là “tình yêu” và tận hưởng cảm giác được yêu thương, trân trọng sâu sắc, căn bản không cần quan tâm đối phương là ai, bản chất không phải là yêu đối phương mà là yêu bản thân. Đối phương không phải cũng như vậy sao? Hai người dường như rất thích thú với bộ phim lãng mạn, nhưng họ căn bản không quan tâm ai sẽ đóng vai đối diện. Tôi cũng đã từng tin rằng ai trân trọng tôi sẽ không bao giờ quên tôi, đó thực sự là một cách nghĩ tự yêu chính mình đáng cười sau khi trí huệ bị làm cho mù quáng.

Tôi từng cảm thấy nền tảng tình cảm của mình trong hôn nhân không sâu sắc, tôi cảm thấy chỉ có cuộc hôn nhân trải qua tình yêu mãnh liệt mới có nền tảng tình cảm tốt. Thực tế có nhiều ví dụ hoàn toàn ngược lại, nhiều người giàu “đam mê” lại chuyển từ “tương ái” sang “tương sát”, trong khi những cặp vợ chồng thật thà đạm bạc lại mỹ mãn hạnh phúc. Có người thích sự kích thích, không có tâm an hưởng hạnh phúc, đem hạnh phúc ra dày vò chà đạp, tôi suýt chút nữa đã đi theo con đường này. Sau khi thanh tỉnh trở lại, tôi từ nội tâm biết trân quý cuộc hôn nhân của minh. Trước đây tôi từng không thể chịu đựng chồng, thì nay tôi từ nội tâm thiện đãi và tôn trọng chồng mình. Có thể thấy, thiện giải oán tình mới là lương sách của hôn nhân hạnh phúc, chứ không phải là chuyển sang cái gọi là “đúng người”. 

Trong hôn nhân, vợ chồng thường ít khi khen ngợi nhau, nên lời khen từ người ngoài sẽ khiến bạn cảm thấy người khác hiểu mình hơn. Đây là sai lầm do thích nghe lời ngon ngọt, bởi lời nói thật thường khó nghe. Kỳ thực người nói ra khuyết điểm của bạn là người đối đãi chân thành với bạn, không tâng bốc, không lừa dối bạn, không mưu đồ xấu đối với bạn. Có những cặp vợ chồng từng có mối tình ngọt ngào, nhưng theo thời gian, họ ngày càng coi thường nhau, cãi vã, chiến tranh lạnh, tôi cảm thấy phần nhiều là vì họ quá tham chấp ái tình, quá vọng tưởng được tán thưởng, không đạt được thì bất mãn.

Ngôn ngữ chung? Hay là nhược điểm chung của nhân tính?

Những người tôi cho là có “ngôn ngữ chung” thực chất đều có một nhược điểm nhân tính chung là tham chấp vào danh lợi tình, trong tương tác, họ luôn tâng bốc, trục lợi, tham ái, tham sắc v.v. không phải đều là màn kịch ngôn tình sao? Về biểu hiện, cái gọi là “tình yêu đích thực” thực chất là thể hiện sự yếu đuối của nhân tính. Nhưng trước đây tôi không nhìn rõ, tôi cảm thấy những gì nói đến đều là những chủ đề cao thượng mang đầy vẻ đẹp nhân văn. Nhưng tốt đẹp đó chỉ là vẻ bề ngoài, tà ác sẽ không thể hiện ra bề ngoài, Bạch Cốt Tinh khi lừa người cũng hóa thân thành hình tượng mỹ hảo lương thiện, chính vì vậy mà mê hoặc càng nhiều người, như đã đề cập ở bài trước, rằng “bề ngoài hiền lành dễ thương, nhưng bao nhiêu ác dục ẩn trong tâm”.

Những người ngoại tình kỳ thực đang tự chuốc lấy rắc rối, loại bỏ người tử tế, tìm kiếm kẻ tham dục. Người đi trước thì tiếc nuối, nhưng người đi sau vẫn bị bướm đêm thu hút vào lửa, tin rằng bản thân có sức quyến rũ độc nhất vô nhị. Sự kiêu ngạo của họ đã che mờ trí huệ của chính họ, mà bỏ qua nhân tính xấu xí do khuyết thiếu đạo đức gây ra. Điều này cũng liên quan đến những bộ phim lãng mạn, nó tẩy não họ, lợi dụng sự tự cao tự đại của con người để khiến họ cảm thấy rằng họ cũng hy hữu như những người trong phim, xứng đáng được người khác coi là tình yêu đích thực duy nhất. Đừng tin rằng bạn là người “độc nhất vô nhị”, bạn sẽ phải trả giá cho những lời mật ngọt rót vào tai mình. Hãy cảnh giác trước mê hồn thang của những lời tâng bốc. (còn tiếp)

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version